CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẠI UBND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
3.1. Đặc điểm tình hình huyện Tràng Định, các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện cùng với sự nổ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân trong toàn huyện, trong những năm qua kinh tế - xã hội đã có những khởi sắc, có những bước phát triển toàn diện trên
mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Tích cực phát huy nội lực, tận dụng mọi nguồn lực, phát huy lợi thế, tiềm năng; đồng thời tranh thủ, thu hút sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và các nguồn lực khác để phát triển kinh tế, xã hội vì vậy kinh tế phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị có bước tiến bộ. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 17-18%, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 9,2 triêu đồng/ người. Thu nhập / ha đất canh tác/ năm 35 triệu đồng, có 40% diện tích có doanh thu trên 50 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ổn định. Thương mại nội địa được duy trì tốt, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và khan hiếm hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu được bảo đảm cung ứng đầy đủ. Mạng lưới chợ trên địa bàn hoạt động ổn định. Dịch vụ vận tải hoạt động trở lại đảm bảo các yêu cầu công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch huyện Tràng Định; hoàn thành Đề án phát triển du lịch huyện Tràng Định giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng phương án quản lý di chỉ khảo cổ hang Pác Ả và điểm du lịch cộng đồng thôn Bản Bó, xã Tri Phương; phối hợp xây dựng 02 Video quảng bá giới thiệu về giá trị văn hóa đặc trưng, tìm hiểu trải nghiệm đám cưới người Dao tại thôn Lũng Slàng, xã Tri Phương, huyện Tràng Định, một sản phẩm du lịch mới của Lạng Sơn. Hiện tại UBND xã Tri Phương và Thôn Lũng Slàng đã vận động tuyên truyền được 08 hộ gia đình đăng ký tham gia phát triển thành điểm du lịch cộng đồng. Tổng lượng khách du lịch ước đạt 14.125 lượt khách, tăng 17,7% so với năm 2021, vượt 17,7% kế hoạch; doanh thu xã hội ước đạt 5,3 tỷ đồng, tăng 32,5% so với năm 2021, đạt vượt 32,5% kế hoạch (Báo cáo số 421- BC/HU, ngày 20/12/2021 của Huyện ủy Tràng Định về tổng kết công tác năm
2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022)
Bảng 3.1.2: Tổng kết một số chỉ tiêu kinh tế từ 2021 huyện Tràng Định
TT Chỉ tiêu ĐVT 2021 2022 Ghi chú
1 Thu nhập bình quân đầu người
Triệu
đồng 9,2
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm:
17-18%
2 Dất canh tác Triệu
đồng 35
3 Doanh thu trên 50 triệu đồng Triệu đồng
diện tích có doanh thu trên 50 triệu đồng
40%
4 Chỉ tiêu về du lịch Lượt tăng
17,7%
vượt 17,7%
kế hoạch
5 Doanh thu xã hội Tỷ
đồng 5,3 tăng 32,5%
vượt 32,5%
kế hoạch (Nguồn: UBND huyện Tràng Định)
Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, cấp ủy, chính quyền huyện tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh năm 2022; duy trì chương trình “Cà phê doanh nhân”, đến nay đã tổ chức được 10 cuộc với 110 lượt đại diện doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, chủ đầu tư dự án vay vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh tham gia, tạo không gian trao đổi, gặp mặt trực tiếp giữa chính quyền huyện với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, từ đó nắm bắt khó khăn, nguyện vọng và kiến nghị của khối doanh nghiệp với chính quyền địa phương. Các khó khăn chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai và chứng thực, UBND huyện đã giao các cơ quan liên quan tham mưu giải quyết.
Văn hoá - xã hội: Đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét; phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá phát triển; có 85% số hộ được công nhận gia đình văn hoá, có 37 % làng, xã văn hoá. Tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia và thi tuyển vào lớp 10 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, chỉ đạo khai giảng năm học 2022 - 2023 đúng thời gian quy định. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục; triển khai có hiệu quả chương trình sữa học đường và chương trình giáo dục phổ thông mới; tiếp nhận phân bổ kinh phí chương trình
“Sóng và máy tính cho em” để phục vụ công tác dạy và học. Chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn đối với các trường học tại xã Quốc Việt và Chi Lăng, công nhận mới 01 trường và công nhận lại 03 trường đạt chuẩn quốc gia, lũy kế toàn huyện có 24 trường đạt chuẩn quốc gia (Báo cáo số 421-BC/HU, ngày 20/12/2021 của Huyện ủy Tràng Định về tổng kết công tác năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022).
