Thực trạng về khả năng huy động vốn của DNNYNXD

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 111 - 134)

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC

2.2. Thực trạng năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam

2.2.2. Thực trạng về khả năng huy động vốn của DNNYNXD

Để đánh giá được thực trạng về khả năng tạo lập nguồn vốn của DNNYNXD trên thị trường chứng khoán, tác giả đánh giá thông qua quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn, vốn CSH, khả năng tự tài trợ và huy động vốn nợ của các DN được chọn trong mẫu khảo sát.

2.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn

Xét theo QMV của các DNNYNXD, từ biểu đồ 2.3 cho thấy nhìn chung vốn bình quân của DNNYNXD có tốc độ tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2013 đến 2018 mức độ tăng trưởng lần lượt là 6%; 13%; 17%; 9%

và 6%, tuy nhiên giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng trưởng vốn là -3% nguyên nhân là do trong giai đoạn này vốn bình quân của nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ có sự sụt giảm từ 3.073.202 triệu đồng xuống 2.941.319 triệu đồng tương ứng mức giảm 4% Trong năm 2018, mức vốn bình quân của DNNYNXD đạt mức cao nhất là 2.259.201 triệu đồng . Xét theo quy mô vốn thì ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng vốn của nhóm DNNYNXD có quy mô vốn dưới 500 tỷ tăng khá chậm gần như là không có sự thay đổi trong cả giai đoạn 2012-2017, sang năm 2018 lại có dấu hiệu giảm 8% ( từ 213.684 triệu đồng xuống 196.485 triệu đồng). Tương tự như nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ, DNNYNXD có quy mô từ 500 đến 1000 tỷ trong giai đoạn 2012-2018 tốc độ tăng trưởng vốn cũng chậm với mức tăng tương ứng là 5%

năm 2013 và 7% năm 2014, 1% năm 2015, 7% năm 2016, 2% năm 2017 và 5% năm 2018. Nhóm DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ có tốc độ tăng trưởng vốn mạnh mẽ nhất trong 3 nhóm. Năm 2018, mức tăng trưởng vốn của một DNNYNXD thuộc nhóm này đạt mức tăng trưởng cao nhất 4.946.493 triệu đồng tương ứng tăng 24,41% so năm 2014.

Biểu đồ 2.3. Vốn bình quân của các DNNYNXD Việt Nam phân theo QMV giai đoạn 2012 - 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Xét theo tính chất sở hữu của DNXDNY

Biểu đồ 2.4. Vốn bình quân của các DNNYNXD Việt Nam phân theo tính chất sở hữu giai đoạn 2012 - 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Theo biểu đồ 2.4 cho thấy, tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của các

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nhóm DNNYNXD có QMV

dưới 500 tỷ 172,485 179,462 192,648 208,602 212,186 213,684 196,485 Nhóm DNNYNXD có QMV từ

500 đến 1000 tỷ 583,030 611,552 656,233 660,714 709,782 724,568 762,775 Nhóm DNNYNXD có QMV trên

1000 tỷ 3,073,202 2,941,319 3,099,724 3,558,414 4,218,041 4,663,873 4,946,693 Số TB của toàn mẫu 1,449,168 1,405,900 1,485,888 1,677,139 1,956,965 2,140,938 2,259,201

- 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000

Triệu đồng

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nhóm DNNYNXD có trên 50%

vốn góp của NN 1,720,350 1,678,029 1,642,918 1,709,228 1,615,316 1,570,544 1,530,020 Nhóm DNNYNXD có dưới

50% vốn góp của NN 599,875 625,841 650,405 674,230 774,639 796,270 914,942 Nhóm DNNYNXD không có vốn

góp của NN 2,023,448 1,917,722 2,125,300 2,550,819 3,244,447 3,728,588 3,954,233 Số TB của toàn mẫu 1,449,168 1,405,900 1,485,888 1,677,139 1,956,965 2,140,938 2,259,201

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000

Triệu đồng

DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu có sự khác biệt giữa các nhóm DN.

