Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 99 - 112)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC

3.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang

3.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt được mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường nước ngoài. Số lợi nhuận được chuyển về trong nước rất khiêm tốn. Các doanh nghiệp chủ yếu chỉ đạt được mục đích mở rộng thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp như Viettel, thị phần thị trường của doanh nghiệp này đang ở vị trí số 1 trên thị trường Lào, Campuchia và Myanmar. Với các mục tiêu khác như tìm kiếm nguồn cung đầu vào tốt hơn cũng chưa thực sự đạt được hiệu quả, nhất là trong các dự án về khai mỏ hoặc nông nghiệp của một số doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai và Vinachem (với dự án khai thác và chế biến mỏ Kali tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào).

Thứ hai, một số dự án đầu tư chưa đáp ứng được tiến độ cam kết, số lượng dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào một số thị trường quen thuộc.

Một số dự án đầu tư quan trọng, quy mô lớn lớn trong lĩnh vực thủy điện, khoáng sản chậm được triển khai hoặc thời hạn thực hiện dự án kéo dài hơn so với dự kiến làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, giảm hiệu quả đầu tư; một số dự án chưa tính toán hết được các yếu tố rủi ro cả về quy mô vốn, thị trường cũng như các điều kiện về thủ tục pháp lý, các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa... nên khi thực hiện gặp khó khăn, gây chậm trễ trong việc triển khai thực hiện; một số dự án khác đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng thị trường 9 quốc gia tại ASEAN.

Tuy nhiên, trên thực tế số lượng dự án đầu tư sang ASEAN vẫn chủ yếu tập trung ở một số quốc gia quen thuộc (tại Lào chiếm 36,52% tổng số dự án, tại Campuchia chiếm 27,08%, tại Singapore chiếm 14,48%, tại Myanmar chiếm 13,73%) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT,2019). Doanh nghiệp Việt Nam chưa xâm nhập sâu vào thị trường ASEAN, trong đó các thị trường có khá ít dự án của Việt Nam như Brunei, thị trường Phillippines. Thị trường Myanmar trước năm 2016 khi AEC chưa có hiệu lực có khá nhiều dự án đã được triển khai, nhưng kể từ cuối năm 2015, số lượng dự án được triển khai trên thị trường này này có dấu hiệu chậm lại.

Tại các thị trường mới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ĐTTT sang ASEAN nhưng hoạt động còn mang tính tự phát, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Khi đó việc xử lý rất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai, tỷ lệ vốn triển khai thực hiện và kết quả kinh doanh của các dự án ĐTTT sang ASEAN còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Ngoài việc vốn đầu tư còn hạn chế thì tỷ lệ vốn triển khai thực hiện của các dự án ĐTTT sang ASEAN còn thấp. Nhiều dự án đầu tư đã được cấp phép nhưng vẫn không triển khai được do nhiều nguyên nhân. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc cần được hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước liên quan của cả hai phía (Việt Nam và nước sở tại) để có giải pháp khắc phục nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

Cùng với tỷ lệ vốn triển khai thực hiện thấp, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang ASEAN trong thời gian qua còn khiêm tốn. Số lượng các dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã ít, nhưng số các dự án đầu tư có lãi lại càng ít hơn. Vì thế, kết quả kinh doanh đem lại cho các doanh nghiệp nói riêng và mức độ đóng góp trong tổng sản phẩm quốc gia nói chung chưa cao. Đến nay, vẫn chưa thống kê được mức độ đóng góp của các dự án ĐTTT sang ASEAN cho ngân sách nhà nước là bao nhiêu do doanh nghiệp chưa tuân thủ chế độ báo cáo tình hình hoạt động đầu tư tại nước ngoài, khiến cơ quan quản lý đầu tư không nắm được thông tin triển khai dự án.

Thứ ba, hình thức đầu tư sang ASEAN còn hạn chế.

Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp Việt Nam tiến hành ĐTRNN theo nămhình thức (thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại nước tiếp nhận đầu tư;

thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC ở nước ngoài; mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; mua bán chứng khoán hoặc giấy tờ có giá trị khác ở nước ngoài và các hình thức đầu tư khác theo quy định tại nước tiếp nhận đầu tư), trong đó, hình thứcthành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của Việt Nam chiếm tới 73,9% tổng số các dự án ĐTTT sang ASEAN. Mặt khác, các dự án đầu tư sang ASEAN nói trên đều là dự án đầu tư mới, cho nên tốn chi phí, mất nhiều thời gian và rủi ro cao hơn. Hình thức đầu tư này cũng có những ưu điểm

như có thể linh hoạt hơn để tạo ra một doanh nghiệp theo ý muốn; xây dựng văn hoá tổ chức cho một công ty mới dễ hơn là thay đổi văn hoá từ công ty cũ khác.

Hiện nay, chưa có một doanh nghiệp Việt Nam tiến hành ĐTRNN theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A).

Thứ tư, hệ thống các hình thức đầu tư theo chuỗi , hiệp hội còn quá ít.

