CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp do các biến quan sát này (biến rác) có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là thang đo có thể sử dụng được; từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp khái niệm đo lường là mói hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu mới. Ngoài ra, khi đánh giá các thang đo trên thì hệ số tương quan biến-tổng (Corrected item-total correlation) phải từ 0,3 trở lên thì mới đảm bảo yêu cầu (Hair và cộng sự, 1998). Bên cạnh đó cũng quan tâm đến chỉ số Cronbach's Alpha if Item Deleted (Giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ) nếu như giá trị thể hiện ở biến quan sát mà lớn hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thì nhà nghiên cứu cũng có thể lưu ý để loại bỏ biến quan sát đó khỏi thang đo. Quy trình thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo được thực hiện như sau:
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp đánh giá sơ bộ các thang đo
Thang đo ý định mua: Cronbach’s Alpha = 0,877 YDM1
YDM2 YDM3 YDM4 YDM5
Thang đo động cơ về mức giá thấp: Cronbach’s Alpha = 0,897 MGT1
MGT2 MGT3 MGT4 MGT5 MGT6 MGT7
Thang đo động cơ sự hài lòng về giá: Cronbach’s Alpha = 0,916 HLG1
HLG2 HLG3 HLG4 HLG5 HLG6 HLG7
Thang đo động cơ giải trí: Cronbach’s Alpha = 0,905 GTR1
GTR2 GTR3 GTR4 GTR5 GTR6 GTR7 GTR8 GTR9 GTR10
GTR11
Thang đo động cơ về sự độc đáo: Cronbach’s Alpha = 0,907 DDA1
DDA2 DDA3 DDA4 DDA5 DDA6 DDA7 DDA8
Thang đo động cơ giao tiếp xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,901 XHO1
XHO2 XHO3 XHO4
Thang đo động cơ đạo đức sinh thái: Cronbach’s Alpha = 0,857 MTR1
MTR2
Thang đo động cơ phê phán: Cronbach’s Alpha = 0,859 PHT1
PHT2 PHT3 PHT4 PHT5
Thang đo động cơ thời trang: Cronbach’s Alpha = 0,945 THT1
THT2 THT3 THT4 THT5 THT6 THT7 THT8
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi SPSS 23.0
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 5 biến của thang đo ý định mua là 0,877 lớn hơn 0,8. Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,6 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo ý định mua .
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 7 biến của thang đo động cơ về mức giá thấp của sản phẩm là 0,897 lớn hơn 0,8. Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,6 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo động cơ về mức giá thấp.
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 7 biến của thang đo động cơ sự hài lòng về giá là 0,916 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.7). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,6 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo động cơ sự hài lòng về giá.
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 11 biến của thang đo động cơ giải trí là 0,905 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.7). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,5 trừ biến GTR11 là 0,167 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ của biến GTR11 là 0,921 lớn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên ta cần loại biến GT11 khỏi thang đo động cơ giải trí. Biến quan sát GT11 (chuyến đi mua sắm này không phải là một thời gian tuyệt với) là câu hỏi ngược lại với các quan điểm được đề xuất để đo lường về động cơ giải trí. Vì vậy tác giả tiến hành thực hiện loại biết GT11 ra khỏi thang đo động cơ giải trí.
Sau khi thực hiện loại biến GTR11 khỏi thang đo động cơ giải trí, kết quả trong bảng 3.8. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 10 biến của thang đo động cơ giải trí là 0,921 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.8). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,5 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, nên thang đo động cơ giải trí sẽ bao gồm 10 biến.
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ thang đo động cơ giải trí
GTR1 GTR2 GTR3 GTR4 GTR5 GTR6 GTR7 GTR8 GTR9 GTR10
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi SPSS 23.0 Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 8 biến của thang đo động cơ về sự độc đáo là 0,907 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.7). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,6 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo động cơ về sự độc đáo
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 4 biến của thang đo động cơ địa vị xã hội là 0,901 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.7). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,7 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo động cơ giao tiếp xã hội.
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 2 biến của thang đo động cơ đạo đức sinh thái là 0,857 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.7). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,7 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo động cơ đạo đức sinh thái.
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 5 biến của thang đo động cơ phê phán là 0,870 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.7). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn
hơn 0,6 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo động cơ phê phán
Hệ số Cronbach’s Alpha được tính cho 8 biến của thang đo động cơ thời trang là 0,945 lớn hơn 0,8 (Bảng 3.7). Hệ số tương quan biến-tổng tính cho từng biến đều lớn hơn 0,7 và giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại biến nào khỏi thang đo động cơ thời trang.