Khẳng định chính nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc

Một phần của tài liệu Tiễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ (Trang 41 - 54)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1. Diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nhìn từ lập trường, ý thức hệ cộng đồng

2.1.1. Khẳng định chính nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc

Trong tác phẩm Chiến tranh và cách mạng, theo Lê – nin “vấn đề cơ bản về tính chất giai cấp của chiến tranh, về những nguyên nhân gây ra chiến tranh, về những giai cấp tiến hành cuộc chiến tranh đó, về những điều kiện lịch sử và lịch sử – kinh tế đã gây ra cuộc chiến tranh đó” [11, tr.22], trên cơ sở đó chiến tranh được chia thành hai loại: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

Như vậy, cuộc kháng chiến trường kì kéo dài suốt ba mươi năm mà dân tộc Việt Nam đã đổ bao xương máu để giải phóng dân tộc là cuộc chiến tranh nêu cao chính nghĩa. Bởi dân tộc ta bị buộc vào tình thế chỉ có con đường đứng lên chiến đấu. Năm 1946, chúng ta vừa giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật và triều đình nhà Nguyễn thì Pháp quay trở lại xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài suốt chín năm. Máu chưa kịp khô, nước mắt chưa kịp ráo thì năm 1954 chiến tranh lại bùng nổ. Mỹ đem 50 vạn quân ồ ạt nhảy vào miền Nam, dùng không lực đánh phá miền Bắc, cả nước chìm trong khói lửa chiến tranh.

Phải cầm súng chống lại kẻ thù, giành độc lập, tự do cho đất nước là con đường duy nhất của dân tộc ta. Giải phóng dân tộc bằng những cuộc chiến tranh cách mạng âu cũng là số phận của dân tộc ta. Không có cuộc chiến nào là tốt đẹp nhưng cuộc chiến chính nghĩa dù đổ máu, mất mát, hi sinh,… thì dân tộc ta có quyền tự hào.

Ba mươi năm cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam đã tạo nên bao sự tích anh hùng có tên và không tên. Theo Nguyễn Huy Tưởng: “Thời đại chúng ta sống là một thời đại phi thường, một thời đại của “sử thi”, các tướng lĩnh và toàn thể đồng bào đem xương máu sáng tạo nên hàng nghìn, hàng vạn sự tích bi tráng, dọn thành một kho vô tận tài liệu cho văn nghệ mới” [28, tr.17].

Dân tộc ta đã sống yêu thương, đoàn kết, hi sinh,… để tạo nên sức mạnh thần thánh. Và hiện thực, con người trong chiến tranh đi vào tiểu thuyết như một quy luật phản ánh cần thiết để nhắc cho những thế hệ đã đi qua cuộc chiến và những thế hệ mai sau nhớ cũng như tự hào về dân tộc Việt Nam bất khuất.

Văn học ta đã lên án mạnh mẽ tính chất vô nhân đạo của những cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời khẳng định lý tưởng giải phóng dân tộc và giải phóng con người, chủ nghĩa anh hùng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

2.1.1.1. Khẳng định chính nghĩa của dân tộc ta, nhân dân ta và tính chất vô nhân đạo, phi nghĩa của kẻ thù

Viết về chiến tranh, cũng như tất cả những nhà văn của chúng ta cố gắng đi từ việc mô tả, tái tạo lại những bức tranh về chiến tranh đến vươn lên tìm tòi, đặt ra và lí giải những vấn đề đạo đức, triết lí, tâm lí của con người nảy sinh trong chiến tranh, Lê Khâm – Phan Tứ cũng vậy. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội đặc biệt, cái hoàn cảnh bất bình thường ấy bao giờ cũng gắn liền với sự tàn phá, chết chóc,… mà xét đến cùng thì những mất mát, đau thương đều bắt nguồn từ những kẻ gây chiến. Bên cạnh những bản anh hùng ca, tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ cũng dành không ít trang phê phán, tố cáo những tội ác man rợ của kẻ thù đối với những người cộng sản, những người dân lương thiện. Hình ảnh dân tộc Việt Nam trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ hiện lên càng ngời sáng với tinh thần chính nghĩa, nhân đạo, anh dũng, bất khuất bao nhiêu thì hình ảnh kẻ thù cướp nước càng xù xì, gai góc, tàn bạo gấp bấy nhiêu lần.

