Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế Việt Nam, dựa trên đặc điểm và trình độ phát triển hiện
nay của Việt Nam nói chung và các DN Việt Nam nói riêng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, Để nâng cao năng lực tài chính của DN cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh như ổn định tiền tệ, duy trì lạm phát ở mức hợp lý, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ DN trong việc tiếp cận tín dụng như giảm lãi suất với những khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần coi việc xử lý nợ trong DN không chỉ là việc của riêng DN. Không ngừng hoàn thiện khung khổ pháp lý cho việc xử lý nợ như tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi bổ sung Luật doanh nghiệp, Luật phá sản DN, ban hành các chính sách ưu đãi về thuế liên quan đến tái cơ cấu DN, tái cơ cấu vốn và nợ của DN, thành lập các tổ chức xử lý nợ chuyên trách...
Thứ hai, Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính sách rõ ràng hấp dẫn...Trong bối cảnh nguồn vốn NSNN cho đầu tư eo hẹp, nguồn vốn của DN còn hạn chế thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài là rất cần thiết giúp DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đặc biệt với các DN có nhu cầu vốn lớn.
Thứ ba, Để nâng cao năng lực tài chính của DN cần sự nỗ lực từ phía bản thân DN.
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đặc biệt là các cấp lãnh đạo DN, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý , chuyên môn hoá các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
DN cần hoàn thiện hệ thống bộ máy quản trị doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về huy động và sử dụng nguồn vốn trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất như lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra giám sát…
Thứ tư, Để nâng cao năng lực tài chính của DN cần có kế hoạch phòng ngừa và xử lý nợ tồn đọng trong DN.
Hiện nay đa phần để phòng ngừa và xử lý nợ xấu các DN thường sử dụng biện pháp phổ biến là trích lập dự phòng rủi ro, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để tự xử lý nợ xấu do quy mô của các DN khác nhau. Vì vậy, các DN có thể xử lý nợ xấu của mình thông qua việc bán nợ cho các công ty mua bán nợ, các công ty này đều được thành lập dưới sự hỗ trợ của Chính phủ. Biện pháp xử lý nợ bằng cơ chế thị trường được sử dụng tương đối phổ biến bằng sự tự nguyện của chủ nợ thông qua thoả thuận của chủ nợ và các công ty xử lý nợ chuyên trách. Đây là giải pháp lâu dài, đáp ứng nhu cầu thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Kết luận chuương 1
Chương 1 đã nghiên cứu và hệ thống hoá toàn bộ lý luận về năng lực tài chính của doanh nghiệp. Những kết quả nghiên cứuở chương 1 có thể cụ thể hoá như sau:
Thứ nhất, Hệ thống hoá và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, Luận án đưa ra cách phân loại các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Các tiêu chí này kế thừa các nghiên cứu trước đây về năng lực tài chính nhưng cũng bổ sung và hoàn thiện hơn để phù hợp với điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó luận án cũng nghiên cứu những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến năng lực tài chính của DN.
Thứ ba, Luận án chỉ ra tác động của năng lực tài chính đến giá trị DN Thứ tư, Từ kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao năng lực tài chính DN luận án đã rút ra những bài học trong việc nâng cao năng lực tài chính đối với các DN Việt Nam
Những vấn đề nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận vững chắc để đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các DNXDNY cũng như đưa ra giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các DNXDNY ở những chương tiếp theo.
Chương 2