CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành và triển khai đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của CBQL, giáo viên nói riêng và công nhân viên chức nhà nước nói chung. Trong thời đại phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng và nhiều biến động như hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông hiện nay, có thể kể đến như: chính sách về tiêu chuẩn tuyển dụng; chính sách về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chính ách về sử dụng, đề bạt, chính sách về luân chuyển, điều động; chính sách về đãi ngộ, bảo đảm diều kiện làm việc. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đó là:
Thứ nhất, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, về tình hình kinh tế - chính trị của xã hội, của đất nước và địa phương trong từng giai đoạn phát triển; trình
độ văn hóa, sức khỏe; sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số, điện toán đám mây và dữ liệu Bigdata; đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm sử dụng con người của Đảng, Nhà nước và địa phương. Trình độ phát triển kinh tế xã hội tạo động lực, nền tảng quan tọng để nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò của giáo dục, đên sluwowtj mình, nguồn nhân lực có chất lượng trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, về thể chế quản lý, hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, đặc thù lao động ở khu vực vùng cao, vùng khó khăn... các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức, cán bộ quản lý, giáo viên chi phối đến chất lượng và nâng cao chất lượng của công chức nhà nước nói chung.
Thứ ba, về mức thu nhập: giải quyết vấn đề vật chất cũng là góp phần nâng cao giá trị tinh thần và sự phát huy, cống hiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc được giao. Nhu cầu tiền lương cũng là vấn đề quan trọng của công chức nói chung hiện nay. Mức lương, thưởng hiện nay còn hạn chế, lương tăng không đủ bù so với mức tăng của các mặt hàng trong xã hội. Điều đó, làm cho mức sống của công chức nhà nước gặp nhiều khó khăn, cần có nhiều đề án tăng lương, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo cuộc sống cho mọi công chức, viên chức, nhất là những khu vực còn gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, lợi ích kinh tế không được đáp ứng dẫn đến có tình trạng công chức nói chung ít có động lực làm việc hoặc làm chỉ mang tính chiếu lệ, tính chủ động, sáng tạo và chất lượng làm việc chưa cao, có nhiều trường hợp đối với cán bộ quản lý, giáo viên công tác trong thời gian dài vẫn viết đơn xin nghỉ việc vì mức thu nhập không đảm bảo cho đời sống của cá nhân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên hiện nay.
Thứ tư, về môi trường làm việc, đây cũng là nhân tố quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới chất lượng của CBQL, GV hiện nay, đến cơ chế đánh giá và sử dụng con người. Một môi trường làm việc được trọng dụng đúng năng lực, khả năng, được cất nhắc lên các vị trí quan trọng thì sẽ tạo được tâm lý muốn vươn lên, thực hiện các công việc đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để được công nhận và sử dụng. Ngược lại, nếu môi trường công tác không có sự cạnh tranh lành mạnh, trọng dụng nhân tài không được đề cao thì không tạo được tâm lý muốn cống hiến của công chức.
Thứ năm, về chế độ chính sách đảm bảo: Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, cũng như là động lực, là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao. Khi các chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực trong việc nâng cao trình độ.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, trình độ chuyên môn, kỹ thuật: khả năng chuyên môn, kỹ thuật cao sẽ tạo ra khả năng tư duy sáng tạo cao. Cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn cao sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những công cụ hỗ trợ trong xử lý công việc, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Trình độ nhận thức chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ quản lý, giáo viên không chỉ giúp cho bản thân thực hiện công việc và góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.
Thứ hai, về nhận thức của công chức: Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất tới chất lượng, hiệu quả của mỗi người. Bởi lẽ, đó là là yếu tố mang tính chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động đúng, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách