Những bài học rút ra cho huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên tại một số địa phương trong nước

1.4.3. Những bài học rút ra cho huyện Tràng Định

Trên cơ sở nghiên cứu các huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, huyện Thạch An , tỉnh Cao Bằng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện như sau:

Trong công tác quy hoạch, xây dựng vị trí việc làm:

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo các đơn vị trường học tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ đào tạo đếp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục, nâng cao toàn diện chất lượng giáo viên. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ý thức, trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 phải kết hợp chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tràng Định và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của Ủy ban nhân dân các cấp;

kế hoạch phải dựa trên quy hoạch mạng lưới trường lớp và quy hoạch nguồn nhân lực của ngành; kế hoạch phải bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về GD&ĐT.

Trong công tác tuyển dụng và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện:

Thực hiện kiểm định và công khai chất lượng giáo viên qua bồi dưỡng thường xuyên, hàng năm, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Hiện tại, theo báo cáo của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tràng Định, trong năm 2021-2022, số lượng CBQL, giáo viên theo tổng biên chế là 1.181, trong đó

CBQL, giáo viên là 973 người, như vậy là còn thiếu so với tổng biên chế, cho nên cũng tác động đến phần nào về công tác đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên trên địa bàn toàn huyện.

Trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, sắp xếp, bố trí, sử dụng công việc:

Các trường học trên địa bàn toàn huyện bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chuẩn nghề nghiệp để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên theo các yêu cầu mới. Đánh giá viên chức để rà soát, sàng lọc và tinh giảm biên chế theo quy định, có phương án bố trí cán bộ quản lý, giáo viên một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế. Ngành GD&ĐT huyện Tràng Định thực hiện khá hiệu quả Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT trong giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả Phổ cập giáo dục và xây dựng Trường chuẩn Quốc gia vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Phong trào xây dựng xã hội học tập được nhân rộng góp phần nâng cao dân trí xã hội. Tuy nhiên, Ngành GD&ĐT Tràng Định còn có những tồn tại, hạn chế như sau: Công tác quản lý và cơ chế quản lý trong Ngành GD&ĐT còn nhiều bất cập, khó khăn, hạn chế cần phải xây dựng kế hoạch để phát huy ưu điểm, tận dụng thế mạnh để khắc phục hạn chế, khó khăn và vượt qua thách thức trong giai đoạn 2021 -2025; tầm nhìn đến 2030.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng:

các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thời lượng tối đa 7 tiết học/ngày. Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp. Tổ chức cho học sinh tham gia các môn học, các hoạt động giáo dục tự chọn, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá. Tại một số điểm trường đa số là học sinh dân tộc ít người, việc tổ chức dạy học 7 buổi/tuần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức, đa dạng và phong phú để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

được duy trì. Huy động 100% học sinh trong độ tuổi đến trường và không có học sinh bỏ học. Đồng thời, phối hợp với các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề đào tạo những nghề phù hợp với thực tiễn hiện nay tại địa phương và các vùng phụ cận. Năng lực, trình độ một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và yêu cầu trong đổi mới phương pháp và sử dụng thiết bị dạy học. Chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Các trường Tiểu học dạy môn Tiếng Anh, Tin học tự chọn chưa được giao thêm biên chế giáo viên nên gặp khó khăn trong việc thực hiện chuyên môn. Một số trường vùng sâu, xa có nhiều điểm trường cách trường chính từ 10 - 22 km nên rất khó khăn cho việc tổ chức bán trú và dạy học hai buổi/ngày.

Số lượng lớp ghép vẫn còn nhiều nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập (Năm học 2020 - 2021 còn có lớp ghép với tổng số 15 lớp tiểu học và hơn 100 học sinh học lớp ghép. Có điểm trường mầm non ghép 4 độ tuổi trong 01 lớp ).

Trong công tác đẩy mạnh học ngoại ngữ:

làm tốt công tác chỉ đạo các cơ sở đào tạo về việc dạy học ngoại ngữ (Tiếng Anh) với các tiêu chí: Dạy đủ 4 kỹ năng đối với học sinh, trong đó chú trọng phát triển hai kỹ năng là nghe và nói, thực hiện đa dạng hình thức dạy và học tiếng anh, tạo nhiều điều kiện học tập và môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp bằng tiếng anh. Học sinh khối cấp 1 học 4 tiết/tuần đối với 8/20 trường tiểu học, trung học cơ sở. Học sinh trung học phổ thông được học theo chương trình khung chuẩn ngoại ngữ Châu Âu. Đội ngũ giáo viên tiếng anh cần được quan tâm, tăng cường, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực bằng nhiều hình thức tự học, đào tạo và học qua internet. Huyện đã tạo điều kiện thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020 để nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của ngành GD&ĐT để đạt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để giáo viên có đủ điều kiện tham dự các kỳ thi thăng hạng viên chức và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác theo vị trí việc làm của viên chức.

Trong công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin:

Thực hiện có hiệu quả các phầm mềm ứng dụng trong dạy và học, quản lý giáo dục (EMIS, EQMS, Email, ioffice báo cáo, trang thông tin điện tử của đơn vị, zalo nhóm…). Chỉ đạo các trường thực hiện chương trình dạy học theo chương trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên theo đúng tinh thần các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo. Đồng thời, bản đảm điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tích cực phát huy các nguồn lực để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học một cách đồng bộ.

Về công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phòng giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo các trường học trên địa bàn toàn huyện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đổi mới giáo dục nhằm tạo động lực cho cán bộ quản lý, giáo viên và sự đồng thuận của phụ huynh , học sinh trong phát triển giáo dục và đào tạo tại dịa phương.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)