Sử dụng, sắp xếp cán bộ, giáo viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

1.2. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông

1.2.2. Sử dụng, sắp xếp cán bộ, giáo viên

Theo từ điển Tiếng việt sử dụng “Là đem dùng vào một mục đích nào đó”

[ 27, tr.1108]; sắp xếp “Là xếp theo một trình tự hợp lí nhất định” [27, tr.1078].

Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo với một số nội dung chính như sau: Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông). Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức (xếp loại chất lượng viên chức) ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.

Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức (xếp loại chất lượng viên chức) ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thuộc các diện trên, tùy vào trường hợp cụ thể có thể thực hiện các quy định về thôi việc và tinh giản biên chế theo các quy định hiện hành.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn dược đào tạo. Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, cán bộ quản lý giáo dục có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên hoặc được phân loại, đánh giá công chức, viên chức (xếp loại chất lượng công chức, viên chức) ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục đảm nhiệm chức vụ quản lý trường học đến hết nhiệm kì bổ nhiệm. Sau khi kết thúc nhiệm kì, không thực hiện bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mà bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục đến khi nghỉ hưu theo quy định.

Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, cán bộ quản lý giáo dục có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn hiệu trưởng và có một năm được phân loại, đánh giá công chức, viên chức (xếp loại chất lượng công chức, viên chức) ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì thôi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục.

Cán bộ quản lý giáo dục không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định.

Cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thuộc các diện trên, tùy vào trường hợp cụ thể có thể thực hiện các quy định về thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và tinh giản biên chế theo các quy định hiện hành.

Các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp. Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) phê duyệt trước ngày 15/12/2020 để triển khai thực hiện.

Nội dung chính của kế hoạch sử dụng CBQL, GV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, bao gồm: Số lượng, danh sách giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo từng đối tượng ; Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm khác tại cơ sở giáo dục đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.

Việc giải quyết chế độ hưu trí, thôi việc, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tinh giản biên chế đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo; Nội dung, thời gian và hình thức tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo; Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch.

1.2.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Theo từ điển Tiếng việt đào tạo là “làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [27, tr.364]

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là việc làm cấp bách hiện nay đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp trên khắp các địa bàn. Điều này đồng nghĩa với việc xây dựng cho được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có đủ về số lượng, chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức, năng lực,có khả năng tiếp thu được những tri thức mới và biết cách

ứng dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể. Việc đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có nghĩa là phải nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn, phải phục vụ trực tiếp cho chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương nói riêng góp phần vào thúc đẩy nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của cả nước nói chung.

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải thực hiện được một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phải có đầy đủ các yếu tố về cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý, giáo viên, về khoa học tổ chức, quản lý đối với các cơ sở đào tạo mà người cán bộ quản lý, giáo viên chưa kịp cập nhật.

Việc đào tạo và bồi đưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc cho họ, đây là nội dung đào tạo thiết thực và thông dụng nhất nhằm bổ sung những thiếu hụt cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Đồng thời, trong quá trình đào tạo cũng cần phải trao đổi kinh nghiệm trong công việc chuyên môn, trong công tác quản lý, giảng dạy.

Thứ hai, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng có thể sử dụng nhiều loại hình phương pháp khác nhau như: sử dụng phương pháp đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ hoặc đào tạo và bồi dưỡng bên ngoài, với những phương pháp này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có thể tiếp cận ngay thực tế, vì nội dung đào tạo và bồi dưỡng liên quan trực tiếp tới công việc họ đang thực hiện.

Thứ ba, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hình thức đào tạo cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo và bồi dưỡng, như việc thuyên chuyển cá bộ quản lý, giáo viên qua nhiều công việc khác nhau sẽ giúp họ mở rộng được kiến thức và có được những kinh nghiệm, hiểu biết về chức năng khác nhau của các cơ quan. Qua đó, mở rộng tầm nhìn của những người được đào tạo và bồi dưỡng.

Thứ tư, các nguồn lực về công tác đào tạo và bồi dưỡng được nâng lên và đáp ứng tốt cho quá trình đào tạo và bồi dưỡng, thì việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo đó cũng được nâng lên rõ rệt.

Thứ năn, công tác đào tạo và bồi dưỡng cũng cần đươc thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt và nghiêm túc, toàn diện trên tất cả các mặt, nếu thực hiện tốt sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chất lượng cao.