Công tác thông tin, tuyên truyền đảm bảo đúng định hướng; các cơ quan truyền thông phản ánh đầy đủ, kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, huyện; đẩy mạnh tuyên tuyền phim tài liệu “Lạng Sơn - 190 năm xây dựng và phát triển”, tập trung tuyên truyền kỷ niệm các sự kiện quan trọng của đất nước và địa phương bằng nhiều hình thức phong phú thu hút hơn 70.000 lượt người nghe. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao huyện Tràng Định lần thứ IX năm 2021- 2022, tham gia giải Cầu lông thiếu niên nhi đồng tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tham mưu Huyện ủy ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện. Đầu tư xây mới, nâng cấp và trang bị cơ sở vật chất cho 15 nhà văn hóa thôn, 01 sân tập thể xã. Thời điểm huyện xây dựng chỉ tiêu Nghị quyết năm 2022 căn cứ theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: đến nay qua rà soát toàn huyện có 100/175
thôn có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn, đạt 57,14%, vượt 4,14% chỉ tiêu kế hoạch.
Theo tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn; Hướng dẫn 115/HD-SVHTTDL, ngày 21/9/2022 của Sở Văn hóa thể thao Du lịch tỉnh Lạng Sơn về hướng dẫn thực hiện tiêu chí “Cơ sở vật chất văn hóa”; tiêu chí
“Văn hóa” trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 – 2025): toàn huyện có 61/175 nhà văn hóa thôn, khu phố đạt chuẩn, đạt 34,85% số nhà văn hóa trên địa bàn huyện, thấp hơn 18,15% so với chỉ tiêu kế hoạch. Có 9/21 xã có nhà văn hóa xã đạt chuẩn, đạt 42,8%, đạt chỉ tiêu kế hoạch. Thường xuyên chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ thiết kế sơ bộ công trình khôi phục di tích Chùa Linh Quang, xây dựng Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử các xã An toàn khu huyện Tràng Định giai đoạn 2021 - 2030. Hoàn thành và trình thẩm định hồ sơ công nhận thêm 06 xã ATK và hồ sơ vùng ATK huyện Tràng Định (Báo cáo số 421-BC/HU, ngày 20/12/2021 của Huyện ủy Tràng Định về tổng kết công tác năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022).
Mạng lưới thông tin liên lạc được quan tâm phát triển, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, thông tin đa dạng phong phú. Tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện uỷ ban hành Kế hoạch số 73-KH/HU, ngày 25/01/2022 về việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TU, ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Tràng Định. Ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện quản lý việc ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng;
phát triển kinh tế số. Tiến hành khảo sát, báo cáo số liệu, thông tin phục vụ việc triển khai trạm BTS tại những khu vực lõm sóng, sóng yếu, giới thiệu một số đơn vị doanh nghiệp lên khảo sát. Cơ bản các chỉ tiêu về kinh tế số được giữ vững và ổn định; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ kinh doanh sử dụng thành thạo, hỗ trợ mua và bán sản phẩm, hàng hóa trên cửa hàng số; thành lập Tổ
công nghệ thông tin của huyện. Kiện toàn Tổ công nghệ số cộng đồng tại 175/175 thôn, khu phố với 870 thành viên tổ. Triển khai app Công chức số - Xứ Lạng và công dân số - Xứ Lạng tích hợp app trợ lý ảo đã đạt chỉ tiêu đề ra so với kế hoạch chung của tỉnh. Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công cấp huyện tiếp nhận 1.278 hồ sơ, trong đó trực tuyến 421 hồ sơ (tăng 417 hồ sơ so với năm 2021), trực tiếp 857 hồ sơ, hồ sơ đã giải quyết 1.274 hồ sơ đúng hạn, 04 hồ sơ đang giải quyết. Cấp xã tiếp nhận 30.418 hồ sơ, trong đó trực tuyến 2.180 hồ sơ (tăng 2.180 hồ sơ so với năm 2021), trực tiếp 28.238 hồ sơ, đã giải quyết 30.412 hồ sơ, 06 hồ sơ đang giải quyết, tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC mức độ 3,4 tăng so với năm 2021 [30].
Hoạt động Y tế có nhiều chuyển biến, nhất là các chương trình Y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 13%. Đời sống vật chất của nhân dân đã được nâng lên, phong trào thi đua làm giàu, xoá đói giảm nghèo được nhân dân hưởng ứng tích cực. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chế độ chính sách đối với người có công, chính sách an sinh xã hội. Tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ người có công khó khăn về nhà ở, xây dựng nhà Đại đoàn kết theo kế hoạch. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo thực hiện theo quy định, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện; không để phát sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo.
Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội của huyện cũng còn những hạn chế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năng và phát triển không đều giữa các vùng.Công tác cải cách hành chính còn chậm; Hoạt động của khu công nghiệp nhỏ hiệu quả chưa cao, ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa vững chắc, các làng nghề chưa hoạt động thường xuyên và hiệu quả; Các tệ nạn xã hội đang còn phát sinh, tình trạng tai nạn giao thông ngày một gia tăng; Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của Nhân dân;
giá các loại vật tư nông nghiệp, cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi tăng
cao ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất nông nghiệp; Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, bên cạnh đó lực lượng kiểm lâm địa bàn mỏng, thực hiện quản lý diện tích rừng trên địa bàn huyện lớn nên công tác quản lý, bảo vệ rừng còn chưa được chặt chẽ, còn xảy ra một số vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp; Việc giao kế hoạch vốn năm 2022 tương đối muộn dẫn đến việc chậm triển khai và giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG tại cấp huyện;
một số tiểu dự án chưa có hướng dẫn cụ thể của cấp tỉnh nên chưa đủ cơ sở để thực hiện phân bổ chi tiết vốn đến các chủ đầu tư (dự án 1 Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN; dự án 1 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững). Giá cả một số nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến nhà thầu thi công cầm chừng; tiến độ triển khai một số dự án từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu cơ sở hạ tầng xã An toàn khu còn chậm; Một số khoản thu ngân sách nhà nước chưa đạt tiến độ dự toán giao, thu ngân sách nhà nước đạt thấp hơn so với năm 2021; Còn 02 chỉ tiêu: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT và Trồng cây dưới tán tuy đã được triển khai thực hiện quyết liệt, sát sao nhưng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch năm, nguyên nhân do công tác tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, mức thu nhập của các hộ dân tại một số xã còn thấp, đồng thời do công tác xây dựng chỉ tiêu kế hoạch chưa bám sát tình hình thực tế của địa phương, dẫn đến chỉ tiêu đưa ra quá cao, khó thực hiện; Công tác tham mưu của một số cơ quan đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của một bộ phận cán bộ, công chức chưa nghiêm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Những đặc điểm về kinh tế - xã hội trên đây có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp Giáo dục - đào tạo của huyện.
Dưới sự lãnh đạo của uyện uỷ, HĐND, UBND huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân trong toàn huyện, trong những năm qua kinh tế - xã hội đã có những khởi sắc, có những bước phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Tích cực phát huy nội lực, tận
dụng mọi nguồn lực, phát huy lợi thế, tiềm năng; đồng thời tranh thủ, thu hút sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và các nguồn lực khác để phát triển kinh tế, xã hội vì vậy kinh tế phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị có bước tiến bộ. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 17-18%, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 9,2 triêu đồng/ người. Thu nhập / ha đất canh tác/ năm 35 triệu đồng, có 40% diện tích có doanh thu trên 50 triệu đồng;
Trong năm, khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Huyện uỷ, sự giám sát của HĐND huyện, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực trong việc tham gia xây dựng Chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, sự chủ động trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, đồng thuận của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển ổn định; dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững, không có vụ việc phức tạp xảy ra. Các chính sách người có công, an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định.
Một số chỉ tiêu về cây trồng duy trì tốt, đặc biệt là cây Thạch đen. Kết quả triển khai hỗ trợ Nhân dân tiếp cận nguồn vốn chính sách theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 và Nghị quyết số 15/2021/NQ- HĐND ngày 17/7/2021 của HĐND tỉnh tuy còn có vướng mắc liên quan đến thủ tục đất đai để định giá tài sản thế chấp nhưng đã phần nào được giải quyết, số hồ sơ được vay vốn tăng mạnh so với năm 2021. Công tác giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả. Các cấp, các ngành quyết liệt triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của huyện, đưa ra nhiều giải pháp mới, sáng tạo trong cải cách hành chính như: tổ chức đối thoại Doanh nghiệp, chương trình Cà phê doanh nhân; cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
đã có những phản hồi tích cực trong tương tác với chính quyền địa phương;
chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho Bưu điện huyện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện (Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, số 1423/ĐA-UBND Đề án “Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế giai đoạn 2022 - 2025 Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định”, ngày 14 tháng 9 năm 2022).
Văn hoá - xã hội: Đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét; phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá phát triển, có nhiều tiến bộ, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được giữ vững, có 85% số hộ được công nhận gia đình văn hoá, có 37
% làng, xã văn hoá; Mạng lưới thông tin liên lạc được quan tâm phát triển, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, thông tin đa dạng phong phú; Hoạt động Y tế có nhiều chuyển biến, nhất là các chương trình Y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 13%; Đời sống vật chất của nhân dân đã được nâng lên, phong trào thi đua làm giàu, xoá đói giảm nghèo được nhân dân hưởng ứng tích cực.