CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC
3.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang
3.1.4. Theo hình thức đầu tư và theo sở hữu của công ty mẹ ở Việt Nam
Theo hình thức đầu tư
Các hình thức đầu tư trong các dự án đầu tư của Việt Nam khá đa dạng, bao gồm cả việc thành lập một tổ chức kinh tế (như công ty 100% vốn của Việt Nam, công ty liên doanh, với các hình thức kinh doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần); đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác (BCC); đầu tư theo hình thức xây dựng kinh doanh chuyển giao; đầu tư theo hình thức hợp doanh; đầu tư theo hình thức mua lại; hoặc đầu tư theo hình thức mua cổ phần trên thị trường tài chính của nước tiếp nhận đầu tư.
Bảng 3.6.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức đầu tư giai đoạn 1991-2019
Hình thức đầu tư
Số dự án
Tỷ lệ % về số dự
án
Số vốn đăng ký đầu tư
(USD)
Tỷ lệ % về số vốn đăng ký đầu tư 100% vốn Việt Nam 584 73,90 8.116.291.904 72.299
Liên doanh 1 23,20 150.000 17.509
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
ở nước ngoài
13 1,64 1.113.676.819 9.920
Mua cổ phần 184 0,63 1.965.556.707 0.171
Mua lại 5 0,50 19.147.500 0.100
Hợp danh 4 0,13 11.210.000 0.001
Tổng 791 100 11.226.032.930 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019 Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN khá đang dạng, trong đó, hình thức lập tổ chức kinh tế mới vẫn chiếm đa số chiếm 97% số dự án và chiếm 89% số vốn đăng ký đầu tư. Các dự án đầu tư theo hình thức BCC chủ yếu là trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.
Theo hình thức sở hữu của công ty mẹ ở Việt Nam
Tính đến hết năm 2019, các nhà đầu tư Việt Nam sang ASEAN là nhà đầu tư cá nhân chiếm 0,33% số vốn đăng ký đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân chiếm 52.73% , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước chiếm 46,88% và doanh nghiệp
có yếu tố nước ngoài chiếm 0,06% (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Điều này cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động ĐTTT sang ASEAN. Về tổng giá trị vốn đầu tư, khối doanh nghiệp tư nhân (trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lớn như Viettel, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Vinamilk…) nắm ưu thế với hơn 80% giá trị vốn đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu đầu tư trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn lớn như khai khoáng, thủy điện, thăm dò dầu khí…Tuy nhiên, phần lớn các dự án trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí chỉ có thời gian ngắn, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài; do vậy tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 9,9% tổng giá trị vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Các nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 0,33% tổng giá trị vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam sang ASEAN. Đây là một con số nhỏ, xong cũng cho thấy nhu cầu đầu tư sang ASEAN của các tầng lớp dân cư Việt Nam.
Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức sở hữu công ty mẹ ở Việt Nam giai đoạn 1991-2019
Hình thức đầu tư Số vốn đăng ký đầu tư
(USD) Tỷ lệ %
Cá nhân 37.446.157 0,33
Doanh nghiệp tư nhân 5.920.034.786 52,73
Doanh nghiệp có
vốn nhà nước 5.262.348.928 46,88
Doanh nghiệp có
yếu tố nước ngoài 6.203.060 0,06
Tổng 11.226.032.930 100
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019) Xu hướng này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ để khối đầu tư tư nhân có thể tiếp cận được với các gói trợ giúp của nhà nước để tận dụng được các cơ hội đầu tư trên thị trường ASEAN.
3.2.Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN