Theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC

3.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang

3.1.3. Theo lĩnh vực đầu tư

Giai đoạn 1: 1991-1998

Trong giai đoạn đầu khi tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam thường chỉ tập trung trong một số lĩnh vực như bán buôn, bán lẻ; vận tả kho bãi hoặc dịch vụ với số vốn ít, thời gian đầu tư ngắn, địa bàn thường tại Lào, Thái Lan với số dự án thưa thớt, mỗi năm có 1-2 dự án đầu tư. Năm 1994, có một dự án đầu tư quan trọng tại Lào với tổng số vốn đầu tư lên tới 1 triệu USD trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Tổng Công ty xây dựng 11 (Tổng Công ty Thành An, Tổng cục Hậu Cần, Bộ Quốc Phòng). Dự án này đánh dấu sự mở đầu trong tăng

trưởng về quy mô và mở rộng lĩnh vực đầu tư trong các giai đoạn tiếp theo. Đến cuối năm 1998, có thêm mộ dự án quan trọng khác trong lĩnh vực xây dựng, đó là dự án Cty Xây lắp, COECCO Việt Lào, Công ty Hợp tác Kinh tế (COECCO-L) của Công ty Hợp tác Kinh tế-Quân khu 4, Bộ Quốc Phòng tại Lào, mục tiêu của dự án xây dựng nhà cửa, cầu, đường, công trình thủy lợi và công trình khác với số vốn đăng ký đầu tư tại thời điểm đó lên tới 1,5 triệu USD. Đây là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho người dân Lào, tạo tiền đề cho các dự án tiếp theo.

Bảng 3.4. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo lĩnh vực đầu tư và các giai đoạn đầu tư giai đoạn 1991-2019

Giai

đoạn Lĩnh vực đầu tư

Số dự án

Vốn đăng ký (USD)

Tỷ trọng

(%)

1991- 1998

Công nghiệp chế biến, chế tạo 1 306.811 8,37

Dịch vụ khác 1 98.000 2,67

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1 1.000.000 27,29

Vận tải kho bãi 3 760.000 20,74

Xây dựng 1 1.500.000 40,93

Tổng 7 3.664.811 100

1999- 2005

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy và xe có động cơ khác 9 1.685.331 0,08

Công nghiệp chế biến, chế tạo 29 20.152.561 0,98

Dịch vụ khác 2 407.647 0,02

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ 7 3.657.756 0,18

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 100.000 0,00

Khai khoáng 9 1.633.457.529 79,76

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7 110.693.902 5,41 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí 1 273.111.000 13,34

Thông tin và truyền thông 1 29.500 0,00

Xây dựng 6 4.584.191 0,22

Tổng 72 2.047.879.417 100

2006- 2015

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy và xe có động cơ khác 79 87.120.237 1,14

Công nghiệp chế biến, chế tạo 59 234.156.840 3,06 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác

thải, nước thải 2 7.920.000 0,10

Dịch vụ khác 15 9.718.912 0,13

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 11 105.211.448 1,37

Giáo dục và đào tạo 3 1.846.700 0,02

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ 21 217.258.957 2,84

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 14 6.048.129 0,08

Giai

đoạn Lĩnh vực đầu tư

Số dự án

Vốn đăng ký (USD)

Tỷ trọng

(%) Hoạt động kinh doanh bất động sản 12 369.958.138 4,83 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 18 617.754.489 8,07

Khai khoáng 73 723.929.771 9,46

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 1.000.000.000 13,07 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 88 2.776.015.792 36,27 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí 6 1.142.891.587 14,93

Thông tin và truyền thông 21 246.537.594 3,22

Vận tải kho bãi 18 52.668.000 0,69

Xây dựng 21 40.828.230 0,53

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3 13.970.415 0,18

Tổng 465 7.653.835.239 100

2016 - 2019

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy và xe có động cơ khác 65 77.893.751 5,12

Công nghiệp chế biến, chế tạo 22 71.216.925 4,68 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác

thải, nước thải 2 551.000 0,04

Dịch vụ khác 4 28.389,232 1,87

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 469,019 0,03

Giáo dục và đào tạo 1 135,000 0,01

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ 26 6,415,077 0,42

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 8 1,503,916 0,10 Hoạt động kinh doanh bất động sản 2 5,770,000 0,38 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 5 167,719,999 11,03

Khai khoáng 8 50,085,735 3,29

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 82,000 0,01 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 11 134,960,756 8,88 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí 2 70,545,000 4,64

