Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 73 - 85)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẠI UBND HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2020 - 2022

3.2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định

3.2.2.1. Về công tác quy hoạch, tuyển dụng:

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 61 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Thực hiện sát nhập 06 cặp trường.

Quán triệt các quan điểm, nguyên tắc và yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ; trên cơ sở rà soát, đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (ngoài việc đánh giá thường xuyên hàng năm) đối với toàn bộ đội ngũ cán bộ theo phân cấp quản lý. Từ kết quả đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã trực tiếp xây dựng và chỉ đạo các cấp uỷ đảng cơ sở, các phòng, ban thuộc huyện xây dựng quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ, Huyện uỷ quản lý; chú trọng kết hợp cả 3 độ tuổi theo hướng trẻ hoá đội ngũ cán bộ.

Quá trình thực hiện quy hoạch cán bộ được thực hiện đảm bảo tuân thủ từng bước theo quy trình. Quy hoạch cán bộ theo phương châm “mở” và

“động”. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, hàng năm tiến hành rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cán bộ.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ còn lúng túng, thiếu chủ động và thực hiện chưa đồng bộ, cơ cấu, độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ vẫn còn thấp, số lượng cán bộ quy hoạch ở mỗi chức danh còn ít chưa đảm bảo số lượng quy định, có những cán bộ được quy hoạch vào quá nhiều vị trí nên tính khả thi không cao; việc xây dựng quy hoạch vẫn còn tình trạng khép kín trong cơ quan, đơn vị, chưa thực hiện việc giới thiệu cán bộ ở các cơ quan, đơn vị khác vào danh sách quy hoạch của đơn vị mình.

Từ năm 2018 đến nay UBND huyện đã đăng ký tuyển dụng và tiếp nhận, bố trí công tác cho 19 công chức, tổ chức tuyển dụng viên chức, công chức theo kế hoạch được tỉnh phê duyệt. Nhìn chung việc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức viên chức được thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, thời gian theo quy định.

3.2.2.2. Về bố trí sử dụng

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: 50 trường học, trong đó có 17 trường mầm non, 09 trường tiểu học; 07 trường trung học cơ sở; 17 trường tiểu học và trường trung học cơ sở (Trường phổ thông có lớp Mầm non: Giảm được 06 trường:

Giảm 04 Phó hiệu trưởng và 01 nhân viên; Trường Tiểu học xã Đề Thám: Giảm 01 điểm trường; giảm 04 lớp và 04 giáo viên). “Số liệu biểu giảm 06 HT, 02 PHT-Giảm 04 Phó hiệu trưởng trường phổ thông có lớp Mầm non”)

Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: 01 đơn vị (Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên).

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các đơn vị chưa đảm bảo số lượng

người làm việc theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ gặp khó khăn như: Hiện nay tổng biên chế của huyện không được giao thêm, hàng năm còn bị cắt giảm, nên khó khăn cho việc giao bổ sung người làm việc cho các đơn vị này;

Đối với những cặp trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, khi thực hiện sáp nhập làm giảm số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện và phải lập hồ sơ đề nghị công nhận lại trường đạt chuẩn;

Trong quá trình sáp nhập 06 cặp trường làm tăng số lớp, số học sinh, nhiều điểm trường lẻ. Do vậy, khó khăn trong công tác quản lý, dạy và học. Giảm 5%

biên chế công chức so với năm 2021.

Biên chế công chức được giao: 88 bao gồm 11 cơ quan theo Quyết định số 2533/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn, gồm: Văn phòng HĐND và UBND huyện; Thanh tra huyện; Nội vụ; Tài chính - Kế hoạch;

Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc; Kinh tế và Hạ tầng; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa và Thông tin; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp. Phương án giảm 5% biên chế đối với các phòng như sau: phòng: Giáo dục và Đào tạo; phòng Nội Vụ; phòng Kinh tế và Hạ tầng;

phòng Tài chính - Kế hoạch (chi tiết có biểu phụ lục kèm theo đề án) Giảm 10%

biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Hiện nay trên địa bàn huyện có 61 đơn vị sự nghiệp công lập, phương án giảm 10%

biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 cụ thể như sau: giảm 116/1.250 đạt 9,28% biên chế.

