Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 71 - 77)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới.

Trong quá trình hội nhập và phát triển tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các DN. Năng lực tài chính được là một trong những vấn đề cốt lõi để đảm bảo yêu cầu về sức mạnh cạnh tranh của các DN. Như vậy, nâng cao năng lực tài chính luôn là vấn đề đặt ra đối với mọi DN.

1.4.1.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng cường quản trị vốn của DN

Tại Trung Quốc, trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng và nền kinh tế có vị trí thứ 2 trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng này giúp cho các DN có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó gia tăng số lượng hàng hóa dịch vụ, gia tăng số lượng đơn hàng.

Điều này gây sức ép đối với các DN trong việc kiểm soát các giai đoạn của quá trình sản xuất, chất lượng hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các DN Trung Quốc tăng cường quản trị, kiểm soát trong mọi khâu của quá trình sản xuất trong đó có quản trị vốn của DN như:

+ Áp dụng các bài học thành công của các DN thuộc các nước tiên tiến trong công tác quản trị vốn, và có sự điều chỉnh phù hợp với đặc thù về văn hóa DN của họ, để cắt giảm tối đa mức chi phí không cần thiết, một số phương pháp quản trị hiện đại như phương pháp Kaizen được áp dụng vào DN, hay để quản trị chi phí ngay từ đầu khi sản xuất thử sản phẩm cũng như bước vào sản xuất đại trà áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu.

+ Trong quá trình lập kế hoạch SXKD, những biến động của môi trường kinh doanh, những điều kiện khác của nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài được DN tính toán chi tiết nhằm tránh được những rủi ro có thể gặp phải từ giúp DN bảo đảm an toàn vốn.

+ Để giúp cho các nhà quản trị của DN thấy được những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình huy động và sử dụng vốn, các DN đã thành lập bộ máy quản trị nội bộ gồm một số nhà quản trị cao cấp, những nhân viên chuyên môn nghiệp vụ. Bộ máy này có nhiệm vụ đánh giá các hoạt động huy động cũng như sử dụng vốn của DN, các chu chình kinh doanh chính, công nghệ thông tin DN đang áp dụng.

+ Để đánh giá tình hình thực hiện và kết quả công tác quản trị vốn, DN Trung quốc rất quan tâm đến công tác định mức một số chỉ tiêu như quản trị vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các chỉ tiêu về sử dụng TSCĐ…

+ Ngoài ra, các DN Trung Quốc luôn tạo cơ hội phát triển kỹ năng quản trị, kỹ năng làm việc cho các nhà quản trị cấp cao, các nhân viên chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng của các Hội nghề nghiệp.

Tại Thái Lan: Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực Châu Á do đó các DN Thái Lan có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về phương thức quản trị DN nói chung cũng như quản trị vốn nói riêng.

+ Cũng giống như các DN Trung Quốc, các DN Thái Lan cũng áp dụng một số phương pháp quản trị hiện đại như phương pháp Kaizen, 5S, vòng

PDCA (lên kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động) của GS. Deming để quản trị DN.

+ Các bộ phận quản trị trong DN như quản trị nhân sự, quản trị vốn, quản trị bán hàng …được thiết lập và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tác nghiệp quản trị và thực thi các nhiệm vụ. Quản trị được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất như khâu lập kế hoạch về quản trị vốn, khâu triển khai kế hoạch, khâu kiểm tra, kiểm soát, khâu đánh giá tình hình quản trị vốn.

Tại Singapore, Dưới dự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản, Singapore đã triển khai phương pháp quản trị hiện đại từ những năm 1980.

Trong công tác quản trị doanh nghiệp nói chung, quản trị vốn nói riêng được Rodgers và Wong (1996) nêu trong nghiên cứu xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả của việc áp dụng quản trị hiện đại cho các nhánh của DN Nhật Bản đặt tại Singapore đã cho thấy:

+ Các chính sách về sử dụng nhân sự, chính sách khuyến khích huy động vốn, chính sách quản trị dòng tiền, chính sách quản trị rủi ro…được hội đồng quản trị của DN xây dựng phù hợp với đặc điểm hoạt động của DN đặc biệt là lựa chọn những nhân sự chuyên môn hoá.