Có thể thấy trong cơ cấu đầu tư của Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đầu tư theo kiểu nhỏ lẻ, độc lập, thiếu vắng các chuỗi đầu tư đa ngành, bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư như thanh toán, bảo hiểm và các dịch vụ thị trường đầu tư ra nước ngoài quá ít. Còn ít các ngân hàng trong nước vươn ra ASEAN để lập doanh nghiệp hoặc lập chi nhánh.

Điều này khiến các nhà đầu tư của Việt Nam sang ASEAN khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án, ngoài ra việc ngân hàng Việt Nam đầu tư sang ASEAN ít cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thanh toán thương mại quốc tế của Việt Nam.

3.2.2.2.Nguyên nhân của các hạn chế

Về phía Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam chưa xây dựng chiến lược đầu tư sang ASEAN cả trong trung và dài hạn.

Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư sang ASEAN trong trung và dài hạn, trừ ngành dầu khí có những kế hoạch dài hạn, còn từ cấp trung ương, địa phương, ngành…chưa xây dựng chiến lược đầu tư sang ASEAN, cho nên Chính phủ chưa xây dựng những biện pháp hỗ trợ sự phát triển hoạt động đầu tư sang ASEAN. Hoạt động đầu tư sang ASEAN hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính tự phát.

Thứ hai, hạn chế trong cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư.

Hiện nay, pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam còn thiếu các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ĐTRNN. Đến nay, mới có quy định về đầu tư nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Quyết định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định quy định về ĐTRNN ban hành

theo Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN ban hành theo Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018. Quy định về hoạt động cho vay vốn để ĐTRNN của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng được ban hành năm 2018 theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT–

NHNN ngày 25/12/2018 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTRNN theo Thông tư số 12/2016/TT- NHNN.Đề án Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo Quyết định số 236/QĐ-TTg nhưng thực tế thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài chưa có được sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức từ phía các cơ quan nhà nước. Đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội ĐTRNN cũng chưa được hỗ trợ tìm hiểu môi trường pháp lý, cơ hội và đối tác đầu tư, hướng dẫn về luật pháp, chính sách và thủ tục đầu tư của nước sở tại, vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp phải tự mình tìm kiếm thông tin nên mất nhiều thời gian và chi phí.

Hạn chế của Đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, đại diện thương mại trong việc tham gia hỗ trợ các dự án ĐTTT sang ASEAN. Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ở nước ngoài với các doanh nghiệp ĐTTT sang ASEAN còn lỏng lẻo nên khi có việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của nhà nước. Công tác hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc của các dự án ĐTRNN cũng có nhiều hạn chế do dự án đầu tư nằm ở nước ngoài, gặp các khó khăn do môi trường, thủ tục, chính sách pháp luật nước ngoài, rất khó để nhà nước Việt Nam có thể can thiệp hỗ trợ, kể cả ở các thị trường mà đầu tư của Việt Nam thuộc top đầu tư nước ngoài vào các quốc gia đó (như Lào và Campuchia). Đối với việc hỗ trợ về tài chính cho các dự án ĐTRNN, nhà nước Việt Nam chưa có đủ điều kiện để áp dụng các ưu đãi về mặt tài chính cho những hoạt động ĐTRNN cần thiết.

Chưa tận dụng và phát huy hết tiềm năng, nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam đang định cư, học tập và làm việc tại ASEAN để thúc đẩy đầu tư có hiệu quả từ Việt Nam sang ASEAN.

Vai trò, sự ảnh hưởng của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài chưa rõ nét, nhất là trong việc đề xuất các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư để họ điều chỉnh chính sách, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh.

Công tác hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc của các dự án ĐTTT sang ASEAN cũng có nhiều hạn chế do dự án đầu tư nằm ở nước ngoài, gặp các khó khăn do môi trường, thủ tục, chính sách pháp luật nước ngoài, rất khó để nhà nước Việt Nam có thể can thiệp hỗ trợ, kể cả ở các thị trường mà đầu tư của Việt Nam thuộc nhóm đầu tư nước ngoài nhiều nhất vào các quốc gia đó (như Lào và Campuchia). Đối với việc hỗ trợ về tài chính cho các dự án, nhà nước Việt Nam chưa có đủ điều kiện để áp dụng các ưu đãi về mặt tài chính cho những hoạt động đầu tư cần thiết.

Thứ ba, công tác xúc tiến ĐTTT sang ASEAN cũng chưa thực hiện có hiệu quả.

Trong khi hoạt động xúc tiến ĐTNN vào Việt Nam được đẩy mạnh thì hoạt động xúc tiến ĐTTT sang ASEAN chưa được quan tâm đúng mức ở các ngành, các cấp. Trừ một số ngành (dầu khí, điện, than, bưu chính viễn thông) bước đầu triển khai các hoạt động xúc tiến và đã thu được kết quả nhất định, hoạt động xúc tiến nhìn chung mới được triển khai ở quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung ở một số quốc gia quen thuộc (Lào, Campuchia), nhưng hiệu quả chưa cao, do vậy, chưa thực sự thu hút được quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đầu tư sang ASEAN.

Hiện tại, hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2019 theo Công văn số 7176/KKHĐT-ĐTNN mới chỉ hướng tới xúc tiến để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mà chưa chú trọng tới xúc tiến để ĐTRNN.