Bảng 3.2.2.2: Về cán bộ quản lý, giáo viên

STT Chỉ số

Kết quả năm học 2021 - 2022

Mục tiêu năm học 2022 - 2023

Ghi chú Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

1 CBQL, Giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo

Luật GD 2019

- CBQL: 72/130 - GV 609/875

55,3%

69,6%

- CBQL: 76/132 - GV 613 /861

57,5%

71,1%

2 CBQL, Giáo viên trên chuẩn đào tạo theo

Luật GD 2019

- CBQL: 51/130 - GV:140/875

39,2 % 16%

- CBQL:53/132 - GV: 153/861

40,1%

17,7 % 3 CBQL, Giáo viên có

khả năng ứng dụng CNTT trong thực hiện

nhiệm vụ

- CBQL:128/130 - GV: 840/875

98,4%

96%

- CBQL:

132/132 - GV: 861/861

100%

100%

4 CBQL, Giáo viên có khả năng sử dụng Ngoại ngữ trong một

số nhiệm vụ

- CBQL: 125/130 - GV: 624/875

96,1%

71,3%

- CBQL:

130/132 - GV:628/861

98,4%

72,9%

5 Xếp loại viên chức:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

388/1141 34,0% 391/1137 34,3%

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ

683/1141 59,8% 686/1137 60,3%

- Hoàn thành nhiệm vụ 56/1141 4,9 % 53/1137 4,6%

- Không hoàn thành nhiệm vụ

14/1141 1,2% 7/1137 0,6%

6 Xếp loại chuẩn nghề nghiệp/chuẩn Hiệu

trưởng

6.1 - Tốt -HT 23/57

-PHT 56/73 -GV 442/875

40,3%

76,1%

50,5

-HT 25/55 -PHT 58/77 -GV 444/861

45,4%

75,3%

51,5%

- Khá -HT 32/57

-PHT 17/73 -GV 397/875

56,1%

23,2%

45,3%

-HT 34/55 -PHT 15/77 -GV 400/861

61,8%

19,4%

46,4%

- Đạt -HT 2/57 -PHT: 0 -GV 30/875

3,5%

0%

0,3%

- HT: 0 -PHT: 0

- GV 14/861

0%

0%

1,6%

- Chưa đạt -GV 5/875 0,5% -GV 3/861 0,3%

7 Giáo viên đạt danh hiệu GVG các cấp

7.1 Cấp huyện -MN 113/257 -GV TH 95 /350

43,9%

27,1%

53,3%

-MN 118/251 -GV TH 98/345

47,0%

28,4%

55,0%

STT Chỉ số

Kết quả năm học 2021 - 2022

Mục tiêu năm học 2022 - 2023

Ghi chú Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

-GV THCS 143/268

-GV THCS 146/265

7.2 Cấp tỉnh -MN 5/257

-GV TH 6 /350 - GV THCS

16/268

1,9%

1,7%

5,9%

-MN 9/251 -GV TH 10/345 - GV THCS 20/265

3,5%

2,8%

7,5%

8 CBQL, Giáo viên đạt chuẩn chức danh nghề

nghiệp

Hạng I 0 0% 0 0%

Hạng II - CBQL: 60/130 - GV: 211 /875

46,1%

24,1%

- CBQL: 63/132 - GV: 214 /861

47,7%

24,8%

Hạng III - CBQL: 70/130 - GV: 613/875

53,8 % 70%

- CBQL: 69/132 - GV: 604 /861

52,2%

70,1%

Hạng IV - GV: 51/875 5,8% -GV: 43/861 4,9%

(Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tràng Định)

Từ tình hình thực tiễn trên địa bàn toàn huyện Tràng Định, với tổ chức, biên chế về cơ cấu, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực. Vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của đảng, các văn bản quy định của Nhà nước về bố trí sử dụng cán bộ, công chức, việc sử dụng CBQL, giáo viên tại Ủy ban Nhân dân huyện Tràng Định được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản. Đó là:

Một là: Bảo đảm đúng, đủ tiêu chuẩn theo quy định. Trước hết, có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH phấn đấu thực hiện tốt đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước;

có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; coi trọng cả “đức” và “tài”, trong đó lấy “đức” là gốc. Ngoài các tiêu chuẩn chung, đội ngũ CBQL, giáo viên còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước theo tiêu chuẩn hiện hành.

Hai là: Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc, của địa phương và căn cứ theo đúng quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và đào tạo.

Ba là: Đảm bảo tương xứng giữa con người với yêu cầu công việc. Trong đó, cụ thể, tỉ mỉ xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm hiện có của người CBQL, giáo viên về đáp ứng yêu cầu công việc.

