Về thẩm quyền quyết định việc xác lập hợp đồng có giá trị lớn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 112 - 120)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CÔNG TY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.2. Về thẩm quyền quyết định việc xác lập hợp đồng có giá trị lớn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thẩm quyền quyết định, chấp thuận việc xác lập hợp đồng có giá trị lớn được quy định như sau:

- Đối với công ty hợp danh:

Trong mô hình tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh, việc quyết định đối với hợp đồng có giá trị lớn nằm trong tay thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn chỉ được tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ111. Đối với hợp đồng có giá trị lớn, khoản 3 Điều 182 LDN năm 2020 quy định: nếu điều lệ công ty không quy định khác thì quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty; quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn sẽ phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành.

Quy định tỷ lệ ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chỉ có ý nghĩa khi công ty hợp danh có từ bốn thành viên hợp danh trở lên. Khi công ty hợp danh có hai hoặc ba thành viên hợp danh thì đòi hỏi tất cả các thành viên hợp danh phải đồng ý.

Với quy định tại Điều 182 LDN năm 2020, nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì thành viên góp vốn trong công ty hợp danh sẽ không được tham gia vào việc biểu quyết để đưa ra quyết định đối với hợp đồng có giá trị lớn. Ở đây chúng ta thấy rằng pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam đi theo khuynh hướng hạn chế quyền của thành viên góp vốn trong CTHD đến mức tối đa. Theo đó, thành viên

111 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 2020, điểm a khoản 1 Điều 182.

góp vốn “không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành các công việc kinh doanh nhân danh công ty”.112 Họ chỉ có các quyền cơ bản của chủ sở hữu vốn, nhà đầu tư vào doanh nghiệp như: được định đoạt phần vốn góp vào công ty; được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp; được chuyển nhượng phần vốn góp; được chia phần tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; được cung cấp báo cáo tài chính, xem xét sổ sách kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch và hồ sơ tài liệu của công ty; được tham gia họp, thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. So với quy định pháp luật của các nước, cách tiếp cận này có phần hạn chế bởi vì về mặt lý thuyết, thành viên góp vốn khi tham gia đầu tư vào CTHD với mục đích hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó. Bởi vậy, thành viên góp vốn cũng phải được tham gia vào quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, ví dụ: ở Hoa kỳ, thành viên góp vốn trong loại hình công ty hợp danh hữu hạn có các quyền sau:

+ Chấp nhận việc có thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn;113 + Sửa đổi điều lệ công ty;114

+ Chuyển nhượng tất cả hoặc phần lớn tài sản của công ty không trong điều kiện bình thường115

+ Chấp nhận cho thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn rút khỏi công ty;116 + Quyết định về việc giải thể công ty;117

+ Thông qua, sửa đổi, huỷ bỏ kế hoạch chuyển đổi hoặc sáp nhập công ty118.

112 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 2020,

điểm b khoản 2 Điều 182.

113 Luật thống nhất về hợp danh trách nhiệm hữu hạn năm 2001 của Hoa Kỳ, (2001), khoản

3 Điều 301, khoản 4 Điều 401.

114 Luật thống nhất về hợp danh trách nhiệm hữu hạn năm 2001 của Hoa Kỳ, điểm b khoản

1 Điều 406.

115 Luật thống nhất về hợp danh trách nhiệm hữu hạn năm 2001 của Hoa Kỳ, điểm b khoản

3 Điều 406.

116 Luật thống nhất về hợp danh trách nhiệm hữu hạn năm 2001 của Hoa Kỳ, điểm b

117 Luật thống nhất về hợp danh trách nhiệm hữu hạn năm 2001 của Hoa Kỳ, Điều 801.

102

Đối với hợp đồng chuyển nhượng tất cả hoặc phần lớn tài sản của công ty (như đã phân tích ở trên, đây chính là hợp đồng có giá trị lớn), thành viên góp vốn trong công ty hợp danh ở Hoa kỳ có quyền tương đương với thành viên hợp danh trong việc quyết định đối với những hợp đồng này. Đây là một cách tiếp cận hợp lý bởi suy cho cùng nếu hợp đồng có giá trị lớn rủi ro thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của thành viên góp vốn. Vì vậy họ phải được quyết định đối với loại hợp đồng này.

Từ phân tích trên có thể thấy rằng việc nghiên cứu bổ sung các quy định để đảm bảo quyền lợi của thành viên góp vốn đối với việc quyết định hợp đồng có giá trị lớn trong luật doanh nghiệp Việt Nam là thực sự cần thiết.

- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

LDN năm 2020 đã khắc phục khiếm khuyết trong quy định của LDN năm 2014 liên quan đến thẩm quyền xác lập hợp đồng có giá trị lớn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo đó, LDN năm 2014 quy định hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ có quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty119. Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm tất cả các thành viên của công ty TNHH, là các chủ sở hữu của công ty. Hội đồng thành viên có số lượng từ hai đến năm mươi thành viên (do giới hạn về thành viên của công ty TNHH không được quá năm mươi) và là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty trong đó có hợp đồng có giá trị lớn. Ở đây, giới hạn mà Điều 56 LDN năm 2014 đưa ra là hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên chỉ có quyền quyết định đối với các hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản mà không có thẩm quyền quyết định các hợp đồng khác mặc dù có thể những hợp đồng đó có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty. Đây cũng là một điểm bất cập của LDN năm 2014.

118 Luật thống nhất về hợp danh trách nhiệm hữu hạn năm 2001 của Hoa Kỳ, Điều 1103 và 1107.

119 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 2014, điểm d Khoản 2 Điều 56.

Điểm d khoản 2 Điều 55 LDN năm 2020 đã khắc phục khiếm khuyết của quy định trên theo hướng hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên có quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định.

- Đối với công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty120.

Trường hợp công ty TNHH mà chủ sở hữu công ty là tổ chức thì chủ sở hữu công ty có quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty121;

Trường hợp công ty TNHH mà chủ sở hữu là cá nhân thì chủ sở hữu công ty có quyền quyết định đối với tất cả các hợp đồng dù cho hợp đồng đó có giá trị lớn hay không lớn bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 76 LDN năm 2020, chủ sở hữu công ty có quyền quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

- Đối với công ty cổ phần

Do đặc điểm của mô hình quản trị công ty cổ phần có sự hiện diện của HĐQT là bộ phận quản lý công ty bên cạnh chủ sở hữu và bộ phận điều hành công ty nên LDN năm 2020 ngoài việc ghi nhận quyền của chủ sở hữu công ty trong việc quyết định đối với hợp đồng có giá trị lớn còn ghi nhận và quy định quyền thông qua của HĐQT đối với loại hợp đồng này, cụ thể như sau:

+ ĐHĐCĐ sẽ quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.122

120 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 2020,

121 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 2020,

điểm e, khoản 1 Điều 76.

104

+ HĐQT công ty cổ phần có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.123

Nhìn vào quy định này có thể thấy rằng trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác thì cả ĐHĐCĐ và HĐQT đều có thẩm quyền đối với hợp đồng có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của công ty trở lên. Điểm khác nhau trong việc phân định thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT công ty cổ phần là ĐHĐCĐ quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của công ty trở lên. Có nghĩa là tất cả những hợp đồng khác mặc dù trên 35% tổng giá trị tài sản của công ty nhưng không phải là việc đầu tư, bán tài sản thì HĐQT của công ty sẽ chấp thuận, thông qua.

Quy định của LDN năm 2020 về phân định thẩm quyền quyết định đối với hợp đồng có giá trị lớn không mới so với quy định của LDN năm 2014. Thực tiễn cách tiếp cận này đã gây ra những hệ luỵ không cần thiết cho quá trình thực thi. Do cả ĐHĐCĐ và HĐQT đều có thẩm quyền quyết định đối với những hợp đồng có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của công ty nên đòi hỏi các bên khi tham gia xác lập hợp đồng phải xác định đó là hợp đồng loại gì: bán hay mua tài sản? cho thuê hay thuê?

Cho vay hay vay?... Để từ đó xác định thẩm quyền xác lập hợp đồng. Vô hình chung điều này đã gây ra những rắc rối không đáng có trong quá trình thực thi. Để tránh những rắc rối nêu trên, LDN năm 2020 và Điều lệ của các công ty nên tiếp cận theo hướng phân chia rõ ràng thẩm quyền quyết định giữa ĐHĐCĐ và HĐQT dựa trên các mức tỷ lệ hoặc giá trị hợp đồng khác nhau. OECD đã đưa ra một thông lệ tốt là kinh nghiệm của Nga trong việc phân định thẩm quyền quyết định đối với hợp đồng có giá trị lớn. Theo đó, các giao dịch có giá trị từ 25% - 50% giá trị tài sản công ty theo sổ sách sẽ do HĐQT phê duyệt còn các giao dịch có giá trị trên 50% giá trị tài sản của công ty sẽ thuộc thẩm quyền chấp thuận của ĐHĐCĐ.124 Thực tiễn trong

123 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp 2020, điểm khoản 2 Điều 153.h