Trong cả 3 nhóm thì nhóm có tốc độ tăng trưởng vốn ấn tượng nhất là nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN. Mặc dù giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của nhóm này đạt -5% tuy nhiên lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các năm tiếp theo như 11% năm 2014, 20% năm 2015, 27% năm 2016 ( năm đạt tốc độ tăng trưởng vốn cao nhất trong cả giai đoạn), 15% năm 2017 và 6% năm 2018, điều này cho thấy khả năng huy động vốn của nhóm DN này rất tốt, khai thác triệt để nguồn vốn trong nước và tận dụng được lợi thế nhất định từ nguồn vốn góp nước ngoài. Nhóm có tốc độ tăng trưởng vốn bình quân thấp nhất trong 3 nhóm đó là nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của nhóm DN này trong cả giai đoạn đều âm từ -2% đến -5%, chỉ duy nhất năm 2015 có tốc độ tăng trưởng vốn dương 4%. Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN cũng có tốc độ tăng trưởng vốn bình quân dương trong cả giai đoạn nhưng không ổn định, giai đoạn 2012 – 2015 tốc độ tăng trưởng vốn bình quân không nhiều đạt 4%, sang năm 2016 có sự bứt phá lên 15% nhưng lại giảm trong năm 2017 với 3% và tăng trưởng trở lại ở mức 15% năm 2018.

Xét theo lĩnh vực kinh doanh của các DNNYNXD

Biểu đồ 2.5. Vốn bình quân của các DNNYNXD Việt Nam phân theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2012 - 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nhóm DNXDHTNY 1,851,01 1,651,27 1,816,31 2,067,70 2,318,34 2,409,04 2,405,08 Nhóm DNXDCNNY 1,538,25 1,538,32 1,554,39 1,637,35 1,647,91 1,690,40 1,781,39 Nhóm DNXDDDNY 946,616 1,010,83 1,078,01 1,331,54 1,944,95 2,382,13 2,653,44 Số TB của toàn mẫu 1,449,16 1,405,90 1,485,88 1,677,13 1,956,96 2,140,93 2,259,20

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000

Triệuđồng

Theo biểu đồ 2.5 có thể thấy trong cả giai đoạn 2012-2018 hầu hết đều có tốc độ tăng trưởng vốn bình quân dương chỉ có duy nhất nhóm DNXDHTNY giai đoạn 2012-2013 đạt -11% ( giảm từ 1.851 tỷ xuống 1.651 tỷ). Nhóm có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong 3 nhóm đó là nhóm DNXDDDNY, nếu như giai đoạn 2012-2014 duy trì tốc độ tăng trưởng vốn bình quân là 7% thì sang năm 2015 gia tăng đột biến đạt 24% và đạt tốc độ tăng cao nhất 46% năm 2016 tương đương mức tăng 253,5 tỷ đồng so với năm 2015, giai đoạn 2017-2018 tốc độ tăng trưởng vốn bình quân lần lượt là 22% và 11% mặc dù có sự sụt giảm so với giai đoạn 2015-2016 nhưng tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn các nhóm DNXDNY khác trong cùng giai đoạn.

Nhóm DNXDHTNY mặc dù giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng trưởng vốn bình quân âm nhưng đã có sự bứt phá trong giai đoạn 2014-2016 với các mức tăng tương ứng 10%, 14%, 12%, nhưng giai đoạn 2017-2018 sụt giảm mạnh chỉ đạt tốc độ tăng 4% trong năm 2017 và năm 2018 biến động rất ít giảm 0,002% ( từ 2.409 tỷ xuống 2.405 tỷ). Nhóm DNXDCNNY có tốc độ tăng trưởng vốn thấp nhất so với 2 nhóm còn lại, dù đều đạt tốc độ tăng trưởng vốn bình quân dương nhưng tốc độ tăng vẫn còn rất khiêm tốn ( 0% - 5%).

