Xây dựng cơ cấu cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông; hoàn thiện hệ thống chức danh vị trí việc làm và phân công công việc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 107 - 112)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2022 - 2030

4.4.2. Xây dựng cơ cấu cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông; hoàn thiện hệ thống chức danh vị trí việc làm và phân công công việc

Là giải pháp thứ hai của luận văn, đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giải pháp và là một nội dung trọng yếu đối với việc xây dựng cơ cấu CBQL, giáo viên, đảm bảo cho công tác cán bộ, cán bộ giáo dục đi vào nền nếp, có chiều sâu, phát huy được khả năng trên mọi lĩnh vực công tác theo từng vị trí phân công. Để thực hiện được giải pháp này:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc cơ cấu lại đội ngũ biên chế theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.

Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ CBQL, giáo

viên về việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức biên chế góp phần cơ cấu lại đội ngũ ngày càng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.

Hai là, đẩy mạnh công tác tập huấn phổ biến các phương án, đề án đổi mới, bố trí, sắp xếp nhận sự cũng như về cơ cấu tổ chức về chức danh và việc làm đối với các đơn vị hành chính, các nhà trường giáo dục phổ thông trên địa bàn toàn huyện, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong việc xây dựng cơ cấu bộ máy về đội ngũ CBQL, giáo viên trong huyện Tràng Định hợp lý, chức năng nhiệm vụ rõ ràng phù hợp với tình hình thực tế của huyện và đảm bảo việc tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định của các Luật chuyên ngành khác. Nhất là về công tác giáo dục và đào tạo phải đảm bảo đúng người, đúng việc, phát huy được vị trí vai trò các chức danh.

Ba là, sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ CBQL, giáo viên góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; thu hút những người có trình độ đào tạo theo tiêu chuấn, phù hợp với vị trí việc làm vào các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước, tiết kiệm giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. Phấn đấu đến năm 2023: Thực hiện áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, CBQL, giáo viên và trong toàn bộ hệ thống chính trị theo quy định của Trung ương. Đến năm 2025: Thực hiện nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách Nhà nước; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Bốn là, tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được triển khai về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống

chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tiến hành thực hiện cải cách, sắp xếp, bố trí lại tổ chức bộ máy và đội ngũ CBQL, giáo viên theo đề án đã xây dựng; soạn thảo các bản mô tả công việc, vị trí việc làm, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nói chung và của hệ thống chính trị. Thực hiện tốt về xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, có ý thức thái độ phục vụ đúng đắn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỷ cải cách, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Việc xây dựng lại cơ cấu, cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông; hoàn thiện hệ thống chức danh vị trí việc làm và phân công công việc là nội dung quan trọng cần có những biện pháp hợp lý, cụ thể, hiệu quả để thúc đẩy quá trình xây dựng được diễn ra theo đúng trình tự, kế hoạch và mang lại hiệu quả cao trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, phòng giáo dục và đào tạo huyện Tràng Định cũng cần có những phương án hợp lý và có cách giải quyết phù hợp với lực lượng không nằm trong đối tượng được xây dựng cũng như đối tượng sắp đến tuổi nghỉ hưu và lực lượng lao động trên các mặt công tác về giáo dục và đào tạo.

4.4.3. Nâng cao chất lượng tuyển dụng, đổi mới chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông

Thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng cán bộ công chức bảo đảm nâng cao chất lượng, chống tiêu cực là giải pháp quan trọng trong hệ thống các giải pháp của luận văn. Trong đó, tiếp tục thực hiện chế độ ưu tiên tuyển dụng đối với những người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại địa phương. Để công tác tuyển dụng công chức đạt chất lượng cao, trong quá trình tuyển dụng cần bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc:

Một là, tiếp tục thực hiện nguyên tắc công khai việc tuyển dụng công chức, CBQL, giáo viên. Tất cả mọi thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển dụng, nội dung, hình thức thi tuyển…phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và đăng ký dự tuyển.

