Tài của Trần Thị Lệ Thi về sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ du

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của du khách nội địa đối với các dịch vụ du lịch tại nha trang (Trang 29 - 32)

du lịch sinh thái biển đảo tại công ty Long Phú

Đây là luận án tốt nghiệp đại học của sinh viên Trần Thị Lệ Thi, khoa

kinh tế, trường Đại học Nha Trang.

+ Tên đề tài: “Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ du lịch

sinh thái biển đảo tại công ty cổ phần du lịch Long Phú”.

+ Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng sau khi tham gia tour du lịch sinh thái biển đảo tại khu du lịch Long Phú. Từ đó đề xuất

những ý kiến nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Cụ thể:

 Xác định nhóm khách hàng chủ yếu thông qua các thông tin cá nhân của

 Xác định nguồn thông tin du lịch tiếp cận chủ yếu của khách du lịch, từ đó đề

xuất kênh xúc tiến hiệu quả.

 Đánh giá mức độ trung thành của khách hàng thông qua số lần đi du lịch.

 Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng sau chuyến du lịch tại Long Phú.

 Xác định mô hình nghiên cứu phù hợp để đo lường mức độ thỏa mãn của

khách hàng ở khu du lịch Long Phú.

 Đánh giá tầm quan trọng của từng nhóm yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của

khách hàng ở khu du lịch Long Phú.

 Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao độ thỏa mãn của khách hàng đối với khu du

lịch thông qua các phân tích định lượng trên và thực trạng công ty. + Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi thiết kế sẵn (đã qua kiểm định từ đợt thực tập giáo trình), kết hợp nguồn dữ liệu từ công ty Long Phú.

+ Mô hình nghiên cứu:

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của đề tài đánh giá sự thỏa mãn của khách

hàng ở khu du lịch Long Phú. (Nguồn: Trần Thị Lệ Thi, 2009) Yếu tố vật chất hữu hình Điều kiện tự nhiên Phong cách, thái độ phục vụ Giá cảm nhận Sự thỏa mãn

+ Kết quả nghiên cứu:

Mô hình đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng ở khu du lịch Long Phú

sau khi phân tích dữ liệu bao gồm 4 thành phần, đó là (1) cơ sở vật chất –

phương tiện hữu hình, (2) điều kiện tự nhiên, (3) giá cảm nhận, (4) thái độ phục

vụ. Du khách đánh giá cao yếu tố thái độ nhân viên và điều kiện tự nhiên, hai yếu

tố còn lại cũng đạt mức khá. Trong đó, cơ sở vật chất – phương tiện hữu hình ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Dựa trên thực trạng công ty và kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số ý kiến phù hợp cho sự phát triển của

công ty.

Nhận xét đề tài:

Nhìn chung, đề tài đã giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả

có sự tìm hiểu kỹ về công ty nên các kiến nghị là phù hợp với thực tế đang diễn

ra. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là chưa có sự so sánh với các công ty khác trong

ngành để nâng cao tính cạnh tranh cho công ty Long Phú.

2.2.4 Kết luận

Phần này tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến đề tài, trong đó đã làm rõ mục tiêu, mô hình, phương pháp nghiên cứu và kết quả mà nghiên cứu đạt được. Những kiến thức chọn lọc được từ các đề tài này sẽ bổ sung cho nội dung đề tài đang thực hiện.

Các đề tài này đều nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ, cho nên rất sát với đề

tài. Mô hình về mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch

vụ của các đề tài này bao gồm:

+ (1) cơ sở vật chất, (2) mức độ đáp ứng của các dịch vụ, (3) phong cách thái độ phục vụ, (4) giá cả. (Nguyễn Văn Nhân, 2007)

+ (1) phương tiện hữu hình, (2) mức độ đáp ứng, (3) mức độ đảm bảo, (4)

mức độ thông tin, (5) khả năng tiếp cận. (Nguyễn Đình Đức, 2006)

+ (1) cơ sở vật chất – phương tiện hữu hình, (2) điều kiện tự nhiên, (3) giá cảm nhận, (4) thái độ phục vụ. (Trần Thị Lệ Thi, 2009)

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của du khách nội địa đối với các dịch vụ du lịch tại nha trang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)