2.2.2.2. Khả năng huy động VCSH - Quy mô VCSH

Xét theo QMV của các DNNYNXD

Cũng giống như chỉ tiêu vốn bình quân của DNNYNXD, quy mô vốn chủ sở hữu của DNNYNXD trong giai đoạn này cũng liên tục tăng duy chỉ có giai đoạn 2012 – 2013 có sự sụt giảm nhẹ ( giảm 3,36%). Từ vốn chủ sở hữu bình quân một DN là 395.324 triệu đồng năm 2012 với tốc độ tăng của các năm lần lượt là 9,9% ( năm 2014) , 16,1% ( năm 2015), 18,8% (năm 2016), 9,4% (năm 2017)và 6,8% (năm 2018) nâng số vốn chủ sở hữu bình quân của một DNNYNXD lên 676.276 triệu đồng. Khi xem xét quy mô vốn chủ sở hữu của một DNNYNXD phân theo QMV thì thấy nhóm DN có QMV trên 1000 tỷ có quy mô vốn cao nhất điển hình năm 2018 nhóm DN này đạt mức

cao nhất là 1.480.120 triệu đồng, tốc độ tăng vốn CSH bình quân của nhóm này tăng cũng nhanh, cao nhất là giai đoạn 2015-2017 với tốc độ tăng lần lượt là 18,2% ( năm 2015), 21,6% ( năm 2016) và 10,5% ( năm 2017) tuy nhiên giai đoạn 2012 – 2013 tốc độ tăng vốn CSH bình quân có sự sụt giảm ( - 4,5%) .Ngược lại do tính chất quy mô về vốn thấp hơn nên nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn này mặc dù có tăng nhưng không đáng kể với năm 2012 là 65.680 triệu đồng sang năm 2018 con số này đạt 78.420 triệu đồng. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân của nhóm này đa số chỉ dừng lại ở một con số như năm 2013 là 1,3%, năm 2015 là 7,6%, năm 2016 là 4,1% riêng năm 2014 có sự tăng đột biến đạt 10,5%, nhưng giai đoạn 2017 – 2018 tốc độ tăng trưởng vốn CSH bình quân của nhóm này có dấu hiệu sụt giảm lần lượt ở mức 3,9% và 0,3%. Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ có tốc độ tăng trưởng vốn CSH bình quân dương trong cả giai đoạn 2012 – 2018 tuy nhiên tốc độ tăng không nhiều và đa phần cũng chỉ dừng lại ở một con số tuy nhiên chỉ có giai đoạn 2014 tăng 13,7%. Trong giai đoạn 2017-2018, tốc độ tăng trưởng VCSH liên tục giảm lần lượt là -1,1% và -3,2%.

Biểu đồ 2.6. Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân phân theo QMV trong các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012-2018

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

1 2 3 4 5 6 7

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nhóm DNNYNXD có QMV

dưới 500 tỷ 65,680 68,782 78,176 79,683 81,974 81,052 78,420 Nhóm DNNYNXD có QMV từ

500 đến 1000 tỷ 156,594 158,603 175,224 188,546 196,270 203,835 204,543 Nhóm DNNYNXD có QMV trên

1000 tỷ 824,542 787,651 863,147 1,020,610 1,240,763 1,371,207 1,480,120 Số TB của toàn mẫu 395,324 382,029 419,955 487,395 578,870 633,099 676,276

2000000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000

Triệu đồng

Xét theo tính chất sở hữu của các DNNYNXD

Theo sơ đồ 2.7 cho thấy, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân của DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu có sự khác biệt. Tốc độ tăng trưởng VCSH bình quân của nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN tăng cao nhất năm 2012 mới chỉ đạt 568.928 triệu đồng nhưng đến năm 2018 con số này tăng gần gấp 3 lần và đạt 1.322.899 triệu đồng. Tốc độ tăng VCSH bình quân của nhóm này đa phần ở mức 2 con số điển hình giai đoạn 2014-2016 tốc độ tăng cao nhất trong cả giai đoạn 2012-2018 với mức tăng lần lượt là 13,9%, 22,2%, 25,1%. Ngược lại tốc độ tăng VCSH bình quân của 1 DN thuộc nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN thấp nhất so với 2 nhóm còn lại. Trong giai đoạn 2012-2018 có 3 năm đều có tốc độ tăng VCSH bình quân âm như năm 2013 ( -23,4%), năm 2017 ( - 3,4%), năm 2018 ( - 6,7%). Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN, tốc độ tăng VCSH bình quân mặc dù có tăng trong cả giai đoạn nhưng tốc độ tăng không cao, năm đạt tốc độ tăng cao nhất là 2016 với 10,1% thấp nhất là năm 2012 với 0,2%.

