Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về năng lực tài chính của DN
1.1.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính cuả DN
Vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu để một doanh nghiệp có thể được thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn của DN là tiêu chí đánh giá số vốn DN sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tăng trưởng của vốn thể hiện tốc độ gia tăng các loại vốn như vốn chủ sở hữu, vốn vay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy một DN có quy mô vốn lớn, sự tăng trưởng vốn cao cho thấy năng lực tài chính của DN cao, DN đó có khả năng tài chính để đầu tư mua sắm TSCĐ, mua sắm nguyên vật liệu, thuê lao động, và có điều kiện thuận lợi hơn để đầu tư mở rộng quy mô
sản xuất. Các DN có thể tận dụng lợi thế này để tăng cường mở rộng thêm các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên với những DN quy mô vốn nhỏ, khả năng huy động vốn kém sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc, nguyên vật liệu, thuê lao động...bởi năng lực tài chính còn hạn chế. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng vốn phản ánh năng lực tài chính của DN thông qua các chỉ tiêu sau:
a. Tốc độ tăng trưởng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng vốn hàng năm của DN. Chỉ tiêu này thể hiện sự gia tăng năng lực tài chính để đáp ứng cho các hoạt động của DN.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tốc độ tăng trưởng vốn = *100%
b. Khả năng huy động VCSH
Như vậy có thể nói quy mô vốn phản ánh năng lực tài chính của DN và gắn liền với sự tăng trưởng của DN.Tuy nhiên trong quy mô vốn thì quy mô vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh năng lực tài chính, là yếu tố cơ bản quyết định sức mạnh tài chính của DN, chính quy mô vốn nội sinh góp phần làm doanh nghiệp tăng trưởng bền vững vì đây chính là “ nội lực”
của bản thân doanh nghiệp. Sử dụng nguồn vốn này giúp DN chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của DN, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh; giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp; tránh được áp lực phải thanh toán trước kỳ hạn; chủ động đáp ứng nhu cầu về vốn cho DN. Quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện thông qua chỉ tiêu sau:
+ Hệ số VCSH hay chính là khả năng tự tài trợ
Khả năng tự tài trợ là khả năng DN có thể sử dụng các nguồn vốn của chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của DN bao gồm vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Số vốn năm nay - Số vốn năm trước Số vốn năm trước
Hệ số VCSH = *100%
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, DN có quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng lâu dài trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, tổng VCSH: là số vốn chủ sở hữu hiện có của DN, phản ánh toàn bộ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện năng lực tài chính chủ sở hữu đáp ứng cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ số vốn chủ sở hữu cao thể hiện: độc lập về tài chính, tự chủ tài chính cao, ít rủi ro về tài chính. Không phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính, hiệu quả sinh lời vốn thấp.
+ Tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: là tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu hàng năm của DN. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu hàng năm của doanh nghiệp,thể hiện gia tăng khả năng huy động vốn chủ sở hữu để đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và được xác định như sau:
Tỷ lệ tăng VCSH = *100
+ Khả năng huy động VCSH nội sinh
Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh là nguồn vốn “nội lực” của DN. Sử dụng nguồn vốn này có thể nói là sẽ mang lại mức độ an toàn nhất cho DN. Huy động vốn chủ sở hữu từ nguồn vốn bên ngoài đối với công ty cổ phần cũng có rất nhiều thuận lợi cho DN nhưng bất lợi lớn nhất đó là DN phải chấp nhận chia sẻ quyền quản lý, quyền kiểm soát, quyền phân chia thu nhập cao...huy động vốn từ nguồn này người chủ sở hữu phải chấp nhận chia sẻ nhiều quyền lợi của mình. Trong nhiều trường hợp còn bị mất quyền kiểm soát công ty. Hơn nữa, muốn huy động vốn từ nguồn vốn chủ ngoại sinh, DN phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Chính vì lý do
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn ( hoặc Tổng TS)
Vốn CSH năm nay - Vốn CSH năm trước Vốn CSH năm trước
đó nên trong nguồn vốn chủ sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh rất được coi trọng vì chính nguồn vốn này sẽ giúp DN tăng trưởng một cách bền vững.