Bốn là: Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các nhóm tuổi, có sự đan xen, kế cận giữa các CBQL, giáo viên. Trong lựa chọn, bố trí, sử dụng CBQL, giáo viên cần phải kết hợp tốt để có cơ cấu hợp lý giữa người già với người trẻ, người tại địa phương và người nơi khác; CBQL, giáo viên nam và nữ và giữa các ngạch bậc.

Năm là: Đảm bảo lựa chọn, bố trí và sử dụng CBQL, giáo viên phải dựa trên quy hoạch nguồn kế cận và được xác định bồi dưỡng từ trước.

3.2.2.3. Về đào tạo và phát triển:

Ban Thường vụ Huyện ủy hàng năm đều có kế hoạch và đã triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ CBQL, giáo viên nói riêng. Qua đó, đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực, tác phong, phương pháp công tác, tính kế hoạch và tính khoa học của đội ngũ CBQL, giáo viên, từng bước tiêu chuẩn hoá ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng. Từ đó, qua đào tạo, bồi dưỡng, khả năng ứng xử, kỹ năng thực thi công vụ theo vị trí việc làm của CBQL, giáo viên ngày càng được nâng lên.

Thực tế trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên trên địa bàn huyện dựa trên kế hoạch xây dựng đã đạt được một số kết quả sau:

Lớp đào tạo, bồi dưỡng ngạch chuyên viên: 10 người; Lớp bồi dưỡng lãnh đạo phòng: Có sự tham gia của 06 CBQL đào tạo tại một số trường trên địa bàn huyện; Bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành chính nhà nước: 6 người; Bồi dưỡng nghiệp vụ cải cách hành chính nhà nước: 6 người; Tập huấn nghiệp vụ sư phạm

cho đội ngũ giáo viên trong địa bàn toàn huyện; Hiệp đồng với trường Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục tập huấn nâng cao kỹ năng giảng dạy các môn tích hợp và quá trình phục vụ công tác giáo dục đào tạo, đào tạo chuyên môn của đội ngũ giáo viên hàng năm. Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng đã tuân thủ đầy đủ và đúng quy định về quy trình đào tạo, bồi dưỡng. Đa phần các học viên tham gia khóa học một cách đầy đủ, nhiệt tình.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với trình độ chuyên môn của các CBQL, giáo viên nên sau khi tham gia các khóa học đã nhanh chóng áp dụng được vào vị trí công tác của mình, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong giải quyết và thực hiện nhiệm vụ.

Hiện nay, Sở GDĐT phối hợp với Viettel xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, giáo viên đại trà, trong đó Viettel là đơn vị cấp tài khoản, hỗ trợ kỹ thuật, đường truyền mạng trong suốt quá trình CBQL, giáo viên bồi dưỡng.

Cùng với việc triển khai công tác bồi dưỡng qua hệ thống văn bản, Sở GDĐT tổ chức Lớp bồi dưỡng, tập huấn sử dụng phần mềm bồi dưỡng qua mạng (LMS) cho CBQL, giáo viên toàn ngành. Chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện tối đa cho CBQL, giáo viên cốt cán trong thời gian hỗ trợ đồng nghiệp, chấm bài trên mạng. Hướng dẫn các đơn vị thành lập các tổ cốt cán của trường để cùng với CBQL, giáo viên cốt cán theo Chương trình ETEP trao đổi, tháo gỡ các nội dung mới, khó và cùng hỗ trợ tại chỗ cho đồng nghiệp. Tổ chức hiệu quả việc CBQL, giáo viên thực hiện bồi dưỡng qua mạng kết hợp với sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường hoặc cụm trường. Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của CBQL, giáo viên; kết xuất kết quả bồi dưỡng theo từng tuần để thông báo với các đơn vị, biểu dương các đơn vị có tỷ lệ hoàn thành bồi dưỡng cao; đôn đốc, nhắc nhở, hỗ trợ kịp thời các đơn vị có tỷ lệ hoàn thành bồi dưỡng còn khiêm tốn.

