CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận về cán bộ quản lý, giáo viên và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông
1.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông
* Chất lượng đội ngũ cán bộ
Theo quan điểm triết học có thể hiểu chất lượng là thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng, quá trình và chỉ rõ sự vật, hiện tượng hay quá trình đó là gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng luôn mang tính khách quan và là đặc tính khách quan của sự vật, chất lượng được biểu hiện ra bên ngoài sự vật, hiện tượng thông qua các thuộc tính vốn có của nó.
Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, mang chất định tính và khó định lượng, không cân, đong, đo, đếm được. Dưới mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau. Theo từ điển Tiếng việt, “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [27, tr182] đây là cách đánh giá một con người, một sự vật, sự việc trong cái đơn nhất, trong tính độc lập tương đối của nó.
Đội ngũ được hiểu là tập hợp gồm một số người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành một lực lượng hoạt động trong một hệ thống hoặc tổ chức.
Từ những quan niệm trên có thể hiểu chất lượng đội ngũ chính là những phẩm chất, năng lực cần có của tứng cá thể và của cả tập thể lực lượng cùng chung lợi ích, mục đích có đủ số lượng về cơ cấu, tổ chức nhằm tạo ra những sản phẩm chung đáp ứng yêu cầu, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của tổ chức.
Theo từ điển Tiếng việt, cán bộ là “1. Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước. 2. Người làm công tác trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ” [26, tr.109]
Từ những quan niệm về chất lượng về cán bộ, nghiên cứu dưới góc độ kết
cấu của khái niệm và các tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ có thể hiểu về chất lượng đội ngũ cán bộ đó chính là: Tổng hợp những phẩm chất về thể lực, tâm trí, hiệu quả, chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, ý chí, niềm tin, bản lĩnh, phong cách làm việc, luôn gắn bó với tập thể và cộng đồng. Trong điều kiện phát triển mới của đất nước, nước ta đang trong quá trình hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới, đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ phải có trình độ, phẩm chất, đạo đức, có tư duy khoa học nhạy bén, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu, tiên phong cả về lý luận và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ công tác được giao theo chức trách, nhiệm vụ.
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngoài những yếu tố nêu trên còn phụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ cán bộ, giữa các độ tuổi của nam giới và nữ giới theo cương vị công tác về các lĩnh vực được giao.
Như vậy, yếu tố tạo lên chất lượng đội ngũ cán bộ không chỉ bao gồm một mặt, một khía cạnh nào đó, mà bao gồm cả một hệ thống được kết cấu lại với nhau như một chỉnh thể hoàn chỉnh, toàn diện cả về chất lượng và số lượng. Từ những đặc điểm trên, tác giả quan niệm: “Chất lượng đội ngũ cán bộ là một hệ thống gồm nhiều yếu tố: phẩm chất, giá trị, tâm lực, trí lực, đạo đức, trình độ năng lực, phương pháp, tác phong, góp phần vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ”.
Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục sẽ đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản sau đây: thực hiện các chương trình giáo dục; trang bị các nguồn lực cho trung tâm, khoa hay phòng giáo dục; chuẩn bị các báo cáo tài chính;
đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe cho đội ngũ nhân viên; xây dựng chương trình; hỗ trợ đội ngũ nhân viên; tham dự hay chủ trì các cuộc họp quản trị hành chính.
Chức năng của cán bộ quản lý giáo dục phải biết hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách cũng như cần phải quyết đoán và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, tổ chức
thực hiện minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kĩ năng chủ yếu của các cán bộ quản lý giáo dục là giải quyết vấn đề đó một cách chính xác và hiệu quả.
* Chất lượng đội ngũ giáo viên
Như vậy, vận dụng những khái niệm, những quan điểm trên vào việc xây dựng quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Có nhiều quan điểm nhận diện chất lượng, trong đó có 6 quan điểm để đánh giá chất lượng có thể vận dụng vào nhận diện chất lượng như: chất lượng được đánh giá bằng đầu vào; đầu ra; giá trị gia tăng; giá trị học thuật; văn hóa tổ chức; kiểm toán. Ngoài những quan điểm về đánh giá nếu trên, còn có các quan điểm về chất lượng như: Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn quy định; chất lượng là sự phù hợp với mục đích; chất lượng là sự phù hợp với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích; chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng công việc. Từ những nội dung trên, tác giả quan niệm, chất lượng đội ngũ giáo viên là hệ thống gồm nhiều yếu tố tạo nên: phẩm chất, giá trị, tâm lực, trí lực, đạo đức, trình độ năng lực, phương pháp, tác phong, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của nhà tuyển dụng giáo dục về mục đích, hiệu quả của nghề giáo viên.
Từ những nội dung phân tích về chất lượng đội ngũ cán bộ và chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông, tác giả quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông là hệ thống các yếu tố cấu thành từ phẩm chất, tâm lực, trí lực, đạo đức, trình độ, năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu trong công tác giáo dục và đào tạo hiện nay.
