Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẠI UBND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

3.4. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Do điểm xuất phát và trình độ phát triển của từng địa phương trên địa bàn huyện Tràng Định còn có những khó khăn nhất định về phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ không đáng kể; khả năng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng gặp khó khăn, bất cập. Cơ chế, chính sách đối với CBQL, giáo viên nói chung còn những vấn đề chưa hợp lý, thiếu quy hoạch, tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên công tác gần địa bàn địa phương nơi sinh sống.

3.4.3.2. Về chủ quan

Thứ nhất, là do bản thân đội ngũ CBQL, GV vẫn còn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu sáng tạo, chưa chịu khó học tập, rèn luyện, phấn đấu khiến cho việc chuyển biến, đổi mới tư duy còn chậm, còn chủ quan, làm việc chủ yếu dựa

trên kinh nghiệm, chưa kịp thời cập nhật nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ dẫn đến những bất cập trong xử lý công việc và giảng dạy, nhất là từ những bất ngờ phát sinh trong thực tiễn. Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có lúc chưa kịp thời, đầy đủ; việc triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ vẫn còn có sai sót.

Thứ hai, là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch CBQL, GV chưa được quan tâm đúng mức cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đội ngũ CBQL, GV. Các hình thức tuyển dụng tuy đã được đa dạng hóa nhưng vẫn chưa đảm bảo tính công khai, công bằng khiến cho các thí sinh không dám đăng ký tham gia vì tâm lý cho rằng thi tuyển chỉ là hình thức, mỗi chỉ tiêu đã có sắp xếp trước.

Thứ ba, là các chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với CBQL, giáo viên còn nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo yên tâm công tác, cống hiến, làm giảm chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên trong thực thi nhiệm vụ. Chính sách tiền lương còn nhiều bất cập mang yếu tố bình quân, người làm ít cũng như người làm nhiều, chưa mang tính khuyến khích cao, chưa gắn nghĩa vụ với lợi ích, chưa tạo được động lực thỏa đáng cho CBQL, giáo viên công tác tốt, không thu hút được nguồn CBQL, giáo viên có năng lực.

Thứ tư, trong công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm CBQL còn nhiều bất cập dẫn tới chất lượng đội ngũ CBQL bị hạn chế. Việc bố trí CBQL, giáo viên chưa đúng với chuyên môn đào tạo, sắp xếp sai vị trí chức danh công việc, vẫn còn tình trạng có chức danh thừa người, có chức danh thiếu người, phải tuyển thêm lao động hợp đồng... Những bất cập này khiến cho đội ngũ CBQL không phát huy hết những mặt mạnh của mình, ngược lại còn kìm hãm sự phát triển.

Thứ năm, là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên tuy đã được quan tâm nhưng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn thấp do hạn chế về trang thiết bị, phương pháp và trình độ của giảng viên, thiếu nguồn kinh phí

dành cho đào tạo, bồi dưỡng, nội dung và chương trình đào tạo chưa sát với thực tiễn đổi mới liên tục, chưa tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng công tác.

Thứ sáu, là công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL, giáo viên còn mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến người thực sự có đạo đức, năng lực, trình độ, do đó chưa khuyến khích được công chức phấn đấu vươn lên. Việc đánh giá công chức hàng năm còn mang tính chung chung, nể nang do đó các khuyết điểm, hạn chế nhất là năng lực công tác chưa được phát hiện và khắc phục kịp thời.

Thứ bảy, công tác quản lý, kiểm tra CBQL, giáo viên chưa được chú trọng.

Công tác kiểm tra mới chỉ dừng lại ở tính hình thức chưa kiểm tra sâu sắc, triệt để CBQL, giáo viên về chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế làm việc và nhất là hiệu quả thực tế của nhiệm vụ được giao. Việc thanh kiểm tra công vụ diễn ra chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Các hình thức xử lý CBQL, giáo viên vi phạm còn nhẹ, chưa có tính răn đe, làm gương.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)