CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC
3.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang
3.1.2. Theo giai đoạn đầu tư
Các dự án ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN có thể được chia theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1:1991-1998; Giai đoạn 2: 1999-2005; Giai đoạn 3: 2006-2015;
Giai đoạn 4: 2016-2019 (sau khi AEC bắt đầu có hiệu lực)
Bảng 3.3.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo giai đoạn đầu tư giai đoạn 1991-2019
Giai đoạn
Dự án Vốn đăng ký đầu tư Quy mô vốn bình quân mỗi dự án
(USD/dự án) Số lượng Tỷ trọng
(%)
Số tiền (USD)
Tỷ trọng (%)
1991-1998 7 0,88 3.664.811 0,03 523.544
1999-2005 72 9,10 2.047.879.417 18,24 28.442.770 2006–2015 465 58,79 7.653.835.239 68,18 16.459.861 2016-2019 247 31,23 1.520.653.463 13,55 6.156.492 Tổng số 791 100 11.226.032.930 100 14.192.203 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục
ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019)
Giai đoạn 1: 1991-1998 (giai đoạn thăm dò)
Các hoạt động ĐTRNN diễn ra trước khi có quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này. Phần lớn hoạt động đầu tư ra nước ngoài mang tính tự phát, chưa có hướng
dẫn và sự thừa nhận chính thức từ hệ thống pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn khá dè dặt trong việc ĐTRNN, chủ yếu là các công ty có vốn nhà nước thành lập liên doanh với đối tác nước ngoài, hoạt động đầu tư chỉ mang tính chất thăm dò thị trường, số dự án đầu tư khá thấp với 7 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,66 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,88% tổng quy mô vốn đăng ký đầu tư. Quy mô bình quân của mỗi dự án đạt 0,5 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).
Giai đoạn2:1999-2005 (giai đoạn phát triển)
Chính phủ Việt Nam bắt đầu thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động ĐTRNN bằng Nghị định 22/1999/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam và văn bản hướng dẫn thi hành như Thông tư 05/2001/TT- BKH hướng dẫn hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam, cùng các văn bản khác quy định về các vấn đề liên quan như quản lý ngoại hối, thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp ĐTRNN. Đây là những cơ sở pháp lý đầu tiên, mang tính chất định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình ĐTRNN, nói chung và sang ASEAN nói riêng. Được sự thừa nhận của luật pháp, từ đây hoạt động ĐTRNN bắt đầu thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hơn, các hoạt động ĐTTT sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Đầu tiên, các doanh nghiệp tập trung đầu tư tại Lào, Campuchia, sau dần dần đã đầu tư sang Thái Lan, Singapore, Malaysia…Đến hết năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 6 quốc gia là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia. Riêng giai đoạn 1999-2005, tổng số vốn đăng ký đầu tư là 2,04 tỷ USD chiếm tỷ trọng 18,24% tổng quy mô vốn đăng ký đầu tư. Quy mô bình quân của mỗi dự án đạt trên 28,4 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Quy mô vốn đầu tư trong cả giai đoạn này tăng khoảng 551 lần so với giai đoạn trước đó, điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng quy mô vốn đăng ký đầu tư rất lớn.
Giai đoạn 3: 2006-2015 (giai đoạn bùng nổ)
Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP hướng dẫn về ĐTRNN ra đời, dẫn đến ĐTRNN tăng mạnh về mặt số lượng cũng như số vốn đăng ký. Nguyên nhân tăng mạnh hoạt động ĐTRNN gồm: xu hướng hội nhập quốc tế, sự phổ cập
rộng rãi quy định pháp luật về ĐTRNN, sự lớn mạnh nhất định của doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, giai đoạn này nhiều doanh nghiệp nhà nước thực hiện ĐTRNN theo Quyết định 236 về khuyến khích ĐTRNN của Thủ tướng Chính phủ.
Các dự án ĐTRNN của DNNN thường ở trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn (thăm dò khai thác dầu khí, khai khoáng, trồng cây công nghiệp, viễn thông, thủy điện…) dẫn đến sự gia tăng mạnh vốn đăng ký ĐTRNN trong giai đoạn này. Trong 8 năm của giai đoạn này, mỗi năm bình quân có 58 dự án mới được đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang ASEAN, với quy mô bình quân mỗi dự án đạt 16,45 triệu USD. Quy mô vốn đăng ký đầu tư đạt 7,65 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 68,18%
tổng số vốn đăng ký. Quy mô vốn đầu tư trong cả giai đoạn này tăng khoảng 3,7 lần so với giai đoạn trước đó (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).
Hầu hết các dự án đều có quy mô lớn và tập trung trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, khai khoáng, viễn thông, ngân hàng. Số lượng quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đã rải khắp tất cả các nước thành viên của ASEAN. Điều này cho thấy sự tăng trưởng của hoạt động ĐTTT sang ASEAN cả về chiều rộng và chiều sâu.
Giai đoạn 4: 2016-2019 (giai đoạn ổn định)
Trong giai đoạn này, Luật Đầu tư 2015 và Nghị định 83/2015/NĐ-CP đã có hiệu lực, thay thế các quy định cũ về ĐTRNN. Về cơ bản cách thức quản lý ĐTRNN không thay đổi nhưng chuyển từ nguyên tắc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN sang nguyên tắc ghi nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, đơn giản hóa thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN.
Đặc biệt, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào ngày 31/12/2015 đã đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp như được tiếp cận nguồn đầu vào (nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa trung gian) giá thấp hơn do hàng rào thuế quan cơ bản được xóa bỏ và chi phí giao dịch, thương mại trong ASEAN giảm xuống; được hưởng lợi do chi phí giảm và thủ tục xuất khẩu thuận lợi hơn, nhờ việc cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ linh hoạt và thủ tục hải quan thuận lợi hơn, cùng nhiều lợi thế khác là kết quả của hợp tác khu vực; có cơ hội tiếp cận thị trường các nước thành viên ASEAN khác do các biện pháp phân biệt đối xử trong ASEAN được xóa bỏ; Nhà
đầu tư có thể tham gia các dự án đầu tư đa dạng trên toàn khu vực một cách thuận lợi hơn do luật và quy định trở nên minh bạch, các hạn chế về vốn góp nước ngoài được nới lỏng và đầu tư được bảo hộ hiệu quả hơn; Lao động có tay nghề có nhiều cơ hội việc làm trong ASEAN.
Trong gần 5 năm của giai đoạn này, khá ngắn so với giai đoạn trước đó, đã có 247 dự án với tổng số vốn đầu tư 1,52 tỷ USD, quy mô bình quân mỗi dự án đạt 6,15 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Nguyên nhân: số lượng hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước trong các lĩnh vực có quy mô vốn lớn giảm. Tuy nhiên, số lượng hoạt động đầu tư vẫn ổn định và tăng nhẹ (do sự tham gia ngày càng nhiều của doanh nghiệp nhà nước và của các cá nhân) cho thấy xu hướng ĐTRNN vẫn là xu hướng tất yếu cùng với sự phát triển và tính chất mở cửa của nền kinh tế.
Trong giai đoạn này phải kể đến một số hoạt động ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN có vốn đăng ký lớn trên 80 triệu USD: Dự án đầu tư và kinh doanh mạng viễn thông và công nghệ thông tin tại Myanmar (Telecom International Myanmar Co Ltd) của Tổng công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel: 860 triệu USD; Dự án Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Yangon tại Myanmar của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 85 triệu USD; Dự án Ngân hàng 100% vốn của Vietcombank tại Lào (Vietcombank Laos Limited) của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 80 triệu USD).