Cao đẹp thay hình ảnh bà mẹ Việt Nam lẳng lặng đắp một manh chiếu lên cái xác lính Mỹ vừa mới nãy đây còn cầm súng chĩa vào dân làng. Tên lính ấy, khi còn sống là kẻ thù nhưng chết rồi thì đấy chỉ là một con người bình thường.

Bà mẹ ấy cũng thương lắm cho người mẹ Mỹ bên kia trái đất có đứa con bị kéo vào cuộc chiến tranh phi nghĩa để rồi chết trận. Và lòng nhân đạo, chính nghĩa càng tỏa sáng khi mẹ dành một mảnh đất để người chết nằm cho ấm xương:

Mẹ Sáu lẳng lặng ôm tới một chiếc chiếu cũ, trùm kín được hai phần ba thằng Mỹ. Mẹ nói chậm với cái xác:

- Mày còn sống thì dao phay dao chuối tao cũng a vô tao chặt. Mày chết rồi, thôi… Tao thương là thương bà mẹ đẻ ra mày, chưa nhờ đỡ gì mà phải nắm đùm cơm gói đi tìm mả con. Cho mày miếng đất góc rào đó, nằm cho ấm xương đợi mẹ mày tới nhận, kiếp sau làm con người thì bỏ nghề ăn cướp đi nghen! [35, tr.506].

Dân tộc ta chỉ căm thù bọn giặc đi cướp nước, thù những kẻ cầm súng bắn vào đồng bào mình. Họ sẵn sàng một mất một còn khi đối mặt với kẻ thù trên chiến trường nhưng khi kẻ thù buông súng thì chúng ta sẵn sàng khoan hồng.

Có điều gì đó nghịch lí khi so sánh hai bữa ăn của tù binh Mỹ và những chiến sĩ của ta trong những ngày khó khăn, gian khổ:“Chặt thịt gà to miếng, rán thơm nức mũi, để dành cho tù binh ăn, trong khi chúng tôi bẻ sắn luộc chấm muối ớt” [36, tr.629]. Nhưng càng ngẫm ta mới càng thấu hiểu những nghĩa cử ấy ẩn chứa biết bao nỗi niềm của một dân tộc cao thượng. Chiến tranh đã đổ máu quá nhiều rồi, chỉ cần tinh thần nhân đạo của ta cảm hóa kẻ thù thành bạn đồng minh thì dân tộc sẽ giảm bớt đi phần nào xương máu:

Những người Mỹ có lương tri sẽ nghĩ sao nếu có thêm có một đứa con phạm tội của họ rơi vào tay ta, ít lâu sau lại thấy quay về với họ? Nó chữa được bệnh ma túy, nó hết hay là bớt thói du côn nghiện bắn giết, đầu mình tay chân không hề có dấu roi đòn cùm kẹp nào, cả phần xác và phần hồn của nó đều lành mạnh hơn khi bị bắt. Bấy nhiêu thôi cũng đủ nhét đất vô miệng những đứa chửi thuê ăn đô la [36, tr.709].

Tinh thần nhân đạo ấy không chỉ lần đầu xuất hiện trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà nó thật sự đã trở thành truyền thống đối với một đất nước, một dân tộc liên tiếp đối diện với ngoại xâm:

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh,

Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc;

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi).

Trái ngược với tinh thần nhân đạo của dân tộc ta, chiến tranh đối với những kẻ khát máu là tàn phá, là giết chóc, là tàn sát. Chúng tắm máu dân tộc ta trong những trận càn quét, những trận mưa bom, bão đạn không tha cho bất cứ

người dân vô tội nào. Chiến tranh là cái chết hiện hữu trong cuộc sống thường nhật cùng với sự tàn bạo của kẻ thù. Nó trở thành một nỗi ám ảnh cho những người còn sống khi đã bước qua cuộc chiến.