Biểu đồ 2.7. Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân phân theo tính chất sở hữu trong các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012-2018

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

1 2 3 4 5 6 7

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nhóm DNNYNXD có trên 50%

vốn góp của NN 474,903 363,647 376,530 390,153 402,339 388,702 362,567 Nhóm DNNYNXD có dưới

50% vốn góp của NN 140,408 141,163 145,783 157,040 172,897 185,127 190,476 Nhóm DNNYNXD không có vốn

góp của NN 568,928 609,563 694,218 848,341 1,061,135 1,198,915 1,322,899 Số TB của toàn mẫu 395,324 382,029 419,955 487,395 578,870 633,099 676,276

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000

Triệu đồng

Xét theo lĩnh vực kinh doanh của các DNNYNXD

Nhìn biểu đồ 2.8 cho thấy QMV CSH của 1 DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh đều có xu hướng tăng trong cả giai đoạn 2012 -2018. Khi xem xét QMV CSH của 1 DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh thì thấy nhóm DNXDHTNY có QMV CSH bình quân cao nhất năm 2012 mới chỉ đạt 455.323 triệu đồng nhưng đến năm 2018 con số đã tăng gần 2 lần và đạt mức 812.242 triệu đồng. Mặc dù QMV CSH 1 DN của nhóm này đạt mức cao nhất trong cả nhóm nhưng tốc độ tăng vốn CSH bình quân không cao đa phần chỉ giao động ở mức 1 con số thấp hơn nhóm DNXDDNY. Nhóm DNXDDNY có tốc độ tăng vốn CSH ổn định nhất so với 2 nhóm còn lại, điển hình với năm 2016 với mức tăng ấn tượng 47,7% so với năm 2015, các năm còn lại đa phần đều tăng ở mức cao như năm 2015 với 13,8%, năm 2017 với 17,1% và năm 2018 với 12,2%. Nhóm DNNYNXD có QMV CSH bình quân thấp nhất đó là nhóm DNXDCNNY, giai đoạn 2012-2013 QMV CSH bình quân giảm sút từ 439.436 triệu đồng xuống 356.621 triệu đồng tương đương ( – 19%), giai đoạn 2014-2018 có xu hướng tăng trở lại như năm 2014 tăng 8,3%, các năm còn lại tốc độtăng chỉ giao động trong khoảng 0,7% - 6,9%.

Biểu đồ 2.8. Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân phân theo lĩnh vực kinh doanh trong các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012-2018

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nhóm DNXDHTNY 455,323 475,556 528,298 661,276 729,345 795,513 812,242 Nhóm DNXDCNNY 439,436 356,621 386,364 412,793 437,905 440,827 471,114 Nhóm DNXDDDNY 285,459 317,225 349,584 397,846 587,746 688,035 772,232 Số TB của toàn mẫu 395,324 382,029 419,955 487,395 578,870 633,099 676,276

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000

Triệu đồng

- Khả năng tự tài trợ ( hệ số VCSH)

Khả năng tự tài trợ là khả năng DN có thể sử dụng các nguồn vốn của chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tiêu chí đánh giá năng lực tài chính chủ sở hữu.

Khả năng tự tài trợ của các DNNYNXD Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2018 có xu hướng tăng nhẹ, từ 27% trong năm 2012 lên 30% trong năm 2018, tức là với 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản của DN có 27 đồng lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu (năm 2012) đến năm 2018 tăng nhẹ lên 30 đồng. ( bảng 2.15)

Xét theo quy mô vốn: nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ có khả năng tài trợ cao nhất trong cả 3 nhóm, mức tự tài trợ tăng đều theo các năm giao động trong khoảng 38-41% điều này cho thấy nhóm DN này có năng lực tài chính cao. Hai nhóm còn lại là DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ và QMV từ 500 đến 1000 tỷ khả năng tự tài trợ gần như nhau giao động trong khoảng 27% - 30% và tương đương chỉ số chung của toàn ngành.

