CHƯƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC
4.2.2. Kết quả ước lượng mô hình và kết luận rút ra từ mô hình
* Mô hình đo lường các yếu tố từ phía nước chủ đầu tư (yếu tố đẩy)
Có thể thấy, trong các mô hình trên, các yếu tố về mặt chính sách không tác động nhiều đến việc ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường ASEAN.
Nhưng việc ký kết các Hiệp định đầu tư và Hiệp định thương mại tự do có tác động nhất định đến đầu tư của các doanh nghiệp. Địa bàn đầu tư cũng có tác động đến việc lựa chọn địa bàn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn đầu tư sang các thị trường có thu nhập thấp, điều này phù hợp với quy luật dòng chảy của vốn FDI. Tuy nhiên, mặc dù AEC đã có hiệu lực, song tại Việt Nam, dường như tác động đang ngược chiều, có vẻ như các doanh
nghiệp Việt Nam chưa thực sự nhận thức được các cơ hội mà AEC tạo ra khi đầu tư sang thị trường ASEAN.
Bảng 4.8.Kết quả ước lượng mô hình đo lường các yếu tố đẩy Biến số OFDI OFDI OFDI
1 2 3
LNgdp 0.797 -0.788 0.313
(0.658) (0.547) (0.607)
OPE -0.041
(0.203)
EXR 14.21 13.90
(0.330) (0.342)
PORISK 1.408 1.78 1.539
(0.441) (0.324) (0.390)
AIA 1.881 1.655 1.117
(0.147) (0.198) (0.331)
ACIA 0.426 1.006 1.47 **
(0.667) (0.257) (0.049) AEC -0.408 -1.264** -1.39***
(0.441) (0.027) (0.012) GR
-3.240*** -3.269*** -3.26***
(0.000) (0.000) (0.000) Hệ số chặn -2.591 31.43 7.774
(0.947) (0.276 (0.591)
Số quan sát 103 103 103
Hệ số xác
định 0.5127 0.5042 0.54995
Mean vif 18.08 11.11 2.89
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm Stata; Giá trị trong ngoặc đơn là p-value, *,**,*** hệ số hồi quy có ý nghĩa ởmức 10%, 5% và 1%).
Bên cạnh đó, trong các chính sách của chính phủ Việt Nam, chưa thực sự gắn kết với các cam kết về đầu tư, nhất là đầu tư ra nước ngoài. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam dường như còn nhiều việc phải làm để có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
* Mô hình đo lường các yếu tố từ phía nước tiếp nhận đầu tư (yếu tố kéo) Kết quả ước lượng mô hình được thể hiện trong Bảng 4.9 dưới đây:
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mô hình đo lường các yếu tố kéo Biến số Mô hình tác động
ngẫu nhiên Mô hình POLS Mô hình OLS có Robust
LNgdp -0.031 0.052 0.052
(0.933) (0.893) (0.905)
INFR -0.020 -0.023** -0.023**
(0.245) (0.015) (0.024)
OPE 0.017*** 0.015** 0.015**
(0.009) (0.015) (0.015)
EXP -2.961 -1.195 -1.195
(0.488) (0.764) (0.764)
RES 0.179*** 0.188*** 0.188***
(0.007) (0.004) (0.004)
CORTAX -13.001** -13.908*** -13.908**
(0.011) (0.009) (0.009)
LAB 1437.94* 1411.61 1411.61*
(0.064) (0.133) (0.088)
PORISK -0.777 -0.8598* -0.8598*
(0.147) (-0.100) (-0.100)
AIA 1.373 1.386* 1.386
(0.130) (0.076) (0.133)
ACIA 1.93 ** 1.18 *** 1.18 ***
(0.022) ( 0.000) (0.000)
AEC -0.281 -0.181 -0.181
(0.773) (0.781) (0.802)
GR -2.98*** -2.78*** -2.78***
(0.000) (0.003) (0.000)
Hệ số chặn 16.355*** 15.644*** 15.644***
(0.000) (0.000) (0.000)
Số quan sát 103 103 103
Hệ số xác định 0.5963 0.5975 0.5975
Kết quả kiểm định lựa chọn
mô hình
chibar2(01) =0.7 Prob>Chibar2
=0.2015 Kết quả kiểm
định bỏ sót biến
F(3, 88) = 0.46 Prob > F = 0.7091 Kết quả kiểm
định PSSS
chi2(1) = 1.24 Prob > chi2 = 0.2655 Kiểm định tự
tương quan bậc 1
chi2(1) = 36.77 Prob > chi2 = 0.000
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm Stata; Giá trị trong ngoặc đơn là p-value, *,**,*** hệ số hồi quy có ý nghĩa ởmức 10%, 5% và 1%).