Chỉ trong vòng ba mươi năm bị gót giày ngoại xâm của Pháp, Nhật, Mỹ giày xéo, một nước vốn đã nghèo lại càng xác xơ hơn. Đất nước phủ một màu tang của lòng căm thù. Ranh giới giữa cuộc sống và cái chết như một sợi chỉ mỏng manh. Cái chết lẩn khuất đâu đó bên cạnh cuộc sống. Một bãi biển đẹp khiến nhiếp ảnh gia say sưa nhưng bên dưới:“bãi Mỹ Khê bây giờ còn chôn hàng trăm “ông bà bên kia”, thỉnh thoảng người ta đào được những xác còn dây trói ké, mang vết dao cắt cổ hay rạch bụng”, [36, tr.319]. Hơn hai triệu đồng bào ta chết trong nạn đói 1945: “Bãi xác trải rộng ra mãi trong nạn đói”

[37, tr.210]; “người chết và hàng cháy không ngớt, nhưng các chuyến vẫn chạy cả ngày lẫn đêm, thả rơi vãi dọc đường những xác thui đen và thân hình đẫm máu, trút xuống các ga những vợ mất chồng, bầy trẻ lạc cha mẹ” [37, tr.54].

Đánh đuổi được Pháp, Nhật thì Mỹ lại đổ bộ vào. Chỉ trong vòng ba năm bước đến Việt Nam, theo thống kê, Mỹ đã thả xuống miền Bắc của mảnh đất hình chữ S đến 634.000 tấn bom, nhiều hơn cả số bom ném xuống Thái Bình Dương và Châu Á trong suốt thế chiến thứ hai. Thật khó thể tưởng tượng rằng dân tộc Việt Nam vẫn sống, vẫn chiến đấu trong hiện thực chiến tranh khắc nghiệt ấy. Bom đạn không chừa một đâu, từ thôn làng: “Làng Lộc Chánh đã ngập một nửa trong khói. Cối và phóng lựu M79 của quân bộ ngoài trảng phóng vào như mưa đá. Nhiều đám cháy…” [36, tr.479]; “Mấy nhà bị thổi bay tóe mỗi nơi một tấm tranh. Các vườn hư nặng. Những cành mít giòn gãy lìa vung vãi.

Cau và tre bị chém ngang hông, thân gục nhưng ít chịu đứt rời khỏi gốc” [36, tr.510] đến chiến khu: “Trên miền căn cứ này, tụi Mỹ sẵn sàng trút cả trăm tấn bom trên một dấu vết nhỏ nhất của sự sống. Chúng không muốn cho ai tồn tại dưới đôi cánh in sao trắng sọc trắng!” [36, tr.759]. Không khí chiến tranh lan

rộng từ miền Nam đến miền Bắc, từ phố lớn đến phố nhỏ, từ ngõ này sang ngõ khác, từ nhà này sang nhà khác,… Cả đất nước Việt Nam chìm trong khói lửa.

Đời người sinh ra, lớn lên và chết theo quy luật sinh lão bệnh tử nhưng đời người sinh ra trong thời chiến đôi khi chưa kịp lớn lên, chưa kịp trưởng thành, chưa kịp biết thế nào là bệnh thì kẻ thù đã đem lưỡi hái tử thần đến lấy đi sinh mạng. Không phải chết một người mà chết một lúc nhiều người. Độc giả xé lòng khi những người dân vô tội chết tức tưởi trong cái ấp chiến lược khóa kín cổng, dưới thì nước dâng, trên thì mảnh xối, xung quanh là dây thép gai vây chặt với mìn chôn dày đặc bên dưới:

Mảnh xối chủm chủm như mưa đá. Ông già khoác tay nải nằm nghiêng trên nóc nhà, mảnh xăm mứt gừng vào hông. Một chị áo quần đen đang ngồi bỗng gục xuống, chống tay nhỏm lên, vòi máu phì ngang cổ. Em nhỏ níu tay mẹ, cố gì lại. Cả hai lăn xuống nước. Trên chạc cành đa có một cô gái nằm sắp, tay chân buông thõng, tóc rủ, cả chục chấm máu loang nhanh trên áo hoa cà. Cạnh đấy, một bàn tay nhô lên chới với, khoắng mặt nước, chụp vào không khí vài lần, biến mất [36, tr.42].

Đau đớn biết mấy khi chứng kiến cảnh người mẹ và ba đứa con gục trên vũng máu, trong ấy có một sinh linh vừa mới chào đời:

Người đàn bà chúi về trước, lộn một vòng, lật ngửa. Cái gói rơi sang bên.

Hai đứa nhỏ dừng lại. Súng rẹt dài. Một đứa lăn bên chân mẹ. Một đứa ngồi im, ngửa mặt nhìn lên. Những chấm bụi lại vọt lên phùn phụt chung quanh mấy hình người xộc xệch và cái gói đang quẫy – một mạng mới sinh [36, tr.825].

