Theo địa điểm đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC

3.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang

3.1.1. Theo địa điểm đầu tư

Về giá trị

Hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN bắt đầu được thực hiện từ năm 1991 với liên doanh đầu tư kinh doanh du lịch trong lĩnh vực Kinh doanh du lịchcủa Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist). Đây là dự án đầu tiên, đặt nền móng cho hoạt động ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Namsang ASEAN, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với thị trường khu vực.

Bảng 3.1.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 1991-2019

Stt Quốc gia

Dự án Vốn đăng ký đầu tư

Quy mô bình quân mỗi dự án

(USD/dự án) Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (USD)

Tỷ trọng

(%)

1 Lào 290 36,66 5.124.424.886 45,65 17.549.400

2 Campuchia 214 27,05 3.074.403.356 27,39 14.366.371 3 Myanmar 106 13,40 1.466.384.054 13,06 13.833.812 4 Malaysia 22 2,78 1.169.191.705 10,42 53.145.078 5 Singapore 111 14,03 295.415.083 2,63 2.661.397

6 Indonesia 17 2,15 56.020.416 0,50 3.295.319

7 Thái Lan 22 2,78 30.058.650 0,27 1.366.302

8 Philippines 7 0,88 6.484.780 0,06 926.397

9 Brunei 2 0,25 3.650.000 0,03 1.825.000

Tổng số 791 100 11.226.032.930 100 14.182.304 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN-

Bộ KH&ĐT, 2019)

Theo số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2019, Việt Nam có lũy kế 791 dự án đầu tư ra sang ASEAN đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài gần 11,23 tỷ USD, quy mô bình quân mỗi dự án đạt gần 14,2 triệu USD.

Biểu đồ 3.1.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo địa điểm đầu tư giai đoạn 1991-2019

Đơn vị tính: USD (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN-

Bộ KH&ĐT, 2019) Trong đó, số dự án đầu tư còn hiệu lực khá lớn, có 622 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực (chiếm 78,63 % tổng số dự án), tổng vốn đăng ký là 10,2 tỷ USD (chiếm 90,66 % tổng số vốn đăng ký đầu tư).

Phần lớn các dự án hết hiệu lực là từ trước năm 2015, các giai đoạn trước khi AEC được ký kết, số lượng các dự án đầu tư trong giai đoạn này khá đông, nhưng giá trị thấp, thời gian đầu tư ngắn, chỉ mang tính chất thăm dò, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung ồ ạt tại Lào, Campuchia, Singapore, và sau đó là Myanmar. Sau năm 2015, khi AEC được ký kết, các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai sang một số thị trường trước đây chưa thâm nhập sâu như Phillippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Số lượng các dự án không ồ ạt như trước mà đi vào chiều sâu.

5,124,424,886

3,074,403,356

1,466,384,054

1,169,191,705

295,415,083

56,020,416 30,058,650 6,484,780 3,650,000

Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo tình trạng hiệu lực của dự án đầu tư giai đoạn 1991-2019

Tình trạng hiệu lực của dự án

Số dự án Vốn đăng ký đầu tư Số lượng Tỷ trọng

(%)

Số tiền (USD)

Tỷ trọng

(%)

Còn hiệu lực 622 78,31 10.177.301.486 90,66

Hết hiệu lực 169 21,37 1.048.731.444 9,34

Tổng 791 100 11.226.032.930 100

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019) Cho đến nay, đầu tư của Việt Nam đã có mặt ở cả 9 quốc gia trong ASEAN, trong đó, bảng xếp hạng những nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam liên tục thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, nhóm ba vị trí dẫn đầu trong các địa điểm được các nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn để tiến hành bỏ vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về các nước như Lào, Campuchia, Myanmar. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất tại Lào (5,12 tỷ USD, chiếm 45,65% tổng số vốn đăng ký đầu tư), tiếp đó là Camphuchia (3,07 tỷ USD, chiếm 27,39% tổng số vốn đăng ký đầu tư), Myanmar (1,47 tỷ USD, chiếm 13,06%). Tiếp theo là các thị trường Malaysia (1,16 tỷ USD), Singapore (295 triệu USD), Indonesia (56 triệu USD), Thái Lan (30 triệu USD, chỉ chiếm 0,27%), Philippines (6,4 triệu USD, chỉ chiếm 0,06%) và thấp nhất là Brunei (3,6 triệu USD, chỉ chiếm 0,03%) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Từ số liệu trên cho thấy, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, Campuchia và Myanmar vì nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước này khá dồi dào, giá thuê nhân công tương đối rẻ, điều kiện đi lại thuận tiện, chi phí thấp, cũng như có nhiều nét tương đồng về văn hóa.

Một số nước có tổng số vốn đầu tư lớn nhất

* Tại Lào

Biểu đồ 3.2.Cơ cấu đầu tư trực tiếp củacác doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo số dự án giai đoạn 1991-2019 (%)

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019) Cũng tại bảng 3.2 và sơ đồ 3.2, các số liệu thống kê cho thấy, số dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào là nhiều nhất trong số 9 quốc gia ASEAN với 290 dự án, chiếm 36,66% tổng số dự án đầu tư trực tiếp sang ASEANcủa Việt Nam. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của phía Việt Nam đạt 5,12 tỷ USD, quy mô đầu tư bình quân đạt khoảng 17,5 triệu USD/dự án (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Lào có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, khoáng sản và lao động giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, công nghệ tiên tiến.