Hai là, thực hiện nghiêm nguyên tắc khách quan. Nội dung của nguyên

tắc này thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất, việc tuyển dụng CBQL, giáo viên phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao; thứ hai, đánh giá kết quả thi tuyển CBQL, giáo viên phải chính xác, khách quan, không thiên vị bất kỳ trường hợp nào, mọi tiêu chí phải dựa trên tiêu chuẩn quy định đối với viên chức, công chức và CBQL, giáo viên theo luật hiện hành.

Ba là, tuân thủ nguyên tắc bình đẳng. Tất cả mọi công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đều có quyền tham gia dự tuyển công chức, CBQL, giáo viên và được tuyển khi có đủ điều kiện trúng tuyển mà không có sự phân biệt đối xử nào. Cùng với tuyển dụng công chức, CBQL, giáo viên việc thu hút nhân tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước có ảnh rất lớn đến chất lượng của đội ngũ công chức, CBQL, giáo viên hiện nay.

Bốn là, cần đa dạng các nội dung, hình thức thi tuyển; ngoài việc áp dụng hình thức thi viết và thi trắc nghiệm, cần có hình thức thi phỏng vấn. Nội dung thi tuyển cần bám sát các kỹ năng về hành chính, khả năng xử lý tình huống.

Đặc biệt là sự am hiểu pháp luật, tình hình cụ thể ở địa phương. Đổi mới chính sách chế độ đối với cán bộ công chức tại UBND huyện, chức năng, nhiệm vụ theo tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với từng CBQL, giáo viên, khả năng thích ứng, tính đặc thù của công việc, áp lực khi thực hiện với cường độ cao. Phải thực hiện tốt các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ để đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ CBQL, giáo viên. Đây là những yếu tố góp phần làm cho CBQL, giáo viên yên tâm công tác, hết lòng với công việc, hạn chế được những tiêu cực dễ phát sinh, nhằm xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên thực sự là những người hết lòng vì nhiệm vụ, vì mục tiêu xây dựng ngành giáo dục và đào tạo của huyện Tràng Định ngày càng vững mạnh, phát triển.

Thứ hai, quan tâm triển khai thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức như: Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND, ngày 10/10/2013 của Ủy ban

nhân dân tỉnh kèm theo quy định về việc hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức, CBQL, giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn.

Bên cạnh đó, cần có những nội dung cần được bổ sung, làm mới hơn so với quy định đã được ban hành từ 2013 đến nay nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho huyện Tràng Định trong phát triển nguồn lực con người đáp ứng mục tiêu, yêu cầu trong giáo dục và đào tạo.

Thứ ba, thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc đối với cán bộ công chức, CBQL, giáo viên tại UBND huyện, cụ thể:

Đối với đối tượng nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động:

Cán bộ công chức tại UBND huyện đủ 50 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì ngoài chế độ hưu trí theo quy định hiện hành của nhà nước, còn được hưởng các khoản trợ cấp: 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho hai mươi năm đầu công tác có đóng BHXH. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1 tháng tiền lương hiện hưởng.

Đối với đối tượng theo diện nghỉ thôi việc: Cán bộ, công chức, CBQL, giáo viên tại UBND huyện do tinh giảm biên chế thuộc một trong các trường hợp: Chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công tác đang đảm nhận;

Không hoàn thành nhiệm vụ được giao do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu; Sức khoẻ không đảm bảo; Thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc phải thôi việc và cũng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định hiện hành thì ngoài chế độ quy định của luật BHXH, còn được hưởng các khoản trợ cấp: 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH;

nếu có tuổi đời dưới 45 tuổi, được trợ cấp thêm 06 tháng tiền lương hiện hưởng

để đi học nghề. Ngoài ra, còn một số quy định cụ thể cho đối tượng CBQL, giáo viên không nằm trong diện quy định hiện hành nhằm đảm bảo chế độ, quyền lợi cho mọi CBQL, giáo viên đã công tác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)