Xét theo tính chất sở hữu: xét trong cả giai đoạn thì DNNYNXD không có vốn của NN có khả năng tự tài trợ cao nhất điển hình như năm 2014, năm 2015, năm 2016 và năm 2018 đạt 33%, tiếp đến là năm2013 và năm 2017 đạt 32%, năm 2012 đạt 28%, khả năng tự tài trợ của nhóm DN này trong giai đoạn 2012-2018 cao hơn cả số trung bình ngành. Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN và dưới 50% vốn góp NN đều có khả năng tự tài trợ thấp. Trong đó nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn NN có khả năng tài trợ thấp nhất giao động trong khoảng 21% - 23%. Đối với nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp NN năm 2012 có tỷ lệ cao nhất đạt 28%, các giai đoạn tiếp tiếp duy trì ở mức 22%-25%.

Xét theo lĩnh vực kinh doanh: Khả năng tự tài trợ của nhóm DNXDCNNY thấp nhất trong 3 nhóm và thấp hơn cả con số trung bình của ngành, thấp nhất là năm 2013 với khả năng tự tài trợ chỉ chiếm 23%, các năm tiếp theo con số cũng chỉ giao động trong khoảng 25%-29%. Nhóm DNXDDNY có khả năng tự tài trợ cao nhất trong cả 3 nhóm và có tính ổn

định trong cả giai đoạn duy trì mức tự tài trợ 29%-32%. Mặc dù xét trong cả giai đoạn nhóm DNXDHTNY có khả năng tư tài trợ thấp hơn nhóm DNXDDNY tuy nhiên xét trong giai đoạn 2012-2018 đây là nhóm doanh nghiệp có sự cải thiện rõ về khả năng tự tài trợ, nếu giai đoạn 2012-2013 chỉ đạt 25% - 29% thì giai đoạn 2014-2018 có sự bất phá nâng mức tự tài trợ từ 29% năm 2014 lên 34% năm 2018.

Bảng 2.15. Khả năng tự tài trợ của các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018

Phân loại Nhóm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Năm 2018

Phân theo QMV

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ 38% 38% 41% 38% 39% 38% 40%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ

27% 26% 27% 29% 28% 28% 27%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ 27% 27% 28% 29% 29% 29% 30%

Phân theo tính chất sở hữu

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN

28% 22% 23% 23% 25% 25% 24%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN

23% 23% 22% 23% 22% 23% 21%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN

28% 32% 33% 33% 33% 32% 33%

Phân theo lĩnh vực kinh doanh

Nhóm DNXDHTNY 25% 29% 29% 32% 31% 33% 34%

Nhóm DNXDCNNY 29% 23% 25% 25% 27% 26% 26%

Nhóm DNXDDDNY 30% 31% 32% 30% 30% 29% 29%

BQ các DNNYNXD 27% 27% 28% 29% 30% 30% 30%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Khả năng tự tài trợ của DNNYNXD Việt Nam như trên là sự tổng hợp khả năng huy động vốn làm tăng vốn chủ sở hữu từ đó làm tăng năng lực tài chính chủ sở hữu với những phương thức khác nhau. Cụ thể:

+ Sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư

Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với DNNYNXD nói riêng và các DN nói chung vì nó bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu, làm vững chắc thêm tình hình tài chính của mỗi DN.

Qua khảo sát 72 DNNYNXD trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong giai đoạn 2012 – 2018 không ổn định và có sự khác biệt giữa các nhóm DN. (Bảng 2.16)