Để xem xét khả năng huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh người ta thường dùng chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư = *100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng lợi nhuận sau thuế thu được DN để lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Nó phản ánh khả năng huy động vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại của DN. Đây chính là bộ phận năng lực tài chính chủ sở hữu nội sinh. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng huy động vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế càng cao, khả năng tự tích luỹ của DN càng lớn. Điều này giúp năng lực tài chính của DN được đảm bảo và ngược lại.
Tỷ lệ tăng trưởng nội sinh = *100%
Hay:
Qua đây cho
Qua đây cho thấy tỷ lệ tăng trưởng nội sinh có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, khả năng tự tài trợ và hiệu quả kinh doanh của DN. Cũng theo phương trình trên cho thấy tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư càng cao, khả năng tự tài trợ càng cao và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng lớn thì tỷ lệ tăng trưởng nội sinh càng gia tăng.
Ngoài ra để đánh giá khả năng huy động VCSH có thể đánh giá thông qua khả năng huy động VCSH khác như phát hành cổ phiếu của DN.
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
Tổng tài sản Tỷ lệ tăng trưởng
nội sinh
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu
tư
Tỷ suất lợi nhuận
VCSH
= x x
VCSH Tổng tài sản
*100%
Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
c. Khả năng huy động vốn nợ
Huy động vốn nợ cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực tài chính DN. Huy động vốn nợ thể hiện khả năng DN có thể có thêm vốn, có thêm tài sản từ các DN và chủ thể khác để tiến hành sản xuất kinh doanh. DN có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính, thuê tài chính, phát hành trái phiếu, tín dụng nhà cung cấp... Đây là tiêu chí đánh giá khả năng huy động vốn của DN và được thể hiện qua chỉ tiêu:
Khả năng tài trợ từ vốn nợ = Hay Hệ số nợ
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực tài chính từ vốn nợ của DN. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng tài trợ cho tài sản từ vốn nợ càng lớn, năng lực tài chính của DN có khả năng gia tăng. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá năng lực tài chính của DN cần kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo an toàn tài chính. Bởi vì chỉ tiêu này càng cao thì những rủi ro về mặt tài chính đối với doanh nghiệp càng lớn. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn mà DN đang sử dụng vào hoạt động SXKD thì có bao nhiêu vốn mà DN huy động từ nguồn khác. Chỉ tiêu này thể hiện việc sử dụng nợ của DN trong việc tổ chức nguồn vốn như sau:
+ Phản ánh năng lực tài chính của DN hay năng lực tự chủ về tài chính DN. Hệ số nợ thấp phản ánh năng lực tự chủ về tài chính cao.
+ Phản ánh mức độ đòn bảy tài chính cao hay thấp. Hệ số nợ cao phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
+ Phản ánh mức độ rủi ro của DN. Hệ số nợ cao phản ánh khả năng thanh toán thấp.
+ Phản ánh mức độ chấp nhận mạo hiểm của người lãnh đạo, quản lý DN Vốn nợ
Tổng TS hoặc Tổng nguồn vốn
+ Phản ánh khả năng tiếp tục huy động vốn từ bên ngoài của DN, hệ số nợ cao thì khả năng vay tiếp khó khăn.
1.1.3.2. Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực quản lý và sử dụng vốn của DN Như chúng ta đã biết, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ổn định không những đứng vững trong kinh doanh mà còn tăng trưởng doanh thu và tăng thêm tài sản, hoặc giá trị của DN. Theo phần nội dung đánh giá năng lực quản lý và sử dụng vốn của DN đã phân tích ở chương 1, tác giả đánh giá thông qua khả năng sinh lời từ việc sử dụng vốn của DN.