Và cái cảnh đứa bé mới chập chững biết đi, vừa chỉ mới bập bẹ được mấy tiếng chết không toàn thây lại càng nhức nhói hơn:

Một hố lòng chảo nằm giữa. Ba bốn người đi quanh, cúi dòm kĩ. Một vết máu. Nhiều vết máu nhỏ, đất rơi lấp gần kín. Ai đó đã chặt trải hai tàu lá chuối, trên đó đặt một cánh tay bị xé ngang vai, khúc chân đứt từ gối trở

xuống, tất cả đều trắng, bụ bẫm, đều sống nguyên, tươi rói, không thể chết [36, tr.335];

Em Liêm chạy lao tới sân, một mảnh bom xé lỗ toang hoác bên hông. Bé Tuấn, ôi, không phải nó, vẫn là nó… một con heo sữa quay vụng chỗ vàng chỗ đen, bốn chân chặt cụt tới khuỷu, đầu teo lại bằng cái nắm tay méo mó… [37, tr.497].

Cảnh chết chóc, tang thương tràn khắp xóm làng: “Mới mấy năm ngừng tiếng súng, Mỹ – Diệm đã giết sáu mươi bảy mạng, vừa mổ bụng giữa chợ vừa nhét bao thả sông. Nó cắt đầu con bỏ trên mâm, bắt mẹ bưng mà không cho khóc...” [35, tr.658].

Làm sao sống mãi với những mất mát, đau thương ấy? Lẽ tất nhiên là dân tộc ta phải đứng dậy chiến đấu để giành lại độc lập tự do. Trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù, không biết bao nhiêu chiến sĩ đã ngã xuống khi chưa kịp nhìn thấy nền hòa bình mà mình đã đánh đổi bằng máu. Những người chiến sĩ ấy đến phút cuối vẫn kiên cường, bất khuất, hiên ngang đối diện với cái chết vì lí tưởng. Sự hi sinh của họ càng nêu cao tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta và càng tố cáo tội ác dã man của những kẻ xâm lược. Đó là anh chiến sĩ Lích: “Nó đặt anh Lích nằm trên bàn, gọi dân đến. Ruột anh lòng thòng, mắt còn chớp. Nó rút dao mổ bụng lấy lá gan... Anh còn chửi, còn thở... Đây này, mỗi người phải bỏ ra hai đồng mua một miếng gan” [35, tr.350]. Đó là chị Biền: “Hắn rút dao găm rạch bụng chị Biền, móc gan, lấy túi mật bỏ vào ve rượu. Chị Biền kêu to: Bác Hồ ơi, bà con ơi, trả thù cho tôi”, hắn đưa dao cắt đứt cổ họng chị” [36, tr.461]. Đó là anh Chẩn bị giặc tra tấn man rợ nhưng vẫn không hé một lời khai báo. Chúng lần lượt chặt tay trái, rồi tay phải, rồi chân trái, rồi chân phải, anh vẫn im lặng. Và trước lúc chết vẫn hô to: “Tao chính tên là Hồ Văn Chẩn, Bảy Chẩn, tỉnh ủy viên Quảng Nam, đến hơi thở cuối cùng vẫn tự hào là người cộng sản, không hề khai báo một câu, không hề phản dân phản Đảng. Tao chết để cho dân mình sống, Đảng mình sống” [38, tr.127].

Đó là anh Mộc: “Mộc hi sinh tại chỗ, trước khi chết còn đập lựu đạn chết hai tên địch. Chúng chặt xác Mộc ra từng mảnh ném xuống đầm, mang đầu về bêu cửa đồn” [35, tr.126],… Những chiến sĩ ấy đã hi sinh nhưng cái chết của họ chính là những tấm gương cho những người sau, là bài học ghi nhớ tội ác của kẻ thù, là bản huyết thư kêu gọi đấu tranh giải phóng dân tộc.

Một tù binh Pháp, Mỹ rơi vào tay Việt minh được đối xử đúng luật với một tù binh chiến tranh. Nhưng một chiến sĩ của ta rơi vào tay địch lại bị tra tấn bằng những cực hình khủng khiếp nhất,“một chiến sĩ giải phóng rơi vào tay quân đội Mỹ chỉ là “một tên phiến loạn bị bắt”, không hề được ghi là P.O.W…. Muốn đánh, muốn giết, muốn giải phẫu sống tùy ý” [36, tr.785]. Nhẹ thì “roi ba cạnh, bình điện, rồi nước vôi, nước ớt, nước xà phòng”, nặng thì đốt da, rứt thịt, đóng đinh, mổ bụng,… Người chết rất nhiều mà người may mắn sống sót thân thể cũng chịu những di chứng suốt đời. Đó là hình ảnh của những người yêu cách mạng như Năm Bưởi:

Sau nhiều năm ở tù, nhiều đợt tra tấn quá dữ, Bưởi về nhà với thân hình còm cõi, hay khạc ra máu, mang thêm nỗi đau phải trả thằng Chung cho Hai Khánh, cha nó. Cô xã đội ngổ ngáo năm xưa, với gò má nhọn và nhiều mụn cá, dám ngồi rèn hay đánh búa chẳng thua ai, đi đâu cũng khoác cây súng kỵ binh Nhật, lý sự đến mức bị gọi lóng là Năm Nhím. Nay chỉ là người đàn bà khặc khừ, xếp loại A bảng đen, cấm ra khỏi thôn, mà không cấm cũng không tự đi nổi [38, tr.146].

Đó là chị S.22, Chú Luân (Mẫn và Tôi), Cả Chanh, chị Sáu Lễ (Người cùng quê),… ít nhiều đều mang trên người những di chứng của đòn tra tấn tù đày.

Xuất phát từ một quan niệm chuẩn xác về hiện thực đời sống: “Bức tranh cần có màu sáng lẫn màu tối, bản nhạc cần có cả nốt thanh lẫn nốt trầm” [110], bút pháp hiện thực tỉnh táo của Lê Khâm – Phan Tứ không né tránh những đau thương, mất mát của chiến tranh. Bởi lẽ dù có bi thương nhưng cái bi thương ấy không khiến con người bi lụy mà chỉ càng làm dâng cao lòng căm thù, càng làm

tăng thêm sức mạnh để người còn sống lấy lại công bằng, lẽ phải cho lớp người đã sẵn sàng lấy thân mình lót đường cho thế hệ sau bước tiếp.

2.1.1.2. Cất lên tiếng nói khát vọng được ra trận đánh giặc

Chiến tranh! Hai từ ngắn gọn ấy lại chứa đựng biết bao nỗi đau, mất mát, hi sinh. Không một dân tộc nào muốn sống trong chiến tranh. Dân tộc Việt Nam cũng vậy! Nhưng thực tế đã chứng minh, để được sống, người Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là quật khởi, là cầm súng chống lại kẻ thù xâm lược. Lí tưởng sống của những lớp người sinh ra trong thời chiến là được ra trận, được chiến đấu chống lại kẻ thù. Đó là những con người xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, họ sẵn sàng chấp nhận hi sinh, lấy thân mình lót đường cho đồng đội tiến lên. Sống làm gì khi đất nước chưa một ngày được bình yên? Làm sao có thể có hạnh phúc khi gót giặc ngoại xâm vẫn ngày ngày giày xéo lên dân tộc ta? Làm sao có thể ngồi yên khi máu dân tộc vẫn cứ đổ? Chỉ còn một con đường thôi:

“Phải cầm súng đạn mà chống lại súng đạn” [35, tr.376]. Ra trận thôi! “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”(Lê Mã Lương). Đó là khát khao của bất kì người Việt Nam yêu nước nào được sinh ra trong thời chiến:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai

(Tố Hữu)

Trên chiến trận, vẻ đẹp của những người yêu nước càng rạng ngời hơn.

Khó khăn, gian khổ không ngăn cản được bước chân những người chiến sĩ.

Đánh giặc cũng có nhiều công tác nhưng ai cũng giành nhau được phần ra trận, được trực tiếp giết kẻ thù. Đi xây dựng cơ sở giúp các chiến sĩ Itxala thực hiện mặt trận phối hợp, có lắm anh em người Việt đã ngã xuống, Tiến phân trần khi nhận công tác mới: “Không sợ khổ đâu, nhưng thèm đánh ghê lắm” [35, tr.47].

Dù có hi sinh nhưng ngã xuống trong tư thế của người lính chiến vẫn là niềm tự hào của những người chiến sĩ. Có gì lạ đâu, vinh quang của người lính là được

Một phần của tài liệu Tiễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)