CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẠI UBND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2020 - 2022
3.2.1. Đặc điểm của đội ngũ nhân lực
3.2.1.1. Về số lượng cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông
Từ bảng số liệu cho thấy, Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: 56 trường học, trong đó có 20 trường mầm non, 12 trường tiểu học; 10 trường trung học phổ thông; 14 trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: 01 đơn vị (Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên).
Bảng 3.3: Về số lượng cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông
STT Trường học Giáo dục nghề nghiệp
Mầm non Tiểu học Tiểu học
và THCS THPT
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
20 12 14 10 01
(Bảng số liệu do phòng giáo dục và đào tạo huyện Tràng Định cung cấp) Biên chế toàn ngành được giao năm 2022 là 1.181 người, biên chế hiện có 1.121 người (Trong đó cán bộ quản lý: 132; Giáo viên biên chế: 845 người;
Nhân viên biên chế: 144 người). Biên chế có mặt chưa đủ so với biên chế được giao: 60 người (Đã đề xuất UBND huyện đăng ký nhu cầu tuyển dụng 39 nhưng có một số vị trí không có hồ sơ dự tuyển). Biên chế định mức năm 2022 – 2023:
1.373 người: Giáo viên: 1022 người; Nhân viên: 212 người. Thiếu 155 người so với quy định tại Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 và Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 bao gồm giáo viên Mầm non 44; giáo viên Tiểu học 35; giáo viên THCS 27 nhân viên y tế;
04 nhân viên kế toán; 06 nhân viên thư viện; 13 nhân viên thiết bị; 26 nhân viên văn thư. Phòng GD&ĐT đã phân công GV, NV thực hiện kiêm nhiệm công tác chuyên môn liên trường.
Bảng 3.4: Chỉ tiêu thực tế tại huyện Tràng Định đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông
STT Năm Cán bộ quản lý
Giáo viên
Nhân
viên Chỉ tiêu So sánh 1 2022 132 845 144 1121/1181 (Thiếu 60 người so
với chỉ tiêu)
2 2023 1022 212 1373/1528 (Thiếu 155 người
so với chỉ tiêu) (Nguồn do phòng giáo dục và đào tạo huyện Tràng Định cung cấp)
3.2.1.2. Thực trạng về trình độ tin học văn phòng
100% các trường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. 100% các trường thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử trên phần mềm Quản lý văn bản điều hành VNPT-iOffice.
Duy trì việc sử dụng phần mềm Quản lý nhà trường Smas; VN edu kết nối với hệ thống CSDL ngành trong quản lý, dạy và học.
100% các trường cấp Tiểu học, THCS thực hiện quản lý hồ sơ sổ sách điện tử thay hồ sơ giấy đối với một số hồ sơ sổ sách: Sổ Đăng bộ, Học bạ, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (đối với cấp Tiểu học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo lớp (sổ điểm lớp đối với cấp THCS).
100% các trường thực hiện cập nhật đầy đủ thông tin trường, lớp, đội ngũ, học sinh trên phần mềm CSDL ngành của Bộ, nộp dữ liệu định kỳ trên hệ thống (đầu năm, cuối năm) đúng thời gian quy định.
Phấn đấu 100% các trường đã được công nhận thư viện trường học đạt chuẩn được trang bị máy vi tính, 56/56 trường học có đường truyền kết nối internet đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong việc chuyển đổi số thư viện trường học.
100% trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí và các giao dịch khác.
3.2.1.3. Thực trạng về trình độ lý quản lý giáo dục và đào tạo
Huyện Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới, còn 11 xã ĐBKK và nhiều thôn của xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn, dân cư phân bố không đều, phân tán, sống rải rác, thưa thớt, nhiều thôn cách thôn từ 2 đến 9km. Đời sống Nhân dân nhìn chung còn nghèo, mặt bằng dân trí thấp, hoàn cảnh địa lý phức tạp nhà cách xa trường nên việc đi lại học tập của học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều điểm trường lẻ cách xa trung tâm nên chỉ có đường mòn nhỏ hẹp đến trường, khó khăn trong đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hoá, không thể huy động học sinh đến trường chính học, học sinh Mầm non, Tiểu học phải học lớp ghép nên khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Cơ sở vật chất các nhà trường tuy đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng hầu hết các trường còn thiếu các phòng chức năng, khu hành chính, phòng học bộ môn; thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh, thiếu nước sạch. Hệ thống thiết bị dạy học còn nghèo nàn, thiết bị hiện đại còn thiếu nhiều, hiệu quả sử dụng còn thấp. Một số phòng học tạm, phòng cấp IV đã xuống cấp, nhất là đối với cấp học MN, Tiểu học ở các xã đặc biệt khó khăn nên ảnh hưởng đến việc đáp ứng dạy học tăng thời lượng của các nhà trường.