Khi đánh giá khả năng sinh lời người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS); Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP); Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA); Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE); Lợi nhuận trên một cổ phiếu ( EPS)
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện trong một đồng doanh thu trong kỳ, DN có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời
Chỉ tiêu này là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một DN. Nếu DN quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được tỷ suất này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ các DN cạnh tranh bằng sự khác biệt hoá (thương hiệu nổi tiếng) thường có hệ số này cao, trong khi các DN cạnh tranh bằng việc dẫn đầu về chi phí thấp thường có hệ số này thấp. Đối với DN kinh doanh đa ngành, việc thay đổi ROS còn có thể do doanh nghiệp điều chỉnh thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu (ROS) =
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh mà chưa tính đến ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn và thuế thu nhập DN. Cách xác định như sau:
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Qua đó, cho phép đánh giá khả năng sinh lời của vốn (tài sản) nói chung không phân biệt vốn vay hay VCSH. Đây là một tiêu chí rất quan trọng để DN cân nhắc mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính sao cho có hiệu quả nhằm gia tăng khả năng sinh lời cho vốn chủ. Khi DN sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chủ nói riêng và năng lực tài chính của DN nói chung.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = *100%
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ đưa vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ đó cho phép đánh giá khả năng sinh lời ròng của tài sản nói chung. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Một đồng vốn kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận sau thuế hơn. Từ đó, giúp phần lợi nhuận để lại có
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân Tỷ suất sinh lời kinh tế của
tài sản
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản (hay VKD) BQ
cơ hội được gia tăng, góp phần gia tăng năng lực tài chính chủ sở hữu nội sinh. Do đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Thước đo khả năng sinh lời sử dụng cả báo cáo kết quả kinh doanh và bảng tổng kết tài sản là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE), đây là một tỷ lệ so sánh giữa các khoản thu nhập sau thuế của DN với lượng vốn chủ sở hữu tương ứng của DN trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
ROE = *100%
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCSH BQ trong kỳ đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn. Như vậy nếu mọi yếu tố khác không thay đổi lợi nhuận để lại sẽ gia tăng, giúp DN gia tăng được năng lực tài chính chủ sở hữu nội sinh. Từ đó năng lực tài chính của DN ngày càng được cải thiện và ngược lại.
Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện tách ROE như sau:
Phương trình Dupont:
ROE = x x
Hay:
ROE = ROS * Vòng quay toàn bộ vốn * Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Vốn CSH BQ trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Vốn kinh doanh BQ Doanh thu thuần Vốn kinh doanh BQ Vốn CSH BQ
1
1 - Hệ số nợ BQ
- Lợi nhuận trên một cổ phiếu ( EPS)
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông sau khi trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lời của DN. Chỉ số này càng cao thì khả năng sinh lời của DN càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
EPS =
1.1.3.3. Nhóm tiêu chí đánh giá khả năng đảm bảo an toàn tài chính a. Khả năng thanh toán
Khả năng đảm bảo an toàn tài chính được phản ánh thông qua khả năng thanh toán của DN. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với DN trong việc duy trì hoạt động kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan như các nhà đầu tư, các chủ hợp đồng...Do vậy đây là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện năng lực tài chính của DN.
Khả năng thanh toán theo nghĩa chung là khả năng của DN đáp ứng ngay các nghĩa vụ tài chính phát sinh. Nó đề cập đến khả năng duy trì vốn và lợi nhuận để lại cao hơn mức tiêu chuẩn tối thiểu về vốn và lợi nhuận để lại do luật định. Tại Việt Nam, chỉ tiêu này được gọi là chỉ tiêu khả năng thanh toán. Việc không đáp ứng được tiêu chuẩn này có thể dẫn đến việc các cơ quan quản lý ngành sẽ không kiểm soát được hoạt động của DN. Việc thiếu khả năng duy trì mức tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc về vốn và lợi nhuận để lại của một DN được gọi là mất khả năng thanh toán.
Trong sản xuất kinh doanh luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa DN và các chủ thể khác trong xã hội nên việc chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của DN thường xuyên diễn ra. Do vậy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán là vấn đề quan trọng được lãnh đạo các DN cũng như các nhà đầu tư cho vay ...đặc biệt quan tâm. Chỉ tiêu khả năng thanh toán đo lường khả năng của DN
Thu nhập ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Lượng cổ phiếu đang lưu hành