ĐTTT của Singapore sang ASEAN

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG KHUÔN KHỔ AEC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.3. Tình hình đầu tư của một số quốc gia châu Á sang ASEAN và gợi ý cho Việt Nam

2.3.2. ĐTTT của Singapore sang ASEAN

Singapore từ lâu đã gặp phải vấn đề khó khăn về giá nhân công, đất đai, chi phí sản xuất cao, tốc độ tăng dân số thấp, cơ cấu dân số đang già đi, đi đôi với việc cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt. Nhằm đối phó với những

thách thức này, Singapore chủ trương nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng cường đầu tư ra nước ngoài và tìm kiếm thị trường, nguồn tài nguyên và kỹ thuật mới, đặc biệt chú trọng vào việc thành lập các tam, tứ giác phát triển với các nước láng giềng để phục vụ cho chủ trương trên và đưa Singapore trở thành một trung tâm điều phối sản xuất, gia công lắp ráp sản phẩm của các công ty đa quốc gia trên thế giới. Những nước được nhận đầu tư nhiều nhất và sớm nhất của các công ty Singapore là các nước Đông Nam Á.

Sau đó hoạt động đầu tư đã được mở rộng sang các thị trường khác như Châu Âu và Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh.

Ở Singapore, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài được chia thành 2 loại:

các công ty thuộc sở hữu trong nước và các công ty thuộc sở hữu nước ngoài.

Các công ty thuộc sở hữu trong nước là những công ty có hơn 50% vốn pháp định thuộc sở hữu của người Singapore, các công ty thuộc sở hữu nước ngoài thì ngược lại, là những công ty có hơn 50% vốn pháp định thuộc sở hữu của người nước ngoài. Các công ty có vốn đầu tư trong nước sở hữu hơn một nửa số vốn đầu tư ra nước ngoài, và có một số lượng lớn các chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty này, do vậy đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế hướng ngoại của Singapore.

* Về chính sách đầu tư

Bên cạnh đó, chính phủ Singapore cũng đóng góp một phần khá quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường nước ngoài. Mặc dù không có Luật cụ thể về thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, song chính phủ đã có những biện pháp thúc đẩy hoạt động này thông qua 3 bộ phận giúp việc chính: Hội Doanh nghiệp quốc tế Singapore (IE Singapore), Ban phát triển kinh tế (EDB), Ban Tiêu chuẩn, Năng suất và đổi mới (SPRING). Các bộ phận này sẽ có một số chức năng chính như:

- Trợ giúp các doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore thực hiện quá trình quốc tế hóa (IE Singapore); thúc đẩy các doanh nghiệp Singapore thực hiện khu vực hóa (EDB).

- Tạo ra tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Singapore thông qua các hình thức: Khuyến khích đổi mới công nghệ; Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực cung

cấp cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước, giúp gia tăng các cơ hội kinh doanh và tiếp cận thị trường... (SPRING). Đây chính là một điểm khác biệt của Singapore so với một số quốc gia khác. Việc tập trung vào nguồn lực cho phép nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ của các doanh nghiệp, mà còn của quốc gia, tạo nên thương hiệu Singapore cho các dòng chảy của vốn và công nghệ.

- Cung cấp các khoản tài trợ, cho vay ưu đãi (EDB) giúp các công ty cải thiện khả năng tiếp cận tài chính ở nước ngoài trong quá trình tiến hành đầu tư, khuyến khích các khả năng sáng tạo nhằm tạo ra khả năng phát triển thị trường trên quy mô toàn cầu

- Thực hiện ưu đãi về thuế và bảo hiểm các khoản đầu tư (IE và EDB) cho các doanh nghiệp.

Sự gần gũi về mặt địa lý, các quan hệ kinh tế khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến quen thuộc đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Singapore. Châu Á với rất nhiều thị trường mới nổi và có sức tăng trưởng nhanh ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Singapore. Năm 2018, theo số liệu của Cục Thống kê Singapore, khu vực châu Á chiếm 55,3% vốn FDI của Singapore, trong đó, dòng vốn đến các nước khác trong ASEAN chiếm khoảng 19,4% tổng vốn FDI ra nước ngoài của Singapore. Các doanh nghiệp đầu tư sang ASEAN đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc sở hữu trong nước, hoạt động đầu tư chủ yếu dựa trên các mối quan hệ tương tác quen biết và tin cậy với chính quyền và doanh nghiệp tại nước bản địa. Các thỏa thuận và Hiệp định ưu đãi đầu tư song phương và đa phương được ký kết giữa Singapore và các nước thành viên ASEAN cũng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Singapore.

* Gợi ý cho Việt Nam

Thứ nhất, các doanh nghiệp Singapore lựa chọn đầu tư trong những lĩnh vực dịch vụ là chủ yếu để tận dụng các lợi thế so sánh về nhân lực chất lượng cao, trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ như kho bãi, vận chuyển, bán luôn bán lẻ và tận dụng hệ thống mạng lưới chi nhánh và đối tác lớn trên khắp thế giới để tiến hành đầu tư ra nước ngoài và sang khu vực ASEAN nói riêng.

Thứ hai, thực hiện các chính sách về ưu đãi đầu tư và xây dựng bộ máy tổ chức thống nhất, chuyên biệt có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong những lĩnh vực cụ thể như xúc tiến đầu tư, tài chính, pháp lý, giảm thiểu các thủ tục hành chính để khuyến khích các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng được các ưu thế từ các hiệp định như AEC.

Thứ ba, xây dựng các MNCs lớn để thúc đẩy các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường mà không cần sự can thiệp sâu từ phía nhà nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)