Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Mặc dù là có rất nhiều phương pháp thu thập thông tin nhưng không phải sử dụng phương pháp thu thập thông tin nào cũng có hiệu quả. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin cho phù hợp với từng hoàn cảnh quản trị thực tế là một vấn đề khoa học. Thông thường để lựa chọn được các phương pháp thu thập thông tin có hiệu quả người ta thường căn cứ vào những yêu cầu cần phải đạt được, mục tiêu của việc thu thập thông tin, nội dung của những thông tin cần thu thập, hoàn cảnh thực tiễn và khả năng của đơn vị cùng nhiều yếu tố khác nữa. Những phương pháp thu thập thông tin được lựa chọn phải là những

phương pháp ít tốn kém, đảm bảo chất lượng thu thập thông tin, kịp thời và có hiệu quả.

Nội dung thực hiện cụ thể trong thu thập thông tin được tác giả chia ra làm một số vấn đề cần triển khai như sau: Chia đối tượng nghiên cứu ra thành hai mảng dữ liệu đó là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên phổ thông; quy mô khảo sát với từng đối tượng được chia thành 2 loại phiếu khảo sát, căn cứ vào số lượng người cụ thể của từng đơn vị để chia ra khảo sát theo diện điểm và đại trà bằng cách trả lời trực tiếp hoặc dựa theo mẫu phiếu điều tra xã hội học; thông qua kết quả khảo sát đạt được để đánh giá khả năng nhận thức, tình hình thực tiễn tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn huyện Tràng Định, từ đó làm cơ sở cho tác giả phân tích, đề xuất những giải pháp trong quá trình nghiên cứu. Cụ thể:

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Được lấy từ nguồn thông tin trên báo chí, sách, tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đưa ra các căn cứ, luận cứ quan trọng cho luận văn trong quá trình thực hiện khảo sát liên quan đến chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định. Bằng những căn cứ cụ thể: Thứ nhất, các loại báo cảo tổng kết, báo cáo 6 tháng đầu năm, báo cáo định kỳ giai đoạn từ 2020 đến 2022 và các báo cáo liên quan đến công tác quản lý đội ngũ CBQL, giáo viên trên địa bàn huyện. Thứ hai, nguồn thông tin được cập nhật thông qua các trang website của địa phương và các đơn vị giáo dục thông qua các bộ phận chuyên môn của cơ quan hành chính, bộ phận 1 cửa, kế hoạch, văn thư, tổng hợp… từ đó, tác giả đi tổng hợp các số liệu thống kê tạo thành nguồn cứ liệu quan trọng trong quá trình điều tra.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Đối tượng điều tra, khảo sát:

CBQL, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn Quy mô mẫu điều tra

Cùng với quá trình thu thập thông tin thứ cấp, góp phần làm tăng thêm các

luận cứ khoa học và độ chính xác của các vấn đề nghiên cứu có liên quan đối với tất cả các trường thuộc các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn toàn huyện Tràng Định. Để đảm bảo tính tổng thể trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức Slovin để xác định quy mô mẫu điều tra như sau:

n = N/(1+N* e2) Trong đó:

n: cỡ mẫu

N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Do điều kiện thời gian có hạn nên trong luận văn tác giả sử dụng sai số 5%, theo tác giả đây cũng là con số khá vững chắc để đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,05.

Với N = 1.883 cán bộ giáo viên tại tất cả các cơ sở giáo dục trực thuộc quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Tràng Định (Năm 2020), xác định được số lượng mẫu tối thiểu n = 200 người. Như vậy số lượng điều tra được phân bổ tới đội ngũ cán bộ quản lý của phòng giáo dục và đào tạo huyện và tất cả các cán bộ quản lý thuộc ban giám hiệu các nhà trường trên địa bàn toàn huyện Tràng Định.