Với sự chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc sát sao của Sở GDĐT và sự nỗ lực của các đơn vị, tính đến hết tháng 3 năm 2021, tổng số CBQL, giáo viên đại trà

hoàn thành bồi dưỡng trên mạng mô đun 1, mô đun 2 là 9.145 người, trong đó có 8.216 GV và 929 CBQL, đạt tỷ lệ trên 95%. Song song với hoạt động bồi dưỡng trên mạng, Sở GDĐT phối hợp với trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tổ chức bồi dưỡng trực tiếp cho giáo viên tại tỉnh. Cấp Tiểu học bồi dưỡng tại tỉnh 10 lớp (473 học viên) cho CBQL, 08 lớp/8 môn (440 học viên) cho GV; cấp THCS bồi dưỡng 14 lớp (700 học viên); cấp THPT bồi dưỡng 16 lớp bồi dưỡng (876 học viên). Số CBQL, giáo viên này tiếp tục triển khai bồi dưỡng tại các huyện cho 100% CBQL, giáo viên đại trà.

Bảng 3.6: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

STT Hình thức online Trực tiếp

Modul 1 Modul 2 CBQL Tiểu học THCS THPT

Giáo viên 8.216 440 473 700 876

CBQL 929

(Nguồn: Phòng đào tạo huyện Tràng Định) Đối với hoạt động xây dựng, chiết xuất, công bố báo cáo TEMIS, Sở GDĐT đã thực hiện đúng tiến độ về cập nhập kết quả đánh giá chuẩn giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục phổ thông lên hệ thống TEMIS. Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành Báo cáo thông tin bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và CBQL năm 2020 (Báo cáo TEMIS) theo đúng quy định. Tỷ lệ hoàn thành cập nhật đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên hệ thống cao, có 02 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 31/36 đơn vị trường trực thuộc Sở GDĐT hoàn thành đạt tỷ lệ 100%;

các Phòng GDĐT và các đơn vị trực thuộc còn lại đều đạt từ 98%, trong đó có phòng giáo dục và đào tạo huyện Tràng Định.

Với kết quả đạt được trên đây, Sở GDĐT Lạng Sơn được Bộ GDĐT xếp loại hoàn thành bồi dưỡng mô đun 1, mô đun 2 ở Nhóm A (hoàn thành từ 80%

trở lên) và được báo cáo tham luận tại Hội nghị sơ kết bồi dưỡng CBQL, giáo viên năm 2020 và triển khai Kế hoạch năm 2021 của Bộ GDĐT tổ chức vào ngày 22 - 23 tháng 4 năm 2021 vừa qua.

3.2.2.4. Về đãi ngộ:

Từ năm 2018 - 2022, Ủy ban Nhân dân huyện Tràng Định đã giải quyết cho 05 đồng chí được nghỉ chế độ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Hàng năm, theo định kỳ đội ngũ CBQL, giáo viên đều được khám, kiểm tra sức khoẻ tại các bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã xác định từ đầu năm. CBQL, giáo viên đều được xem xét, thực hiện chế độ đảm bảo kịp thời theo quy định. Bên cạnh đó, còn tổ chức cho CBQL, giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm ở các địa phương.

Tạo điều kiện cho mọi CBQL, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với CBQL, giáo viên nên trong 05 năm liền toàn huyện không để xảy ra vụ việc vi phạm lớn, không có đơn thư về thực hiện chế độ, chính sách.

3.2.2.5. Về đánh giá phân loại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông.

Hiện nay, quy trình đánh giá phân loại công chức đang được thực hiện theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 24/2010/NĐ- CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (Nghị định số 24), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức và viên chức (Nghị định số 56), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định số 88). Theo đó, việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo từng năm công tác.

Quy trình đánh giá công chức (CBQL, giáo viên) không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

Thứ nhất: Công chức cũng làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức.

Thứ hai: Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại

cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến.

Thứ ba: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo ý kiến góp ý và quyết định đánh giá, phân loại công chức; thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức.

Kết quả đánh giá giúp CBQL, giáo viên xác định được năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình đang ở mức độ nào và khả năng đáp ứng đối với yêu cầu của công việc. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với CBQL, giáo viên. Trên cơ sở đó, CBQL, giáo viên sẽ được đánh giá phân loại theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 3.7: Đánh giá phân loại CBQL, giáo viên huyện Tràng Định giai đoạn 2018 - 2022

T

T Phân loại

2018 2019 2020 2021 2022

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1 HTXSNV 8 8,1 7 7 9 8,7 9 8,5 10 9,0

2 HTTNV 86 87,8 89 89 89 86,4 90 84,9 96 86,5

3 HTNV nhưng còn

hạn chế về năng lực 4 4,1 4 4 5 4,9 7 6,6 5 4,5

4 Không HTNV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng số CBQL, giáo

viên được đánh giá 98 100 100 100 103 100 106 100 111 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tràng Định)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông trên địa bàn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)