124 Dự án quản trị công ty tại Việt Nam của IFC, (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 464.

thời gian qua, nhiều công ty ở Việt Nam đã tự phân định thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT công ty trong việc quyết định đối với hợp đồng có giá trị lớn dựa trên các mức giá trị khác nhau và ghi nhận trong Điều lệ hoặc văn bản nội bộ của công ty. Ví dụ như tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam: ĐHĐCĐ có quyền quyết định đầu tư, mua, bán tài sản có giá trị trên 20% vốn điều lệ được ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất; HĐQT quyết định việc đầu tư, mua, bán tài sản có giá trị từ 10-20% vốn điều lệ.125 hoặc tại Tập đoàn Vingroup, ĐHĐCĐ sẽ quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 50%, HĐQT được quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 10% đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất.126 Rõ ràng, việc quy định tỷ lệ hoặc giá trị riêng biệt của hợp đồng là căn cứ xác định thẩm quyền của ĐHĐCD và HĐQT đã không tạo ra những vướng mắc, bất cập không cần thiết trong quá trình thực thi các quy định này.

Trong các điều luật của LDN năm 2020, các nhà làm luật đã sử dụng thuật ngữ

“quyết định” hoặc “thông qua” khi quy định về thẩm quyền của ĐHĐCĐ, HĐQT, HĐTV công ty. Xét về mặt ngữ nghĩa, “quyết định” là định ra một cách dứt khoát việc sẽ làm trong khi đó thuật ngữ “thông qua” được hiểu là đồng ý chấp thuận cho được thực hiện sau khi đã xem xét, thảo luận127. Với nội hàm về mặt thuật ngữ như thế này, có thể hiểu rằng ĐHĐCĐ khi quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản có nghĩa là tự ĐHĐCĐ thấy rằng việc đầu tư hoặc bán tài sản là việc công ty cần phải làm và sẽ làm. Khi đã quyết định như vậy, thì nội dung của quyết định đó sẽ được ghi nhận trong Nghị quyết của ĐHĐCĐ và nội dung đó sẽ thường được giao cho HĐQT trong công ty thực hiện.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu khi ĐHĐCĐ đã thông qua Nghị quyết liên quan đến việc đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị lớn thì sau đó, khi hợp đồng đã được dự thảo có cần phải tổ chức họp ĐHĐCĐ để thông qua dự thảo đó hay không?

125 Điều lệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, điểm o khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 55, truy cập ngày 16/8/2019,

https://www.techcombank.com.vn/file/6.1.%20DIEU%20LE%20TCB_VN.pdf.

126 Tập đoàn Vingroup, Điều lệ Tập đoàn Vingroup, truy cập tại

https://ircdn.vingroup.net/storage/uploads/2018/Dieu%20le%20Tap%20doan%20Vingroup -31052018.pdf. truy cập ngày 16/8/2019

127 Viện ngôn ngữ học, “Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông,” trang 875.

Câu trả lời có lẽ là không bởi trên thực tế khi ĐHĐCĐ đã thông qua nghị quyết thì HĐQT có nghĩa vụ thực hiện. Có chăng đó chỉ là cơ chế báo cáo của HĐQT về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao mà thôi. Về thẩm quyền của HĐQT: HĐQT công ty cổ phần thông qua hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Quyền này của HĐQT được hiểu là bộ phận điều hành của công ty sẽ chuẩn bị dự thảo hợp đồng trên cơ sở thương thảo với đối tác và dự thảo này sẽ được trình lên HĐQT của công ty, các thành viên HĐQT sẽ xem xét, thảo luận và quyết định. Trường hợp nếu HĐQT đồng ý hoặc không đồng ý thông qua hợp đồng thì nội dung đó sẽ được ghi nhận trong nghị quyết, ví dụ: “Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển ĐQ thống nhất về việc chấp thuận giao dịch mua bán bông với Công ty Cổ phần đầu tư 3GR trong phạm vi thẩm quyền của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp”128.

Trên thực tế sẽ có những trường hợp HĐQT không hoàn toàn đồng ý cũng không hoàn toàn không đồng ý với nội dung dự thảo hợp đồng mà HĐQT sẽ đồng ý với một số điều kiện nhất định. LDN năm 2020 không có quy định nào đề cập đến vấn đề này. Trên thực tiễn, trong điều kiện HĐQT không thể trực tiếp đàm phán nội dung hợp đồng với đối tác thì thường họ sẽ xử lý theo hướng đưa ra những điều kiện nhất định trong nghị quyết. Thiết nghĩ, điều lệ của các công ty cũng nên quy định về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 112 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(208 trang)
w