Xét theo quy mô vốn: Nhóm DN có sự sụt giảm mạnh mẽ nhất là nhóm DN có QMV dưới 500 tỷ. Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư của nhóm DN này chỉđạt 10% năm 2013, sang năm 2014 có sự gia tăng trở lại đạt mức tăng 23%, tuy nhiên giai đoạn 2015-2018 tỷ lệ này liên tục giảm 14% năm 2015,4% năm 2016, 5% năm 2017 và chỉ còn 4% năm 2018. Điều này được lý giải do lợi nhuận sau thuế của nhóm DN này luôn ở mức thấp và ít biến động qua các năm đặc biệt năm 2018 nhóm DN này còn có lợi nhuận sau thuế bình quân đạt giá trị âm.Trong cả 3 nhóm lợi nhuận sau thuế của nhóm DN có QMV trên 1000 tỷ ở mức cao nhất nên tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư lại vẫnở mức cao so với 2 nhóm còn lại và tuy nhiên gần như ít biến động trong cả giai đoạn, mức duy trì ở mức 18%-24% duy có năm 2018 có sự gia tăng nhẹ lên mức 29%. Điều đó chứng tỏ rằng nhóm DNNYNXD này sử dụng rất hiệu quả vốn nợ. Nhóm DN có QMV từ 500 tỷ đến 1000 tỷ có mức tỷ lệ giữ lại để tái đầu tư đứng thứ 2 sau nhóm DN có QMV trên 1000 tỷ, năm 2014 nhóm này đạt tỷ lệ tăng cao nhất với mức tăng 36% so với năm 2013, tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo liên tục giảm chỉ còn 15% năm 2018.

Xét theo tính chất sở hữu: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư có sự khác biệt giữa các nhóm DN trong 2 giai đoạn 2012-2015 và 2016-2018.

Trong giai đoạn 2012 – 2015, nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của

nhànước có tỷ lệ đạt mức cao nhất từ 14% năm 2013 tăng lên 41% năm 2014 và 42% năm 2015 điều này cho thấy trong giai đoạn này nhóm DN có trên 50% vốn góp của NN đã tận dụng phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư để gia tăng năng lực tài chính CSH, tuy nhiên sang giai đoạn 2016-2018 thì tỷ lệ này lại liên tục sụt giảm với mức sụt giảm lần lượt là chỉ còn 26% năm 2016, 23%

năm 2017 và 15% năm 2018 sở dĩ có điều này là do lợi nhuận sau thuế của nhóm DN trong giai đoạn này liên tục giảm sút và năm 2018 còn đạt giá trịâm. Ngược lại nhóm DN không có vốn góp của NN trong giai đoạn 2012- 2015 tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư có xu hướng giảm nhưng giai đoạn 2016-2018 lại có tăng nhẹ trở lại với mức giao động trong toàn giai đoạn từ 15% - 30%. Nhóm DN có dưới 50% vốn góp NN có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư không ổn định trong cả giai đoạn và giao động trong khoảng 18%-31%.

Xét theo lĩnh vực kinh doanh: Nhóm DNXDHTNY có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thấp nhất trong toàn nhóm. Đa phần tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư chỉ ở mức 1 con số như 8% năm 2013, 7% năm 2015, 3% năm 2016, 3% năm 2017, năm 2018 có sự gia tăng mạnh đạt mức 18% tuy nhiên con số này vẫn ở mức thấp. Mặc dù lợi nhuận sau thuế của nhóm DN này so với cả nhóm không phải thấp nhất nhưng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư lại rất thấp cho thấy nhóm DN này sử dụng hiệu quả vốn nợ để nhằm tăng năng lực tài chính cho DN. Tiếp đến là nhóm DNXDCNNY có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cao thứ hai, tỷ lệ này luôn ở mức 2 con số cao nhất là 38% năm 2014, 33% năm 2016, 31% năm 2015. Nhóm có mức tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tưở mức cao nhất trong toàn giai đoạn là nhóm DNXDDNY, đây là nhóm duy nhất có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư tăng đều đặn trong cả giai đoạn 2012-2018 với mức tăng tương ứng 20% năm 2013, 25% năm 2014, 27% năm 2015, 29% năm 2016, 32% năm 2017, 38%

năm 2018, đây cũng là nhóm DN có lợi nhuận sau thuế bình quân cao nhất.

Có thể thấy năng lực tài chính CSH của nhóm DN này càng ngày càng gia tăng và nhóm DN này sử dụng hiệu quả vốn CSH.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 111 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(303 trang)