Một số khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG KHUÔN KHỔ AEC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

2.1.1. Một số khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993), “đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.

Tổ chức thương mại thế giới WTO (1996) cho rằng “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài xuất hiện khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với các công cụ tài chính khác”.

UNTAD (1998) định nghĩa “đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được định nghĩa là một khoản đầu tư trong thời gian dài, phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm soát của một công ty ở trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) đối với công ty con ở nền kinh tế khác”.

Theo quan điểm của John Dunning (2008): “đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải có dự di chuyển tài sản hay sản phẩm trung gian, bao gồm vốn tài chính, chuyên gia quản lý, công nghệ…và không bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào về sở hữu hay quyền kiểm soát các quyết định về việc sử dụng các nguồn lực nằm trong tay nhà đầu tư.”

Ở Việt Nam, Luật đầu tư 2020 đã đưa ra các khái niệm: Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.

Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định trong Nghị định số 83/2015/NĐ-CP, theo đó, Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn;

hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền

sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam như sau: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó nhằm thu được lợi nhuận”.

2.1.1.2.Đặc điểm

Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Khi thừa vốn tương đối ở trong nước và khi thị trường trong nước đã bão hòa, các doanh nghiệp thường lựa chọn đầu tư ra nước ngoài nhằm hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Đây cũng là một trong những điểm và V.I.Lê Nin đã từng khẳng định: Xuất khẩu tư bản quốc tế xảy ra là do tư bản trong nước bị thừa tương đối do lợi nhuận (hay hiệu quả đầu tư) trong nước giảm sút nên cần xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Theo quy định pháp luật của nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước, trong đó có Việt Nam, quy định FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI. Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của các chủ

đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này.

Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư. Quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.

Thứ tư, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản lý…vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.

2.1.1.3.Hình thức đầu tư

Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2014, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu : thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư ở quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó nhà đầu tư Việt Nam sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.

- Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài: tức là nhà đầu tư Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư của nước tiếp nhận đầu tưnhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài: Ở hình thức này nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài: Loại

hình thức này nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư và rút vốn khi cần thiết, lợi nhuận dựa trên việc gia tăng giá trị của cổ phiếu nhưng nhà đầu tư không có quyền quản lý, điều hành trong công ty.

- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)