Theo kết quả ước lượng ở Bảng 4.9, do kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho kết quả p-value lớn nên không bác bỏ H0, do đó mô hình POLS là phù hợp hơn
mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình POLS cho biết, mô hình không bỏ sót biến và có PSSS không đổi (do p-value lớn). Tuy nhiên mô hình bị tự tương quan bậc 1. Để kiểm soát vi phạm này, hồi quy OLS có Robust được lựa chọn. Như vậy, mô hình cuối cùng được sử dụng để phân tích là mô hình OLS có Robust.
Kết quả ước lượng mô hình OLS có Robust cho biết, một số biến có ảnh hưởng đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN như: Chi phí cơ sở hạ tầng (INFR), Độ mở của nền kinh tế (OPE), Tài nguyên thiên nhiên (RES), Thuế suất thu nhập doanh nghiệp (CORTAX), Năng suất lao động (LAB), Chỉ số ổn định chính trị (PORISK) và nhóm biến giả ATIGA, IGA, ACIA, GR.
Ngược lại, hệ số hồi quy của các biến khác không có ý nghĩa thống kê. Cụ thể:
Thứ nhất, chi phí cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm giảm đầu tư sang ASEAN: Mặc dù cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thường đầu tư nhiều hơn vào những nước có cơ sở hạ tầng thấp hơn như Lào, Campuchia, Myanmar. Nguyên nhân chính có thể là do chi phí đầu tư vào thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các nước khác như Singapore, Brunei khá đắt. Do vậy, tác động từ chi phí cơ sở hạ tầng đến đầu tư trực tiếp của Việt Nam trên thị trường ASEAN là tác động nghịch. Chi phí cơ sở hạ tầng tăng 1% thì vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường ASEAN giảm 0,03%. Bên cạnh đó, năng lực và trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ phù hợp hơn với các thị trường đầu tư có trình độ năng lực kỹ thuật tương đồng. Với các thị trường đầu tư khác, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ít dự án hơn, nên tập trung vào các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu tâm hơn đến xu hướng phát triển cách mạng công nghiệp 4.0. Xu hướng có thể ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư, nếu chỉ chạy theo các dự án đòi hỏi sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu mà chưa tập trung chú ý đến các dự án đầu tư công nghệ cao thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp thất bại không chỉ trên thị trường nước tiếp nhận đầu tư mà còn ngay trên sân nhà.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến đến tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường ASEAN.
Thứ ba, độ mở của nền kinh tế có tác động kích thích tăng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường ASEAN. Nền kinh tế các nước càng mở cửa, việc thâm nhập vào thị trường các nước càng trở nên dễ dàng hơn thông qua việc giảm các hàng rào thủ tục hành chính, có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Thông qua các nước tiếp nhận đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hóa nhằm tận dụng các ưu thuế từ các cam kết ưu đãi thương mại giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
Thứ tư, chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái có tác động làm giảm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Nguyên nhân là do hầu hết các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng ngoại tệ, chủ yếu là USD để tiến hành đầu tư nên khi chỉ số giá thay đổi theo hướng tăng sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải mất nhiều VND hơn để mua USD đầu tư ra nước ngoài. Tỷ giá USD/VND liên tục tăng trong thời gian qua dẫn tới doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc thu hút vốn để tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố chủ yếu làm tăng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ số tỷ trọng vốn thuê tài nguyên trong GDP tăng cho thấy các nước dựa nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam theo đuổi mục tiêu tìm kiếm nguồn tài nguyên thì việc tăng tỷ lệ khai thác tài nguyên tại nước tiếp nhận đầu tư lên 1% sẽ khiến cho vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tăng 0,2%. Tuy nhiên, vốn tài nguyên thiên nhiên luôn là vốn quý của các quốc gia, do vậy, các quốc gia thường có động thái bảo vệ nguồn tài nguyên của mình để đảm bảo phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang một số nước ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar nếu chỉ dựa vào động cơ khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên thì cần phải tính toán lại các bài toán khai thác, bởi các nước này đã có nhiều động thái bảo hộ nguồn tài nguyên như dừng các dự án khai thác tài nguyên. Việc đầu tư vào các lĩnh vực như khai mỏ, hoặc khai thác các tài nguyên nông nghiệp cần được tính toán kỹ càng hơn.
