Về vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 146 - 154)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CÔNG TY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.6. Về vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng

LDN năm 2020 không có quy định rõ ràng về vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng có giá trị lớn khi không được quyết định, thông qua bởi người có thẩm quyền.

Chính vì vậy, việc xác định hợp đồng có giá trị lớn có hiệu lực hay không sẽ phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Hiện nay, BLDS năm 2015 không có quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà chỉ có quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Theo đó, một giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

- Điều kiện thứ nhất: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập (*). Chủ thể tham gia giao dịch dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Đối với cá nhân, khi tham gia giao dịch dân sự, cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, có năng lực nhận thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện giao dịch dân sự.159 Trường hợp pháp nhân tham gia giao dịch dân sự thì pháp nhân sẽ được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân.160 Đồng thời, pháp nhân là thực thể xã hội, khi tham gia vào giao dịch dân sự phải thông qua người đại diện của pháp nhân nên người đại diện khi xác lập, thay đổi, chấm dứt giao dịch dân sự cũng phải đúng với phạm vi mà người đó được đại diện.

158 Xem Bản án số 29/2017/KDTM-PT ngày 14/8/2017 về tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty. Trong vụ án này, toà án đã nhận định ông Kakazu S ký hợp

đồng thuê văn phòng nhằm mục đích chuyển văn phòng của công ty để sửa chữa, nâng cấp xây dựng lại văn phòng, kiến nghị xin điều chỉnh tăng thời gian thuê đất cho văn phòng của công ty là vì lợi ích của công ty STT. Ông Kakazu S không vụ lợi cá nhân khi ký kết và thực hiện hợp đồng trên.

159 Nguyễn Minh Tuấn, (2016), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015, Nhà xuất bản pháp, tr. 187.Tư

160 Lê Minh Hùng, (2016), Hiệu lực của hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 65.

- Điều kiện thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

Hợp đồng luôn là hành vi mang tính ý chí.161 Đó là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí, mong muốn, nguyện vọng của chủ thể khi tham gia vào giao dịch. Vì thế chủ thể phải hoàn toàn tự nguyện. Hoàn toàn tự nguyện có nghĩa là chủ thể được tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuận nội dung của giao dịch.

Trường hợp nếu không có sự tự nguyện mà chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự do bị đe doạ, cưỡng ép thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực.

- Điều kiện thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.162 Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản, các cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch dân sự.163

- Điều kiện thứ tư: Hình thức tuân theo quy định của luật: Hình thức của giao dịch là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung của giao dịch. BLDS năm 2015 xác định

“Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.164 Như vậy, có thể hiểu rằng trong trường hợp pháp luật quy định

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.165 Như vậy, một hợp đồng có giá trị lớn chỉ phát sinh hiệu lực khi thoả mãn đầy đủ bốn điều kiện nêu trên. Vấn đề vướng mắc nhất liên quan đến hiệu lực của hợp đồng có lẽ nằm ở quy định (*), các điều kiện có hiệu lực còn lại có lẽ giống như các hợp đồng thông thường khác của công ty nên tác giả luận án sẽ không luận bàn về những điều kiện này.

Về điều kiện chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập: BLDS năm 2015 quy định pháp nhân

161 Nguyễn Ngọc Khánh, (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, xuất bản Tư pháp, tr. 87.Nhà

162 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015, Điều 118.

163 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tr..

164 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015, Khoản 2

Điều 119.

165 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015, Điều 116.

tham gia giao dịch thông qua người đại diện của mình. Người đại diện của pháp nhân bao gồm: (1) người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (2) người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; và (3) người do Toà án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Toà án.166 Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Về mặt nguyên tắc, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân; nội dung uỷ quyền và các quy định khác của pháp luật167. Áp dụng vào trường hợp của hợp đồng có giá trị lớn, có thể thấy rằng, nếu pháp luật doanh nghiệp hoặc điều lệ công ty quy định người đại diện theo pháp luật của công ty chỉ được quyền quyết định đối với hợp đồng ở một mức giá trị nhất định thì người đại diện của công ty chỉ được giao kết hợp đồng nằm trong giới hạn đó. Ví dụ: theo quy định của Điều lệ tập đoàn Vingroup, HĐQT tập đoàn Vingroup có quyền quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 10% đến dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất của Tập đoàn168. Với quy định này, nếu Vingroup bán một tài sản có giá trị 15% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất của tập đoàn thì sẽ do HĐQT quyết định.