Đa số các trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, hiện nay không đủ điều kiện để công nhận lại do cơ sở vật chất xuống cấp và thiếu các hạng mục theo quy định mới của Bộ GD&ĐT. Huyện thiếu nguồn kinh phí đầu tư cải tạo, xây dựng bổ sung.
Năng lực, trình độ một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và yêu cầu trong đổi mới phương pháp và sử dụng thiết bị dạy học. Chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Các trường Tiểu học dạy môn Tiếng Anh, Tin học tự chọn chưa được giao thêm biên chế giáo viên nên gặp khó khăn trong việc thực hiện chuyên môn. Một số trường vùng sâu, xa có nhiều điểm trường cách trường chính từ 10 - 22 km nên rất khó khăn cho việc tổ chức bán trú và dạy học hai buổi/ngày.
Số lượng lớp ghép vẫn còn nhiều nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập (Năm học 2020 - 2021 còn có lớp ghép với tổng số 15 lớp tiểu học và hơn 100 học sinh học lớp ghép. Có điểm trường mầm non ghép 4 độ tuổi trong 01 lớp ).
Bảng 3.2.1.3: Phổ cập giáo dục THCS Kết quả
Năm
Kết quả phổ cập cấp xã
Huyện đạt chuẩn mức độ Đạt chuẩn
mức độ 1
Đạt chuẩn mức độ 2
Đạt chuẩn mức độ 3
Năm 2016 3/23 11/23 9/23 1
Năm 2017 1/23 10/23 12/23 2
Năm 2018 0 3/23 20/23 2
Năm 2019 0 2/23 21/23 2
Năm 2020 0 1/22 21/22 2
(Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tràng Định)
Công tác xã hội hoá giáo dục tuy đã được quan tâm, có sự chuyển biến,
nhưng kết quả chưa cao, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Một số gia đình còn phó mặc con cái cho nhà trường, chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình.
3.2.1.4. Thực trạng về công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên
Huyện đã tạo điều kiện thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020 để nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của ngành GD&ĐT để đạt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để giáo viên có đủ điều kiện tham dự các kỳ thi thăng hạng viên chức và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác theo vị trí việc làm của viên chức. Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.
Huyện đã tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua chung và của ngành GD&ĐT bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ sở giáo dục.
Chỉ đạo Phòng GD&ĐT thực hiện đổi mới về công tác quản lý dạy và học có nhiều chuyển biến tích cực. Đẩy mạnh công tác kiểm tra chuyên môn bằng nhiều hình thức nhằm tư vấn, hướng dẫn và đánh giá. Chú trọng triển khai giáo dục kỷ luật tích cực trong giáo viên, học sinh, tạo sự đổi mới rõ nét trong công tác giáo viên chủ nhiệm, phân công cụ thể mỗi giáo viên giúp đỡ ít nhất 2 học
sinh có tiến bộ về học tập, đạo đức, kỹ năng sống. Đảm bảo có sự tiến bộ của giáo viên và học sinh sau khi giúp đỡ và được hội đồng nhà trường công nhận.
3.2.1.5. Thực trạng về Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiếp tục được quan tâm đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác trong các năm học, cụ thể:
Trong giai đoạn 2018 - 2022 đã tạo điều kiện cho CBQL, GV, Nhân viên tham gia đào tạo nâng cao trình độ lên Cao đẳng, Đại học: 209 lượt người;
Cử 107 CBQL, GV học Trung cấp LLCT; Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD: 74 lượt người; Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các cấp học: 553 người; Tham gia học Thạc sỹ: 05 người; Cao cấp LLCT: 02 Lãnh đạo Phòng GD&ĐT; 100% CBQL, GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên hằng năm.
Bảng 3.5: Thực trạng về Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên
STT
Đào tạo nâng cao Đào tạo LLCT
Bồi dưỡng nghiệp vụ Cao đẳng
Đại học Thạc sĩ Trung
cấp Cao cấp
209 05 107 02 553
(Nguồn: phòng giáo dục đào tạo huyện Tràng Định cung cấp) Trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của CBQL, giáo viên ở các cấp, bậc học ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đội ngũ CBQL, giáo viên được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ.
3.2.1.6. Thực trạng về công tác chính trị, tư tưởng
Chỉ đạo Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Chỉ thị số 05/CT-TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các
trường đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua và nhiệm vụ chính trị của ngành. Đẩy mạnh phát động các đơn vị trường tham gia cuộc thi viết về tấm gương học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh do các cấp, các ngành phát động; tổ chức cuộc thi Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chỉ đạo 100% các nhà trường đăng kí mua tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 9 để đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình dạy học môn Đạo đức, Giáo dục công dân và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với từng cấp học theo tài liệu.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện tốt Kế hoạch số 94/KH- UBND, ngày 18/10/2016 kế hoạch thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg, ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”.