Thứ sáu, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại ASEAN, trong bài toán kinh doanh của doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này. Trong xu thế hội nhập, thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp tại ASEAN đã có xu hướng giảm, khiến cho doanh nghiệp cảm thấy có lãi hơn khi tiến hành đầu tư tại nước sở tại, kích thích doanh nghiệp tiếp tục bỏ vốn đầu tư tại thị trường này. Xu hướng lựa chọn các nước tiếp nhận đầu tư có nhiều ưu đãi thuế, miễn thuế là tất yếu trong chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ bảy, chỉ số về lao động có tác động dương tới thu hút vốn đầu tư. Năng suất lao động nơi nào càng cao sẽ khiến các doanh nghiệp càng muốn bỏ vốn đầu tư vào thị trường đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù năng suất lao động của các nước như Campuchia, Lào, Myanmar thấp hơn các nước khác trong khu vực, song do hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như trong khai mỏ, trong các dự án nông nghiệp nên đây vẫn là những thị trường ưu tiên đối với dòng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tính đến các bài toán ứng dụng công nghệ vào trong các dự án nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, đồng thời giảm bớt các chi phí lao động, qua đó nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư.
Thứ tám, chỉ số về chính trị có tác động ngược chiều đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trên ASEAN. Thực tế cho thấy, tại những nước có xung đột về chính trị xảy ra thường xuyên như Indonesia và Philippines thì dòng vốn của Việt Nam thường tại đây thường thấp.
Thứ chín, do có cùng trình độ phát triển kinh tế và năng lực về khoa học kỹ thuật nên dòng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thường đổ vào các nước như Lào, Campuchia, Myanmar nhiều so với các nước khác trong khu vực. Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tính đến trong các chiến lược đầu tư tiếp theo, bởi nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh, không những các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng được các cơ hội từ các ưu đãi trong AEC mà còn có nguy cơ bị đánh bật ra khỏi thị trường truyền thống.
Thứ mười, các cam kết về tự do thương mại, tự do đầu tư trong ASEAN đều có tác động thuận tới việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động trễ của các cam kết ở cấp độ chính phủ, biến AEC chưa có ý nghĩa. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu
các cơ hội và thách thức có thể đến khi AEC thực sự tác động vào nền kinh tế ASEAN.
4.2.2.2.Thảo luận kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu cho thấy:
Một là, chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Các chính sách đầu tư của Việt Nam chưa thực sự tác động tạo ra thuận lợi đối với hoạt dộng đấu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, chưa thực sự đủ mạnh để tạo ra yếu tố kích thích dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài nói chung.. Việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay tại Việt Nam còn vướng nhiều ở cơ chế chính sách, về định hướng về chiến lược đầu tư.
Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự coi đầu tư ra nước ngoài là một hoạt động được khuyến khích. Bởi vậy, rất nhiều chính sách của Việt Nam vẫn còn hạn chế việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài hoặc chưa có cơ chế thực sự hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp ra nước ngoài nói chung và sang thị trường ASEAN nói riêng.
Việc hoàn thiện các chính sách đầu tư, bao gồm các quy định về thủ tục, về quản lý và các cơ chế hỗ trợ đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cần thiết để tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN.
Hai là, các yếu tố về chi phí sản xuất, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp, năng suất lao động đều có tác động đến hiệu quả về đầu tư.
Bởi vậy, các doanh nghiệp khi lựa chọn chiến lược đầu tư cần cân nhắc các yếu tố này. Việc lựa chọn địa điểm đầu tư và lĩnh vực đầu tư cần phải dựa trên cơ sở năng lực của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các thị trường kém phát triển vẫn là phù hợp hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những lựa chọn hợp lý để tăng hiệu quả vốn đầu tư trên thị trường ASEAN.
Ba là, việc ký kết các Hiệp định trong ASEAN, trong đó có AEC có tác động thuận lợi tới đầu tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hiểu biết và nhận thức hơn nữa về AEC, đánh giá được các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp trong quá trình triển khai các hoạt động đầu tư trên thị trường này.