Thông tin và truyền thông 26 877,266,795 57,69

Vận tải kho bãi 10 7,880,000 0,52

Xây dựng 49 17,749,258 1,17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3 2,020,000 0,13

Tổng 247 1,520,653,463 100

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)

Giai đoạn2: 1999-2005

Đến giai đoạn 2, các lĩnh vực đầu tư được mở rộng, đa dạng hơn (10 lĩnh vực, tăng 4 lĩnh vực so với gian đoạn trước), xu hướng đầu tư vào lĩnh vực Khai khoáng; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa

không khí; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh. Lĩnh vực khai khoáng trong giai đoạn này chiếm 79,76% tổng số vốn đầu tư sang ASEAN (1,63 tỷ USD). Các dự án điển hình đó là, dự án Công ty TNHH Hoá chất và Muối mỏ Việt–Lào với mục tiêu thăm dò muối mỏ tại Bản Nomg Lom, huyện Nong Bok, tỉnh Khăm Muộn, Lào của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, số vốn đầu tư 522,4 triệu USD. Dự án Hợp đồng thăm dò, khai thác lô PM 304-Malaysia tại Malaysia của Công ty TNHH MTV-Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí, số vốn đầu tư lên tới 804,2 triệu USD. Điểm nổi bật trong giai đoạn này, năm 2005, trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đó là dự án duy nhất của Cty TNHH Điện Xekaman 3 tại Lào của Công ty Cổ Phần Điện Việt–Lào, số vốn đăng ký 273 triệu USD đây là dự án đầu tiên làm tiền đề cho các dự án thủy điện sau này. Các lĩnh vực Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng nhanh với số vốn đăng ký đầu tư chiếm 13,34%. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tỷ trọng trong vốn đầu tư giảm nhưng số dự án tăng từ 1 lên 29 dự án và tăng vốn đầu tư từ 0,3 triệu USD lên 20 triệu USD) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).

Giai đoạn 3: 2006-2015

Giai đoạn tiếp theo, đây là giai đoạn bùng nổ về số dự án, tổng số dự án lũy kế đạt 465 dự án, tăng 393 dự án so với giai đoạn trước. Về lĩnh vực đầu tư, đã mở rộng đầu tư sang 18 lĩnh vực, tăng 8 lĩnh vực đầu tư so với gia đoạn trước đó. Các lĩnh vực đầu tư mới đó là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (1 dự án duy nhất đó là Đặc khu kinh tế Long Thành-Viên Chăn tại Lào của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành, vốn đăng ký đầu tư 1 triệu USD; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (18 dự án; 617,7 triệu USD); Hoạt động kinh doanh bất động sản (12 dự án; 369,9 triệu USD); Vận tải kho bãi (18 dự án; 52,6 triệu USD); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (3 dự án; 13,9 triệu USD); và Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (2 dự án; 7,9 triệu USD) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Trong đó, đáng chú ý nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng & bảo hiểm và thông tin &truyền thông. Tuy là ngành nghề ĐTRNN có điều kiện nhưng do được “cởi trói” về chính sách nên trong giai đoạn này, số lượng dự

án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng & bảo hiểm tăng nhanh, lên đến 18 dự án tại Lào và Campuchia, phần nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang 2 nước này trong việc giải tỏa vướng mắc về vốn đầu tư. Các dự án trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với sự góp mặt của các đại gia Việt Nam trong ngành thông tin và truyền thông như Viettel, Vinafone, Mobifone, FPT…đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của các dự án trong ngành trong một thời gian ngắn (chiếm 3,22% tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn này). Đây là các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thông tin, nâng cao mức sống và dân chí cho người dân địa phương. Tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng có sự tăng trưởng mạnh, 12 dự án với số vốn đăng ký 369,9 triệu USD chiếm 4,83% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Đây là ngành nghề không khuyến khích ĐTRNN bởi phần lớn dự án trong lĩnh vực này là do cá nhân đăng ký thực hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước.

Giai đoạn 4: 2016-2019

Trong gần 5 năm của giai đoạn này, lĩnh vực đầu tư vẫn được duy trì 18 lĩnh vực so với giai đoạn trước đó. Giai đoạn này khá ngắn cùng với các điểm nhấn về mặt chính sách như Luật Đầu tư 2015 và Nghị định 83/2015/NĐ-CP ra đời, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào ngày 31/12/2015, do đó quản lý hoạt động ĐTRNN chặt chẽ hơn, minh bạch hơn. Số dự án đầu tư sang ASEAN giai đoạn này là 247 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư 1,55 tỷ USD. Lĩnh vực Thông tin và truyền thông vươn lên đứng đầu với số vốn đăng ký 876,7 triệu USD, chiếm 57,69%; Lĩnh vực Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đứng ở vị trí thứ hai với 167,7 triệu USD, chiếm 11,03%; Lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ ba với 134 triệu USD, chiếm 8,88%; Lĩnh vực khai khoáng chỉ chiếm 3,29%, với 50 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).

