Định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2022 - 2030 của huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

4.2. Định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2022 - 2030 của huyện

các mục tiêu cơ bản có liên quan đến thủ tục hành chính tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.

Về cải cách thủ tục hành chính

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường rà soát để kịp thời phát hiện, đề xuất cơ quan có thẩm quyền cắt giảm, sửa đổi, bổ sung, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng các nội dung: Công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại hóa và áp dụng đa dạng các hình thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều được triển khai thực hiện theo cơ chế một cửa, dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến.

Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính

Việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí... nâng cao tỷ lệ trả kết quả giải quyết trước hạn, giảm thiểu tối đa

tình trạng chậm hạn giải quyết thủ tục hành chính. Kịp thời gửi phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả, nêu lý do chậm hạn đến từng người dân; tích cực nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khắc phục, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ khi có tình trạng chậm hạn giải quyết thủ tục hành chính. Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Đến năm 2025, tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. Đến năm 2030, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giảiquyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%; trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đạt tối thiểu 90%.

Đến năm 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100%

thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.

Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý, giáo viên

Thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025; Công văn số 1360/UBND-THNC, ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 68-KH/HU, ngày 30/11/2021 của Huyện ủy Tràng Định về thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn những năm tiếp theo.

Về cải cách tài chính công

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách Nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản

phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị.

Về hiện đại hóa hành chính

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức. 100%

các hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%; 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng. Các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế-xã hội.

Đề ra giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện tham gia thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 và thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện; đảm bảo hiệu quả tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Về đối với các tiêu chí đánh giá tác động

Theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính (nay bổ sung, sửa đổi thành Nghị định số 92/2017/NĐ-CP), việc đánh giá

tác động được thực hiện theo 04 tiêu chí, bên cạnh đó còn nhiều văn bản, Nghị định quy định về đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, đảng viên, công chức như:

Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định 132-QĐ/TW năm 2018 về xếp loại chất lượng đối với đảng viên. Xét trên tiến trình nghiên cứu của luận văn và tình hình thực tiễn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn huyện Tràng Định, tình hình công tác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện. Đối với tiêu chí đánh giá tác động được thể hiện trên 04 nội dung cụ thể sau đây:

Một là, sự cần thiết: Khi ban hành các thủ tục hành chính và mục đích, phương pháp tiến hành các thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, cán bộ, công chức trong quá trình làm việc và sinh hoạt xã hội.

Hai là, tính hợp lý: Khi các Nghị định, văn bản pháp lật được ban hành cần phải mang tính hợp hiến và đáp ứng được đa số nguyện vọng của nhân dân và cán bộ công chức trong quá trình làm việc, tránh gây nhiêu khê, phiền hà, nhũng nhiễu, cản trở sự tiếp nhận của người dân, cán bộ, công chức với pháp luật trong thực hiện.

Ba là, tính hợp pháp: Khi các Nghị định, văn bản được ban hành trong tiến trình phát triển có những nội dung không cồn phù hợp hoặc đã lỗi thời, cần có những khái niệm công cụ mới, chính xác hơn thì cần có những sửa đổi phù hợp, hợp lý với tiến trình hoạt động và cần được thay đổi kịp thời với tiến trình phát triển của xã hội.

Bốn là, tính hiệu quả: Khi Nghị định, văn bản được ban hành và sửa đổi, bổ sung cần làm thay đổi giá trị, hiệu quả tức thì của nội dung đó, đem lại những thuận tiện nhanh nhất cho nhân dân, cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)