Từ quan niệm trên, có thể hiểu trên một số nội dung phân tích như sau:
Về phẩm chất: Cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông cần phải có bản lĩnh chính trị, kiên định với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông cần có tư duy sáng tạo, biết tiếp thu cái mới, biết giữ gìn và kế thừa truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc.
Về năng lực: trong công tác quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông sẽ cần phải là những người sẵn sàng đổi mới và có tầm nhìn chiến lược; có năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng và hội nhập, năng lực tiếp thu nhanh trong lĩnh vực quản lý hiện đại, năng lực kiểm tra, đánh giá, tiếp cận các phương tiện hiện đại trong giảng dạy, có cách thức truyền thụ tri thức đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, các cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông cần được bổ sung và trau dồi các kỹ năng phục vụ công tác chuyên môn như: kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giảng dạy tích cực, phát triển chương trình, kỹ năng trình bày và giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, nghiên cứu, kết nối, xây dựng mạng lưới, khả năng cộng tác và thuyết phục.
Về cơ cấu tổ chức: Đối với cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông yêu cầu khi tuyển dụng phải là những người đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn về mọi mặt, nắm vững chuyên môn, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, chấp hành đường lối quan điểm của Đảng, có lập trường chính trị vững vàng, có trí tiến thủ và chịu khó lắng nghe, sửa chữa khuyết điểm khi được chỉ ra. Tùy điệu kiện từng trường trên địa bàn mà các cơ sở đào tạo có thể bố trí đúng gnanhf hoặc luân chuyển liên ngành cho phù hợp với số lượng và trình độ đáp ứng trong quá trình giảng dạy tại nhà trường
1.1. 3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông Nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế, việc nâng cao chất lượng độingũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định là vô cùng cấp thiết, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo của địa phương nói riêng và trong toàn tỉnh Lạng Sơn nói chung.
Theo từ điển Tiếng việt, “nâng cao là làm cho cao hơn trước, đưa lên mức cao hơn” hoặc có thể hiểu là “trang bị thêm để nâng chất lượng thêm một mức”
[27, tr.838]
Từ khái niệm công cụ nêu trên, tác giả quan niệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông là nâng cao phẩm chất, giá trị, tâm
lực, trí lực, đạo đức, trình độ năng lực, phương pháp tác phong đáp ứng với mục tiêu yêu cầu nghề nghiệp quy định.
Thực chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông chính là làm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông ngày càng đáp ứng được yêu cầu cao hơn của quá trình giáo dục và đào tạo hiện nay, nhất là làm cho các yếu tố về phẩm chất, năng lực trình độ, phương pháp, tác phong công tác ngày càng hoàn thiện hơn, làm cho công tác giáo dục và đào tạo ngày càng đáp ứng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu đối với công tác giáo dục và đào tạo tại địa phương, gắn liền với chuẩn chương trình đào tạo với các cơ sở đào tạo khác trong toàn huyện Tràng Định và tỉnh Lạng Sơn.
Biểu hiện của việc nâng cao đó chính là làm cho các yếu tố cấu thành chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông ngày càng hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, phương pháp tác phong ngày càng chính quy chuẩn hóa đpa ứng yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo đối với người cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông hiện nay.
Những nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên đó là:
Về phẩm chất: Cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông cần phải nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, kiên định với chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo tích cực hội nhập, học hỏi nâng cao trình độ, tiếp thu cái mới, làm chủ khoa học kỹ thuật tiến bộ được trang bị và những giá trị truyền thống của dân tộc, địa phương và nghề nghiệp được giao.
Về năng lực: trong công tác quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông nâng cao khả năng nhận thức, là những người sẵn sàng đổi mới và có tầm nhìn chiến lược; nâng cao năng lực sáng tạo, nâng cao năng lực thích ứng và hội nhập, nâng cao năng lực xử lý, tiếp nhận trong lĩnh vực quản lý hiện đại, nâng cao khả năng kiểm tra, đánh giá, tiếp canajc ác phương tiện hiện đại trong thực hiện nhiệm vụ điều hành, quản lý, giảng dạy bằng việc kết hợp các
yếu tố truyền thống và hiện đại. Nâng cao các kỹ năng của công tác chuyên môn như: kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giảng dạy tích cực, phát triển chương trình, kỹ năng trình bày và giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, nghiên cứu, kết nối, xây dựng mạng lưới, khả năng cộng tác và thuyết phục.
Về cơ cấu tổ chức: Đối với cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông yêu cầu khi tuyển dụng phải nâng cao hơn chất lượng công tác tuyển dụng, các yêu cầu cao đối với các cá nhân được tuyển dụng để tạo ra một lượng đông đảo các nhân sự tuyển dụng là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở đào tạo.
Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên cũng cần phải đap ứng đầy đủ các yếu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn về mọi mặt, nắm vững chuyên môn, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, chấp hành đường lối quan điểm của Đảng, có lập trường chính trị vững vàng, có trí tiến thủ và chịu khó lắng nghe, sửa chữa khuyết điểm khi được chỉ ra.