Trong những năm gần đây hai bên đã hợp tác phát triển nhiều dự án về hạ tầng, năng lượng và nguồn nguyên liệu. Việt Nam coi đầu tư sang Lào là hình thức hợp tác kinh tế có tính chiến lược lâu dài, Chính phủ luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư tại Lào có hiệu quả. Hơn nữa Lào là quốc gia láng giềng, có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thời gian di chuyển. Các dự án đầu tư ở Lào chủ yếu là khai thác khoáng sản, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xây dựng cầu đường, sản xuất hàng gia dụng, kinh doanh siêu thị, du lịch…

Tổng vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 2 tỷ USD, trong đó một số dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, nhà đầu tư đã có doanh thu và đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính với các cơ quan nhà nước Lào và tạo ra việc làm ổn định cho

36.66

27.05 14.03

13.40

2.78 2.782.15 0.88 0.25

Lào

Campuchia Singapore Myanmar Malaysia Thái Lan Indonesia Philippines Brunei

khoảng hàng vạn lao động của Lào. Các dự án trồng cây công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội Lào, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, cải thiện môi trường, thay đổi tập quán người dân, nhất là tập quán du canh du cư của người dân Lào.

Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào hoạt động, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào, đã được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phối hợp tốt với các chính quyền địa phương của Lào, đặc biệt đã tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng tại các địa phương với số tiền hàng hơn 80 triệu USD thông qua việc xây dựng một số trường học, bệnh xá, đường, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án…

Các dự án đầu tư hiện tại của Việt Nam tạo nền tảng, cơ sở cho việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, phát triển đô thị, khách sạn, ngân hàng, dịch vụ…của Lào, đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn lao động, giúp nâng cao năng lực lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống người lao động; bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào.

* Tại Campuchia

Số liệu thống kê cho thấy, số lượng dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia đứng thứ hai sau Lào. Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 214 dự án dầu tư vào Campuchia, chiếm khoảng 27.05% tổng số dự án đầu tư sang ASEAN. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của phía Việt Nam vào Campuchia vào đạt 3,07 tỷ USD, quy mô đầu tư bình quân đạt khoảng 14,3 triệu USD/dự án, thấp hơn so với mức đầu tư bình quân tại Lào (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).

Đến hết năm 2019, vốn chuyển ra nước ngoài để thực hiện dự án (chưa kể các dự án vay vốn Ngân hàng Việt Nam tại Campuchia) lũy kế đến nay đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 53,57% tổng vốn đầu tư đăng ký (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, nhà đầu tư đã có doanh thu và đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính với các cơ quan nhà nước Campuchia và tạo ra việc làm ổn định cho hàng vạn lao động của Campuchia.

Các dự án nông nghiệp và trồng cây công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội Campuchia, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, cải thiện môi trường, thay đổi tập quán người dân, nhất là tập quán du canh du cư của người dân Campuchia.

Nhìn chung, nhiều dự án đầu tư của Việt Nam tại Campuchia hoạt động tốt, đóng góp nhiều mặt cho kinh tế-xã hội Campuchia, đã được phía Campuchia ghi nhận và đánh giá cao. Các dự án đầu tư hiện tại của Việt Nam đã có thương hiệu mạnh tại Campuchia, tạo nền tảng, cơ sở cho việc thành lập các ngành công nghiệp trong tương lai của Campuchia như hãng viễn thông Metfone của Viettel; Hãng hàng không quốc gia Campuchia Angkor Air do Vietnam Airline nắm cổ phần chi phối; Ngân hàng đầu tư phát triển Campuchia (BIDC), Công ty TNHH Sữa Angkor (AngkorMilk); các dự án trong lĩnh vực nông lâm nghiệp…; nhiều hàng nông sản của Campuchia xuất sang thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư. Các dự án đầu tư của Việt Nam đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn lao động, giúp nâng cao năng lực lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống người lao động; bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Campuchia.

* Tại Myanmar

Tại Myanmar, tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 106 dự án dầu tư vào Myanmar, chiếm khoảng 13,4% tổng số dự án đầu tư sang ASEAN. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của phía Việt Nam vào Myanmar vào khoảng 1,46 tỷ USD, quy mô đầu tư bình quân đạt 13,8 triệu USD/dự án, thấp hơn so với mức đầu tư bình quân tại Lào, Campuchia (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).

Các dự án đầu tư của Việt Nam sang Myanmar tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực viễn thông (60,5%), bất động sản hạ tầng (17,3%), tài chính-ngân hàng-bảo hiểm (10,4%), khai khoáng (10,5%) và các dịch vụ khác (2%). Việt Nam vươn lên từ vị trí là nước đầu tư đứng thứ 22 tại thị trường Myanmar năm 2009 lên vị trí thứ bảy trong các quốc gia đầu tư vào Myanmar năm 2019 (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Trong đó, nổi bật nhất là dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội (Viettel). Ngoài ra, còn có dự án đầu tư của các tập đoàn lớn như: Hoàng Anh Gia Lai, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)…Hiện nhiều doanh

nghiệp của Việt Nam cũng có kế hoạch mở rộng đầu tư vào Myanmar như: FPT, VNPT, Đông Á, Minh Đức, Eurowindow...

Trong những năm gần đây, thị trường Myanmar trở nên đặc biệt hấp dẫn, thu hút đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam tới làm ăn, kinh doanh. Đó là nhờ vào việc Myanmar đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải cách, mở cửa liên quan đến thương mại và đầu tư, hướng tới việc phát triển một nền kinh tế bền vững. Điều được thể hiện ở việc ban hành Luật đầu tư mới 2016 và Luật doanh nghiệp 2017 có hiệu lực thi hành vào tháng 8/2018. Điểm nổi trội nhất của Luật doanh nghiệp 2017 là nhà đầu tư nước ngoài có thể mua tối đa 35% cổ phần trong doanh nghiệp bản địa và có thể thực hiện chức năng kinh doanh, điều mà trước đây nhà đầu tư nước ngoài không được phép (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)