Nếu trường hợp này người đại diện theo pháp luật của tập đoàn giao kết hợp đồng mà không có được sự đồng ý của HĐQT thì người xác lập hợp đồng sẽ được coi là không có thẩm quyền đại diện.

BLDS năm 2015 lần đầu tiên đưa căn cứ xác định phạm vi đại diện là điều lệ của pháp nhân. Theo tác giả luận án, quy định này chưa thực sự phù hợp bởi vì về mặt lý thuyết, điều lệ là văn bản nội bộ của công ty, có giá trị điều chỉnh trong phạm vi công ty nên không thể được đem ra để điều chỉnh mối quan hệ của công ty với bên thứ ba. Hơn nữa, thực tiễn trong kinh doanh ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào và bao giờ các bên cũng buộc phải biết và có thể biết được điều lệ của đối tác khi họ thiết lập giao dịch. Đây là một quy định hết sức nguy hiểm169 bởi với

166 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015, Điều 137.

167 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015, Điều 141.

168 Tập đoàn Vingroup, Điều lệ tập đoàn Vingroup, ngày 31/5/2018. Truy cập tại https://ircdn.vingroup.net/storage/uploads/2018/Dieu%20le%20Tap%20doan%20Vingroup -31052018.pdf

169 PGS. TS. Đỗ Văn Đại, (2017), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 282

cách tiếp cận của BLDS năm 2015 như đã nêu trên, nếu điều lệ công ty đã quy định thẩm quyền cho các chức danh quản lý của công ty trong việc xác lập hợp đồng có giá trị lớn mà những người đó không thực hiện đúng theo quy định của điều lệ thì giao dịch đó được coi là giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện xác lập và sẽ vô hiệu (trừ các trường hợp được xác định là có hiệu lực theo quy định tại Điều 142 BLDS năm 2015).

Điều 142 BLDS năm 2015 quy định: giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện thì giao dịch đó vô hiệu, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ trường hợp người đó công nhận giao dịch hoặc biết mà không phản đối hoặc có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện. Nhìn vào quy định của Điều 142 BLDS năm 2015 có thể thấy BLDS đã bắt đầu tiếp thu những tư tưởng của thuyết đại diện do phê chuẩn và đại diện bề ngoài.

Theo đó, điểm a, b Khoản 1 Điều 142 thừa nhận khi giao dịch dân sự được thiết lập bởi người không có quyền đại diện mà sau đó người được đại diện công nhận giao dịch thì giao dịch sẽ không bị vô hiệu. Quy định này của BLDS năm 2015 về cơ bản cũng tương đồng với cách tiếp cận của pháp luật Hoa kỳ hoặc Đức về đại diện do phê chuẩn.

Tuy nhiên, BLDS năm 2015 không quy định cụ thể các nội dung về công nhận giao dịch. Hàng loạt các vấn đề về công nhận giao dịch như: ai là người có quyền công nhận giao dịch? thời gian công nhận giao dịch là khi nào? có đặt ra vấn đề hình thức của việc công nhận giao dịch không?...Sự thiếu vắng các giải thích đối với việc công nhận giao dịch đã gây ra những khó khăn khi xác định hiệu lực của giao dịch. Đã có trường hợp phán quyết của Toà cấp trên trái ngược với Toà cấp dưới về hiệu lực của hợp đồng.

Điển hình là vụ tranh chấp về trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty giữa ông Nguyễn Văn H và Kakazu S.170 Trong vụ việc này, nguyên đơn yêu cầu Toà án tuyên bố huỷ hợp đồng thuê văn phòng vô hiệu do người tham gia ký kết hợp đồng là ông Kakazu S không có thẩm quyền, vì việc này phải do Đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên hợp đồng thuê

170 Xem bản án số 29/2017/KDTN-PT ngày 14/8/2017 của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp giữa công ty và người quản lý công ty.