+ Sự minh bạch trong quản trị vốn được các DN Singapore áp dụng thông qua cơ chế chia sẻ thông tin về quản trị nội bộ giữa các bộ phận DN

+ DN Singapore cũng thiết lập các bộ phận quản trị doanh nghiệp nói chung hay quản trị vốn nói riêng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất như: ở khâu lập kế hoạch, bộ phận này sẽ tiến hành xác định tổng vốn cần dựa trên cơ sở nhiệm vụ SXKD của kỳ kế hoạch rồi chia theo từng quỹ, tháng nhằm đáp ứng đủ vốn; trong khâu triển khai kế hoạch, các nhân viên chuyên môn được giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý tình hình sử dụng vốn thông qua phần mềm kế toán từ đó phân tích, cung cấp thông tin cho nhà quản trị nắm được tình hình cụ thể của DN; bộ phận kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp nhà quản

trị nhận ra những thiếu sót, sai sót trong các khâu trước đó từ đó đề xuất các phương án khắc phục kịp thời.

1.4.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính thông qua xử lý nợ xấu của DN

Tại Trung Quốc, là một quốc gia có nền kinh tế phát triển tuy nhiên Trung Quốc cũng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Hệ quả của các khủng hoảng này để lại đó là các khoản nợ trong các DN Trung Quốc rất lớn không chỉ tạo gánh nặng nợ cho DN mà còn là gánh nặng cho chính phủ. Đặc điểm của các khoản nợ của DN Trung Quốc là tỷ lệ nợ cao, kết cấu nợ không hợp lý, tỷ lệ nợ ngắn hạn quá lớn và phần lớn các khoản nợ là tiền vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Để xử lý các khoản nợ này Trung Quốc tiến hành phân loại nợ để tiến hành xử lý từng trường hợp [32, trang 51, 52]

+ Trung Quốc áp dụng luật Phá sản đối với các DN có nợ lớn hơn vốn + Tạo điều kiện để các DN lớn “ thôn tính” hoặc ngân hàng căn cứ vào số nợ không trả được để chuyển nợ cho ngân hàng, biến các khoản nợ đó thành vốn đầu tư hoặc nợ có thể bán đấu giá.

+ Thành lập các công ty quản lý nợ ( Asset Management Company – AMC) có nhiệm vụ mua lại các khoản nợ từ ngân hàng thương mại quốc doanh, từ các DN và xử lý nó theo nhiều cách. Việc thành lập các công ty này là một sự đổi mới trong các biện pháp giải quyết nợ khó đòi của Trung Quốc đồng thời đây cũng là biện pháp nới lỏng điều kiện cho các DN hoạt động mà không ảnh hưởng đến uy tín của mình giúp cho các DN vẫn có cơ hội tồn tại

+ Trung Quốc còn quyết định bán đấu giá các khoản nợ khổng lồ của DN cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm về thu hồi nợ.

Tại Thái Lan:Cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng kinh tế, nợ nần trong các DN ngày càng gia tăng với khả năng thanh toán thấp, để giải quyết tình trạng này Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một số giải pháp khắc phục như sửa đổi, bổ sung, ban hành một số luật, cơ

chế chính sách và thành lập các tổ chức xử lý nợ; thực hiện các giải pháp xử lý nợ và phục hồi hoạt động của DN như cơ cấu lại nợ của DN, tối đa hóa giá trị thu hồi nợ, tối thiểu hóa chi phí thu hồi nợ, cho phá sản những DN không có khả năng phục hồi. Ngoài ra một số biện pháp cụ thể khác cũng được Thái Lan áp dụng như thực hiện một số ưu đãi thuế liên quan đến tái cơ cấu vốn và nợ của DN, chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng từ đó gián tiếp vực dậy các DN mà các AMC của các tổ chức tín dụng đã mua hoặc chuyển đổi nợ cho vay thành vốn cổ phần…

Tại Hàn Quốc: [32] là quốc gia áp dụng chủ yếu mô hình quản trị doanh nghiệp theo kiểu các thành viên gia đình kiểm soát. Trong đó công ty cấp tín dụng và công ty vay vốn SXKD thường cùng trong một tập đoàn cho nên hầu hết các khoản vay không có tài sản đảm bảo, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp dẫn tới tình trạng nợ nần gia tăng. Do đó để khôi phục tình hình tài chính của DN Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành phân loại DN theo tình trạng nợ, khả năng trả nợ và đánh giá rủi ro tín dụng đối với các DN đang vay nợ.