Các thông tin về môi trường đầu tư tại ASEAN cũng chưa được coi trọng Nếu như Chính phủ Trung Quốc có chỉ thị cho các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở nước ngoài phải có trách nhiệm nghiên cứu môi trường đầu tư bao gồm cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư; các cơ hội đầu tư…thông báo về trong nước và hệ thống thông tin về thị trường đầu tư được thiết lập từ Trung ương đến

các Bộ ngành, đến các hiệp hội và doanh nghiệp…thì ở Việt Nam, trên trang web của Cục xúc tiến đầu tư chỉ đề cập một số quy chế đầu tư ở Lào, còn chưa cơ quan nào của Chính phủ được giao nhiệm vụ thông tin về môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư ở các nước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn thiếu bài bản, thiếu nhạc trưởng, doanh nghiệp tự khai thác thông tin tốn kém và không đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về AEC từ các ban ngành có liên quan còn yếu và thiếu. Doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận được thông tin Việt Nam cam kết những gì, mở cửa thị trường bao nhiêu phần trăm, cắt giảm thuế đối với bao nhiêu danh mục mặt hàng…song thông tin về các nước đối tác, về những cam kết của những nước thành viên thuộc AEC, tỷ lệ mở cửa thị trường ở nước họ, những quy định về vi phạm hay những ưu đãi đầu tư ra sao…thì rất thiếu hoặc chưa được làm đầy đủ. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp dù biết nhưng chưa được hiểu đầy đủ, chưa biết làm thế nào để biến thách thức thành cơ hội, thậm chí chưa biết cách tận dụng những lợi thế và ưu đãi gì từ AEC…

Thứ tư, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN.

Công tác quản lý nhà nước thực tế còn đặt nặng mục tiêu về quản lý hiệu quả đầu tư thể hiện ở con số lỗ lãi, vốn chuyển ra, tiền chuyển về…Dẫn đến tư tưởng can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư. Cụ thể: một số hồ sơ đăng ký ĐTRNN vẫn yêu cầu giải trình về khả năng thu xếp vốn, hoặc tính khả thi của dự án, các cấp lãnh đạo thường đề ra mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTRNN, bảo tồn và phát triển vốn đầu tư…trong khi mục tiêu chính của quản lý nhà nước đối với ĐTRNN là tạo điều kiện cho hoạt động ĐTRNN trong bối cảnh duy trì quản lý ngoại tệ chuyển ra nước ngoài do điều kiện hạn chế hiện tại của nền kinh tế, bởi vì nguyên tắc về ĐTRNN quy định tại Luật Đầu tư là khuyến khích ĐTRNN.

Các hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài ngày càng biến đổi, phát triển đa dạng dưới nhiều hình thức. Đồng thời, do tuân thủ pháp luật nước ngoài nên các hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài có thể diễn ra trong các ngành nghề

lĩnh vực và hình thức đầu tư khác với ở Việt Nam. Hoạt động trong các lĩnh vực mà tại Việt Nam cấm, hạn chế; thành lập các công ty con, cháu tại nhiều nước thứ ba;

các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài có sự hợp nhất, liên kết, sở hữu một phần của nhau, đầu tư theo cách hình thức chưa được quy định theo pháp luật Việt Nam…Các quy định của pháp luật Việt Nam không thể bao trùm và dự báo được hết tất cả những quy định của pháp luật nước ngoài về các hình thức, cách thức đầu tư cũng như không thể kiểm soát hoạt động của tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài trong việc tổ chức đó tiếp tục đầu tư, nhất là trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam chỉ sở hữu một phần tổ chức kinh tế đó.

Nhiều dự án ĐTRNN sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN một thời gian, cơ quan quản lý không thể liên hệ được với nhà đầu tư để đề nghị báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Hơn nữa, hoạt động ĐTRNN diễn ra tại nước ngoài nên rất khó cho các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp kiểm tra, giám sát tại thực địa cũng như làm việc trực tiếp với các tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài trong dự án ĐTRNN vì các tổ chức này là các pháp nhân nước ngoài, không phải pháp nhân Việt Nam.

Bên cạnh đó, thiếu công cụ quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Chứng nhận đăng ký ĐTRNN do Bộ KH&ĐT cấp và thủ tục đăng ký chuyển ngoại tệ ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ là công cụ để kiểm soát lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, không có tác dụng trong việc quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Sau khi nhà đầu tư đã chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, nhà nước không có biện pháp/công cụ để kiểm soát hoạt động ĐTRNN, để không cho thực hiện hay buộc chấm dứt dự án tại nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư có các vi phạm quy định về ĐTRNN. Lý do là vì hoạt động ĐTRNN diễn ra tại nước ngoài, các tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài trong dự án là pháp nhân nước ngoài, hoạt động theo pháp luật nước ngoài, không thể bị cưỡng bức giải thế, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của nhà nước Việt Nam. Ngay cả biện pháp chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN đối với các dự án không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định có thể không buộc được nhà đầu tư chấm dứt hoạt động của công ty đã được thành lập tại nước ngoài trong dự án đó.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean aec (Trang 99 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)