CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Hai là, đánh giá kết quả thực hiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đáp nhằm ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông mới trong thời gian qua.
Ba là, đề xuất những giải pháp công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
Để thực hiện được các chỉ tiêu đặt ra đối với đề tài, tác giả đi vào các nội dung cụ thể cần đạt được đó là:
Thứ nhất, khảo sát nhóm: Tác giả sử dụng phương pháp đặt câu hỏi đặt câu hỏi cho một nhóm người trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. Có thể dùng bảng câu hỏi với thang điểm phù hợp để đánh giá về vấn đề chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định. Trong đó tập trung vào phân tích quan điểm, nhu cầu của đội ngũ này với xu hướng phát triển, nâng cao chất lượng CBQL, giáo viên phổ thông của địa phương thông qua phát bảng hỏi và thực hiện khảo sát.
Thứ hai, quan sát (có hệ thống): Tác giả sử dụng phương pháp xác định sự xuất hiện của mối quan tâm về đối tượng và theo dõi trong bối cảnh tự nhiên để tìm hiểu và phân tích. Thông qua quá trình hoạt động của đội ngũ CBQL, giáo viên phổ thông để quan sát, ghi lại hành động, xu hướng biến đổi ở các mức độ khác nhau của hành vi chủ động và thụ động của họ và các nhóm khác nhau trên địa bàn toàn huyện.
Thứ ba, phân tích dữ liệu định lượng: Tác giả sau khi thu thập sẽ xử lý trước khi phân tích các nội dung khảo sát bằng phương pháp định lượng sử dụng các phần mềm để so sánh các kết quả sang dạng số, sử dụng thống kê mô tả để ước lượng kết quả của khảo sát hoặc suy luận để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra đối với chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định, hoặc có thể sử dụng một số phần mềm chuyện dụng để tính toán số liệu đem lại kết quả khảo sát mang tính khách quan nhất như:
phần mềm SPSS, STATA…
Hệ thống công thức sử dụng trong các tiêu chí đánh giá chất lượng CBQL, giáo viên trong quá trình nghiên cứu luận văn:
- Cơ cấu đội ngũ theo độ tuổi:
Tỷ trọng
CBQL, giáo viên nằm trong nhóm tuổi i =
Số CBQL, giáo viên nằm
trong nhóm tuổi i × 100
Tổng số CBQL, giáo viên
Ý nghĩa của việc thực hiện công thức tính: thông qua công thức giúp cho quá trình xử lý số liệu đánh giá được tính kế thừa, mức độ giới hạn và khoảng hạn định của độ tuổi trong quá trình công tác của đội ngũ CBQL, giáo viên.
- Cơ cấu đội ngũ theo trình độ học vấn:
Tỷ trọng
CBQL, giáo viên có trình độ i =
Số CBQL, giáo viên có trình độ i
× 100 Tổng số CBQL, giáo viên
Ý nghĩa của việc thực hiện công thức tính: giúp cho tác giả luận văn khu biệt được rõ các đối tượng trong quá trình nghiên cứu, điều tra về đánh giá trình độ học vấn của đội ngũ CBQL, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định cũng như mức độ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu trong giáo dục và đào tạo hiện nay.
- Cơ cấu đội ngũ theo trình độ ngoại ngữ, tin học:
Tỷ trọng CBQL, giáo viên có chứng chỉ ngoại
ngữ/tin học ==
Số CBQL, giáo viên có
chứng chỉ ngoại ngữ/tin học × 100 Tổng số CBQL, giáo viên
Ý nghĩa của việc thực hiện công thức tính: giúp cho tác giả luận văn xác định được các tiêu chí cụ thể, rõ ràng về việc đánh giá trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ CBQL, giáo viên cao hay thấp cũng như mức độ đáp ứng so với mục tiêu, yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo hiện nay.
CHƯƠNG 3