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, thông qua đào tạo và bồi dưỡng giúp cho cơ sở đào tạo có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác giáo dục và đào tạo, góp phần xây dựng đội ngữ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng vững mạnh.

1.2.4. Quy hoạch

Theo từ điển Tiếng việt quy hoạch “là bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lí trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn”

[27, tr.1028]

Tại văn bản số 16-HD/BTCTW ngày 15/02/2022, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ. Trong đó nêu rõ một số vấn đề cần quan tâm trong thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, gồm:

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ tình hình thực tế đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm kỳ và định hướng nhiệm kỳ kế tiếp; đồng thời, gắn kết chặt chẽ với các khâu khác trong công tác cán bộ. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo có thẩm quyền, nguyên tắc tập trung dân chủ, công bằng, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch.

Về rà soát, đánh giá nguồn cán bộ:

Trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị trong nhiệm kỳ và định hướng hướng nhiệm kỳ tiếp theo; chỉ đạo rà soát, đánh giá nguồn cán bộ đương nhiệm theo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện để chuẩn bị nguồn nhân sự trước khi tiến hành công tác quy hoạch cán bộ.

Đánh giá cán bộ theo các tiêu chí:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật và việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Thứ hai, về năng lực công tác, bao gồm: kết quả, hiệu quả công việc; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao

Thứ ba, về uy tín, kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp có thẩm quyền và kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định (nếu có)

Thứ tư, về chiều hướng, triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh quy hoạch.

Về tiêu chuẩn quy hoạch:

Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện theo phương châm quy hoạch

“động” và “mở”, trong đó quy hoạch “động” là định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh để đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc uy tín thấp và kịp thời bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, triển vọng phát triển.

Quy hoạch “mở” được hiểu là không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị mà cần mở rộng nguồn cán bộ từ nơi khác để đưa vào quy hoạch những cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Về quy trình thực hiện quy hoạch:

Hướng dẫn nêu rõ, không thực hiện đồng thời quy trình bổ sung quy hoạch với quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vào một chức lãnh đạo, quản lý. Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức danh quy hoạch chỉ được thực hiện sau khi phê duyệt quy hoạch ít nhất 3 tháng.

Coi trọng chất lượng, không vì số lượng, cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn;

đồng thời, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có biện pháp hiệu quả để phấn đấu thực hiện cơ cấu ba độ tuổi (khoảng cách giữa cách độ tuổi là 5 năm), tỷ lệ cán

bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số trong quy hoạch cấp ủy, các chức danh lãnh đạo, quản lý.

1.2.5. Đánh giá thực hiện công việc đối với cán bộ, giáo viên

Mục đích của công tác đánh giá đội ngũ theo chuẩn là nhằm theo dõi, đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong cả hệ thống giáo dục, từng tỉnh, từng huyện, từng trường và từng cá nhân, làm căn cứ cho việc xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng.

Kết quả đánh giá theo chuẩn cũng là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả và cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên của các địa phương và của Bộ GDĐT, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới giáo dục. Thông qua 2 văn bản quy định và hướng dẫn đánh giá đó là: Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018, ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Công văn số 4530/BGD ĐT-NGCBQLGD, ngày 01/10/2018, Hướng dẫn thực hiện thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV CSGDPT đối với giáo viên và Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT, ngày 20/7/2018, ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng CSGDPT; Công văn số 4529/BGD ĐT-NGCBQLGD, ngày 01/10/2018, Hướng dẫn thực hiện thông tư ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng CSGDPT đối với đánh giá cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

1.2.6. Đãi ngộ

Để đáp ứng nhu cầu giao dịch cũng như tạo sự thuận lợi cho người dân, UBND Huyện đã xây dựng Trụ sở Trung tâm hành chính công để tập hợp tất cả các phòng, ban, cơ quan đơn vị cùng về làm việc tại một địa điểm. Năm 2013, UBND huyện đã mở rộng trụ sở làm việc, xây dựng thêm 1 dãy nhà 2 tầng, mỗi phòng được trang bị máy điều hòa, quạt, mỗi phòng khoảng 36 m2 cho khoảng 3- 6 công chức làm việc, trang bị đầy đủ, hiện đại tạo tâm lý thoải mái, thuận lợi trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là khu vực của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)