Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẠI UBND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2020 - 2022

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

3.3.2.1. Vấn đề tuyển dụng viên chức

Tuyển dụng viên chức là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển. Đây là khâu rất quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng viên chức về sau. Nếu không làm tốt công tác tuyển dụng sẽ dẫn đến tình trạng “vào được mà không ra được”, người được tuyển dụng làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng công tác, làm cho bộ máy vừa thừa, lại vừa thiếu, Nhà nước phải tốn nhiều tiền của hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng hoặc phải tiến hành các đợt tinh giảm biên chế vừa mất thời gian, công sức, lại tốn kém tiền bạc. Theo Luật Viên chức luật số:

58/2010/QH12 quy định Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thi tuyển là hình thức tuyển dụng viên chức cơ bản và chủ yếu.

Việc xét tuyển chỉ thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện chính sách xã hội và khuyến khích những người tình nguyện đi làm việc ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Cũng theo Luật Viên chức, để tham gia dự tuyển vào viên chức người đăng ký dự tuyển phải bảo đảm những điều kiện nhất định. Đó là:

Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật; Có đơn dự tuyển;

có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển; Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ; Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Ngoài các điều kiện trên, căn cứ vào đặc điểm chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển. Việc quy định những điều kiện bắt buộc chung đối với người dự tuyển viên chức là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm những người dự tuyển phải có một nền tảng kiến thức nhất định, qua đó bảo đảm cho việc thi tuyển, xét tuyển được chính xác và có chất lượng.

Nhìn chung, kể từ khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức, viên chức (sửa đổi, bổ sung năm 2008 và Luật số 52/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) và các nghị định hướng dẫn thi hành có hiệu lực, chất lượng tuyển dụng viên chức đã được nâng lên

một cách rõ rệt. Những người được tuyển dụng vào bộ máy nhà nước đều được đào tạo cơ bản, có trình độ và khả năng thích ứng cao với yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, thực tiễn công tác tuyển dụng của chúng ta trong thời gian qua cũng còn nhiều bức xúc. Do nhiều năm thực hiện cơ chế xét tuyển, không ít ngành hoặc cơ quan đã quen kết hợp tuyển dụng với thực hiện chính sách ưu tiên cho con em cán bộ trong ngành nên ngại áp dụng hình thức thi tuyển theo quy định mới. Một số nơi tuy thực hiện thi tuyển, nhưng chỉ thông báo nội bộ trong ngành, cơ quan hoặc trên tạp chí chuyên ngành có đối tượng bạn đọc hẹp, không thu hút đông đảo người có đủ điều kiện dự tuyển. Có cơ quan, số lượng người dự tuyển chỉ xấp xỉ bằng số chỉ tiêu được tuyển, làm giảm ý nghĩa thi để tuyển chọn viên chức, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tuyển dụng.

3.3.2.2. Vấn đề quy hoạch và bổ nhiệm viên chức lãnh đạo

Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Quy hoạch cán bộ chính là tiền đề quan trọng cho việc bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, việc quy hoạch có được thực hiện tốt thì việc bổ nhiệm mới chính xác, khách quan, bảo đảm chọn được người thực sự có tài, có năng lực, có phẩm chất đạo đức cao vào những vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng. Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. Tuy nhiên, trên thực tế tại huyện Tràng Định, công tác quy hoạch đôi khi chưa được quan tâm đúng mức; chưa đặt ra những giải pháp lâu dài để xây dựng, lựa chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt trong nguồn quy hoạch đáp ứng yêu cầu trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chưa thực sự chú trọng và có giải pháp mạnh trong phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài; số lượng cán bộ quy hoạch một số chức danh chưa đảm bảo theo quy định, chất lượng chưa ổn định;

chưa gắn chặt giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, hoặc gắn chặt với bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nên có đồng chí được quy hoạch nhiều lần nhưng chưa được sử dụng, hoặc sử dụng không đúng với chức danh được quy hoạch.

Với cơ chế như hiện nay, vẫn còn tình trạng những người có tài, có sáng kiến không được trọng dụng; người làm việc kém thì vẫn tồn tại vì quen biết, được đỡ đầu. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta cần xây dựng một cơ chế thật khách quan để chọn được những người thực sự xứng đáng vào các chức vụ lãnh đạo. Thi tuyển cạnh tranh là cơ chế đang được đông đảo các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và nhân dân cho là giải pháp tốt nhất để lựa chọn viên chức lãnh đạo. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc triển khai thi tuyển của các đơn vị vẫn còn cầm chừng và kết quả thu được còn hạn chế. Bởi vì, nếu thi được thì không sao, thi không được sẽ bị giảm uy tín, mất chức nên đa phần trong số họ không ủng hộ việc thi tuyển; Chính sách đãi ngộ hiện nay còn bất hợp lý, những đối tượng trúng tuyển sẽ là những người có năng lực thực sự, phải gánh trách nhiệm mà không được được hưởng thụ tương xứng nên không khuyến khích được người tài. Cùng với quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, Việc bổ nhiệm viên chức phải tuân thủ trình tự quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ- CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo hiện nay còn nhiều hạn chế, trong đó có nguyên nhân từ ý thức chủ quan của người thực hiện. Cơ chế giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm hiện nay đã phát huy quyền dân chủ của mọi người trong việc tham gia xây dựng bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, nó cũng có hạn chế đó là chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, nhiều lúc không khách quan, một người có năng lực, trình độ chưa chắc đã được tín nhiệm hơn một người dĩ hoà, vi quý. Vì vậy, một người muốn lên chức thì không chỉ phải làm vừa lòng cấp trên, mà còn phải vừa lòng cấp dưới. Từ

đó dẫn đến nể nang, ngại đụng chạm, du di cho nhau, làm giảm chất lượng công việc chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)