văn phòng là vô hiệu. Tuy nhiên, khi các bên có kháng cáo, vụ việc được đưa lên xét xử phúc thẩm thì Toà cấp phúc thẩm cho rằng hợp đồng thuê văn phòng đó vẫn có hiệu lực. Lý do là ở chỗ: mặc dù hợp đồng thuê văn phòng là do ông Kakazu S ký nhưng sau đó, hợp đồng này đã được thông qua bởi các cổ đông công ty bởi hình thức xin ý kiến bằng văn bản. Cụ thể, ngày 6/5/2015 ông Kakazu S, đại diện công ty STT ký hợp đồng thuê văn phòng, ngày 21/5/2015, Chủ tịch HĐQT công ty tổ chức họp HĐQT để xin ý kiến về việc trình ĐHĐCĐ để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở công ty. Kết quả là ngày 8/7/2015 theo Biên bản kiểm phiếu, có 5/5 cổ đông đồng ý. Toà án cấp phúc thẩm đã kết luận hợp đồng thuê văn phòng đúng quy định về hình thức, việc ký kết hoàn toàn tự nguyện, mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Vì vậy, toà phúc thẩm cho rằng việc toà sơ thẩm tuyên hợp đồng thuê văn phòng vô hiệu là không chính xác.

Theo quan điểm của tác giả luận án, phán quyết của Toà phúc thẩm trong trường hợp này là hợp lý. Tuy nhiên, Toà phúc thẩm cần phải đưa ra căn cứ để tuyên hợp đồng này vẫn có hiệu là mặc dù tại thời điểm ký kết, ông Kakazu S không có thẩm quyền (vì thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ) nhưng ĐHĐCĐ sau đó đã công nhận giao dịch trên.

Ngoài việc tiếp nhận lý thuyết về đại diện do phê chuẩn, Điều 142 BLDS năm 2015 đã có xu hướng tiếp nhận lý thuyết đại diện bề ngoài trong quan hệ đại diện.

Đại diện bề ngoài được hiểu là trường hợp một người mặc dù chưa có uỷ quyền rõ ràng từ người được đại diện nhưng đã tiến hành giao dịch thay mặt người được đại diện. Thực tế, việc này rất hay xảy ra đối với công ty vì trong quá trình hoạt động của công ty, xuất phát từ yêu cầu nhanh chóng, kịp thời của việc đưa ra các quyết định kinh doanh nên người thực thi nhiệm vụ tiến hành các giao dịch mà chưa nhận được uỷ quyền rõ ràng từ người có thẩm quyền. Như vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu khi một người hành động chưa có sự uỷ quyền như vậy thì có ràng buộc trách nhiệm của công ty đối với những giao dịch đó hay không?

Trong trường hợp này, sẽ chỉ được coi là đại diện nếu nó thoả mãn lý thuyết về đại diện bề ngoài khi hội tụ đủ hai điều kiện sau:

- Điều kiện thứ nhất: Người được đại diện theo một cách thức nào đó làm cho bên thứ ba tin tưởng rằng người sẽ thực hiện giao dịch với bên thứ ba chính là người đại diện của công ty;

- Điều kiện thứ hai: Dựa trên sự thể hiện của người được đại diện, bên thứ ba tin tưởng rằng người sẽ thiết lập giao dịch có đủ thẩm quyền đại diện và đã hành động dựa trên niềm tin ấy. Sự tin tưởng của bên thứ ba trong trường hợp này phải được coi là phù hợp, có nghĩa là bên thứ ba phải chứng minh rằng sự tin tưởng ấy là hợp lý. Tính hợp lý ở đây được hiểu là: hoàn cảnh thực tế trong trường hợp đó phải chỉ ra rằng một người trong điều kiện, tập quán kinh doanh thông thường và với mức độ cẩn trọng phù hợp sẽ nhận thấy người đại diện có đủ thẩm quyền để thực hiện giao dịch.