Những DN được đánh giá có khả năng tồn tại sẽ được hỗ trợ tài chính từ các chủ nợ hoặc phải điều chỉnh cơ cấu thông qua việc chuyển nợ thành vốn cổ phần mà cổ đông là chủ nợ. DN nào được đánh giá là không có khả năng tồn tại thì buộc phải tiến hành phá sản. Hàn Quốc thành lập công ty và Quỹ xử lý nợ như Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korea Asset Management Corporation – KAMCO), Quỹ quản lý tài sản tồn đọng (NPA) do KAMCO quản lý…Ngoài ra Hàn Quốc còn ứng dựng rất rộng rãi công nghệ thông tin vào công tác quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị nợ trong DN nói riêng để từ đó xác định, phân loại nợ, nợ tồn đọng của DN thường xuyên được cập nhật chính xác, đầy đủ.

1.4.1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính thông qua việc huy động vốn của các DN

Tại Đài Loan:[33]Trong những giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Năm 1981 Đài Loan đã lập ra cục quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ

Kinh tế. Quốc gia này đã giành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho DN. Nhiều ngân hàng nhà nước và tư nhân ở Đài Loan đứng ra tài trợ vốn cho các DN, Bộ Tài chính Đài Loan có quy định một tỷ lệ tài trợ nhất định cho các DN sản xuất và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần mỗi năm. Bên cạnh đó nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng của DN Đài Loan đã lập ra 3 quỹ là Quỹ phát triển, Quỹ Sino, Quỹ phát triển DN. Nhận thức được khó khăn của DN trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974 Quỹ bảo lãnh tín dụng ra đời. Nguyên tắc của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng đã ngày càng tin tưởng hơn vào việc tài trợ cho vay đối với các DN.

Ngoài ra Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp khác cho các DN như:

giảm lãi suất đối với những khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, mời các chuyên gia đến giúp DN nhằm tối ưu hoá cơ cấu vốn và tăng cường các điều kiện vay vốn.

Tại Hàn Quốc:[43] Một vài năm trở lại đây trở lại đây, Hàn Quốc đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường vốn cả về lượng và chất. Một trong những thế mạnh phát triển thị trường vốn của Hàn Quốc là huy động vốn qua trái phiếu chính phủ (TPCP).

Hàn Quốc đã đẩy mạnh cải cách cơ chế, thể chế tài chính, áp dụng hệ thống đấu giá thay cho bảo lãnh bắt buộc trên thị trường sơ cấp, cùng với đó phát triển thị trường trái phiếu kho bạc kỳ hạn và thị trường mua lại TPCP…

Kết quả là trong một thời gian ngắn thị trường TPCP Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành thị trường có lượng giao dịch tăng nhất Châu Á, từ 23,3 nghìn tỷ Won ( năm 1996) lên 254,3 nghìn tỷ Won ( năm 2006). Đáng chú ý Hàn Quốc có thị trường tài chính ổn định và ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng nước ngoài đến đây làm ăn.

Minh chứng cho điều này, tính đến tháng 6/2014 chỉ riêng giới đầu tư Mỹ đã

mua hơn nửa số TPCP Hàn Quốc được phát hành trên thế giới, tăng 35% so với năm 2013.

Từ kết quả trên có thể thấy, yếu tố tạo nên sức hút đầu tư của TPCP Hàn Quốc là đảm bảo an ninh, lợi nhuận cao và được tổ chức Standard &

Poor’s xếp hạng tín dụng Hàn Quốc ở mức A+ với đánh giá rằng đây là thị trường nợ an toàn nhất châu Á. Dù cũng được xếp hạng tín nhiệm ở mức cao nhấ AAA là Hồng Kong và Singapore nhưng quy mô của hai thị trường này nhỏ hơn so với Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc huy động được vốn thông qua phát hành trái phiếu sẽ là cơ sở để tạo ra nguồn vốn cho các DN huy động vào sản xuất kinh doanh.

Tại Nhật Bản: Để tháo gỡ khó khăn cho DN trong việc tiếp cận vốn tín dụng, tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo về vốn vay…Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách hỗ trợ đặc biệt về tài chính cho DN. Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DN sản xuất như công ty tài chính DN, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoko chukin do chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần tài trợ cho các DN sản xuất để đổi mới máy móc thiết bị, hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Qua kinh nghiệm từ những quốc gia nêu trên có thể thấy để nâng cao năng lực tài chính của các DN thông qua tăng cường quản trị vốn, xử lý nợ đọng và huy động vốn có thể thấy Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển và hỗ trợ cho hoạt động của các DN. Tuy nhiên các chính sách sẽ không phát huy hết tác dụng nếu như không có sự nỗ lực tích cực từ phía DN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(303 trang)