Như vậy, từ số liệu của Bảng 3.5 ta nhận thấy, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là nhiều nhất với 107 dự án và 3,02 tỷ USD, chiếm 26,93% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Thứ hai là lĩnh vực khai khoáng (90 dự án và 2,4 tỷ USD, chiếm 21,45% tổng số vốn đăng ký đầu tư).

Bảng 3.5.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 1991-2019

Stt Lĩnh vực đầu tư Số dự án

Vốn đăng ký đầu tư

(USD)

Tỷ trọng

(%)

Quy mô vốn bình quân mỗi dự án (USD/dự

án) 1

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

153 166.699.319 1,48 1.089.538 2 Công nghiệp chế biến, chế

tạo 111 325.833.137 2,90 2.935.434

3

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

4 8.471.000 0,08 2.117.750

4 Dịch vụ khác 22 38.613.791 0,34 1.755.172

5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13 105.680.467 0,94 8.129.267

6 Giáo dục và đào tạo 4 1.981.700 0,02 495.425

7 Hoạt động chuyên môn, khoa

học và công nghệ 54 227.331.790 2,03 4.209.848 8 Hoạt động hành chính và

dịch vụ hỗ trợ 23 7.652.045 0,07 332.698

9 Hoạt động kinh doanh bất

động sản 14 375.728.138 3,35 26.837.724

10 Hoạt động tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm 23 785.474.488 7,00 34.151.065 11 Khai khoáng 90 2.407.473.035 21.45 26.749.700 12 Nghệ thuật, vui chơi và giải

trí 2 1.000.082.000 8,91 500.041.000

13 Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản 107 3.022.670.450 26,93 28.249.257

14

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

9 1.486.547.587 13,24 165.171.954 15 Thông tin và truyền thông 48 1.123.833.889 10,01 23.413.206

16 Vận tải kho bãi 31 61.308.000 0,55 1.977.677

17 Xây dựng 77 64.661.679 0,58 839.762

18 Y tế và hoạt động trợ giúp xã

hội 6 15.990.415 0,14 2.665.069

Tổng 791 11.226.032.930 100 14.192.203 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN-

Bộ KH&ĐT, 2019)

Thứ ba là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (9 dự án và 1,48 tỷ USD, chiếm 13,2% tổng số vốn đăng ký đầu tư). Thứ tư là lĩnh vực thông tin và truyền thông (48 dự án và 1,12 tỷ USD, chiếm 10,01% tổng số vốn đăng ký đầu tư). Thứ năm là lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí (2 dự án và 1 tỷ USD, chiếm 8,91% tổng số vốn đăng ký đầu tư) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).

Đây là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; Giáo dục và đào tạo…

Ngoài ra, hoạt động ĐTTT sang ASEAN cũng mở rộng ra đối với một số lĩnh vực như viễn thông, ngân hàng, bất động sản, sản xuất, chế tạo…đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư theo lợi thế, ví dụ như Viettel, dựa trên lợi thế về công nghệ viễn thông, đã thực hiện đầu tư các mạng viễn thông và tạo ra các thương hiệu riêng được định vị trên thị trường các nước ASEAN như: Metfone tại Campuchia, Unitel tại Lào, Mytel ở Myanmar. Viettel đã tận dụng được các lợi thế về sở hữu công nghệ, về lợi thế nội vi hóa của doanh nghiệp và tận dụng những lợi thế về chính sách kinh tế tại các nước ASEAN để phát triển và tạo ra sự thành công như hiện nay.

Khi AEC được thành lập, nhiều lĩnh vực dịch vụ được mở cửa, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển hướng sang các lĩnh vực dịch vụ, thiên về thế mạnh của các doanh nghiệp hơn như các doanh nghiệp về vận tải và kho bãi, thông tin, xây dựng, du lịch, bán buôn bán lẻ với các doanh nghiệp điển hình như Vietcombank, TCTCP Bưu chính Viettel, Công ty TNHH Nhà thép Trí Việt, Công ty TNHH Giao nhận Viet Trans Link, CTCP Xây dựng Kiến trúc AA…

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)