Đối chiếu với hai điều kiện này của thuyết đại diện bề ngoài, có thể thấy rằng, cách tiếp cận của điểm c Khoản 1 Điều 142 đang đi theo chiều hướng ngược lại với lý thuyết về đại diện bề ngoài. Thay vì đáp ứng điều kiện người được đại diện làm cho người thứ ba tin rằng người đại diện là đại diện của họ thì BLDS lại xác định người được đại diện phải có lỗi dẫn đến việc người thứ ba không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch không có quyền đại

diện. Theo lý thuyết về đại diện bề ngoài, việc một người khách hàng vào ngân hàng thực hiện giao dịch gửi tiền với nhân viên giao dịch của ngân hàng thì giao dịch đó sẽ luôn có hiệu lực bởi vì nó thoả mãn hai điều kiện theo lý thuyết về đại diện bề ngoài: (1) nhân viên giao dịch của ngân hàng, người ngồi trong quầy giao dịch tại ngân hàng đã làm cho người khách tin tưởng rằng nhân viên giao dịch chính là người đại diện của ngân hàng, có đủ thẩm quyền để thực hiện giao dịch với mình và (ii) người khách hàng đã hành động dựa trên niềm tin ấy. Việc nhân viên ngân hàng đó có thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống ngân hàng để ghi nhận giao dịch đó hay không sẽ không có giá trị để xác định hiệu lực giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu theo cách tiếp cận của BLDS năm 2015 thì để giao dịch đó có hiệu lực phải chứng minh ngân hàng đã có lỗi làm cho người khách hàng không biết được nhân viên giao dịch của ngân hàng không có thẩm quyền đại diện. Chưa tính

đến việc chứng minh yếu tố lỗi của người được đại diện là khó khăn mà còn phải chứng minh người khách hàng không biết người nhân viên ngân hàng không có thẩm quyền đại diện. Đây là một cách tiếp cận đi ngược lại với lý thuyết đại diện bề ngoài và hơn nữa đại diện bề ngoài hoàn toàn không đề cập đến yếu tố lỗi của người được đại diện. Vì thế, điểm c Khoản 1 Điều 142 cần phải được xem xét lại.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, xu hướng các phán quyết của Toà án là áp dụng lý thuyết về đại diện bề ngoài để công nhận hiệu lực của các hợp đồng do người trong công ty thực hiện mặc dù người này không có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ hoặc các văn bản nội bộ của công ty. Có thể xem xét vụ việc sau:

Ngày 20/7/2011, bà Đinh Thị T và Công ty cổ phần đầu tư phát triển MN (“công ty MN”) ký kết hợp đồng vay tiền phục vụ sản xuất kinh doanh số 02/04- 2011/HĐVT với nội dung: bà T cho công ty MN vay số tiền bảy tỷ đồng (7,000,000,000 đồng), thời hạn vay 06 tháng, lãi suất 13,5%/năm. Để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán tiền vay và tiền lãi vay theo hợp đồng, công ty MN đề nghị Ngân hàng N chi nhánh T phát hành thư bảo lãnh thanh toán cho bà T số tiền bảy tỷ bốn trăm tám mươi ba triệu đồng (7,483,000,000 đồng). Ngày 21/7/2011, giám đốc Ngân hàng N – chi nhánh T phát hành Thư bảo lãnh số 1480VSB201100217 trong đó Ngân hàng cam kết vô điều kiện, không huỷ ngang và không yêu cầu công ty MN phải xem xét trước, sẽ thanh toán cho bà T số tiền bảy tỷ bốn trăm tám mươi ba triệu đồng (7,483,000,000 đồng) trong vòng 05 ngày sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của bà T và chỉ cần nêu số tiền phải thanh toán mà không cần phải nêu bất cứ lý do nào khác.

Cũng trong ngày 21/7/2011, giám đốc chi nhánh Ngân hàng N – chi nhánh T có văn bản số 217 xác nhận việc phát hành Thư bảo lãnh thanh toán là có thực và đúng thẩm quyền của giám đốc ngân hàng. Ngày 26/7/2011, bà T đã chuyển số tiền bảy tỷ đồng (7,000,000,000 đồng) bằng Uỷ nhiệm chi vào tài khoản 148.9291.006.966 của công ty MN tại Ngân hàng N – chi nhánh T. Công ty MN cũng đã có văn bản số 0207/2011 xác nhận đã nhận đủ số tiền nêu trên. Tuy nhiên, kết thúc thời hạn vay, công ty MN đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã thoả thuận tại hợp đồng số 02/07-2011/HĐVT. Bà T đã nhiều lần yêu cầu Ngân

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 146 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(208 trang)
w