Thiết kế phiếu điều tra và triển khai phương pháp thu thập số liệu:

Đối với phiếu điều tra, tác giả luận văn sử dụng bảng hỏi với các câu hỏi điều tra đối với đội ngũ CBQL, giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định nhằm thu thập các số liệu về thực trạng và những nội dung cần đạt được:

- Lọc bỏ được các đối tượng không phù hợp trong quá trình nghiên cứu - Tiết kiệm kinh phí và công sức, thời gian thực hiện quá trình điều tra - Mức độ thu thập thông tin nhanh chóng, kịp thời

- Xuất phát từ thực tế quá trình hoạt động của đội ngũ CBQL, giáo viên.

- Thời gian tiến hành điều tra: khoảng tháng 11 năm 2021

- Các bước thu thập số liệu điều tra cụ thể như sau:

+ Bước 1: Tiến hành phát phiếu điều tra cho các đối tượng được đề cập trong phiếu điều tra với đầy đủ nội dung cần đạt được và xu hướng điều tra cũng như các nội dung câu hỏi điều tra.

+ Bước 2: Gửi và nhận phiếu điều tra đã điền các thông tin và tổng hợp kết quả số lượng, chất lượng phiếu điều tra của người được điều tra.

+ Bước 3: Tiến hành điều tra lại và rà soát lại đối với các đối tượng điều tra trong phiếu điều tra khi thực hiện nội dung chưa rõ ràng hoặc chính xác.

+ Sử dụng các thước đo đánh giá và thang đo sử dụng trong phiếu điều tra theo hệ số quay ước trong phiếu điều tra, luận văn sử dụng thước đo theo thang đo Likert 4 điểm: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu. Thông qua 4 điểm này, người được điều tra có thể lựa chọn phương án được cho là phù hợp.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê. Là giai đoạn trung gian của quá trình nghiên cứu thống kê. Giúp nhận xét, phân tích đặc trưng cơ bản hiện tượng nghiên cứu. Là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê. Có 3 phương pháp tổng hợp: phân tổ thống kê, bảng thống kê và đồ thị thống kê. Đối với luận văn khi thực hiện phương pháp tổng hợp thống kê sẽ sự dụng phương pháp phân tổ thống kê và bảng thống kê. Từ đó xác định được giá trị sau thống kê các đối tượng dược điều tra từ đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn huyện Tràng Định và giáo viên các cấp ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn toàn huyện.

Các phương pháp nghiên cứu so sánh là một thủ tục có hệ thống tương phản của một hoặc nhiều hiện tượng, thông qua đó tìm cách thiết lập sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Kết quả phải là để có được dữ liệu dẫn đến định nghĩa của một vấn đề hoặc cải thiện kiến thức về vấn đề này. Từ những số liệu thông qua điều tra xã hội học, tác giả luận văn sử dụng phương pháp so sánh,

đối chiếu số liệu tìm được để có những giá trị trung thực trong khảo sát (sử dụng các mẫu nhỏ và mẫu vừa trong khảo sát) về cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn toàn huyện Tràng Định.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Là quá trình kiểm tra, biến đổi và mô hình hóa thông tin, bằng quá trình chuyển đổi kiến thức từ những dữ liệu thô thành kiến thức hành động để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Đây là giai đoạn thực hiện những thao tác cơ bản và nâng cao trong quá trình tiếp nhận và xử trí thông tin đã có, giúp cho tác giả luận văn có thể đưa ra những nhận định đúng đắn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn toàn huyện Tràng Định. Thông qua những dữ liệu đã được điều tra qua bảng điều tra xã hội học, góp phần đối chiếu, so sánh, tổng hợp các kết quả đó để có được những giá trị trung thực trong quá trình điêu ftra về chất lượng và số lượng thực tế ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn toàn huyện về có cấu, tổ chức, trình độ, năng lực, bản lĩnh, nhu cầu, mong muốn trong quá trình công tác tại cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn huyện Tràng Định hiện nay.

Ngoài những phương pháp cố định đã được sử dụng trong quá trình thực hiện điều tra xã hội học đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện Tràng Định, tác giả luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tiếp xúc, tìm hiểu trực tiếp đối với một số đối tượng nhất định trên địa bàn các trường phổ thông và một số vị trí trong cơ quan giáo dục của huyện để thực hiện phương pháp điều tra trực tiếp góp phần có thêm thông tin chính xác trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)