Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
2.1.5. Khái quát về kết quả kinh doanh của các DNNYNXD trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018
Để đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của các DNNYNXD giai đoạn 2012-2016, tác giả tập trung nghiên cứu 3 chỉ tiêu DTT, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế. Mẫu nghiên cứu gồm 72 DNNYNXD có thời gian niêm yết tối thiểu 6 năm ( tính đến ngày 31/12/2018) và số liệu nghiên cứu trong vòng 7 năm từ 2012 đến 2018. Do có nhiều DN kinh doanh đa ngành nghề nên khi chọn mẫu DNNYNXD để nghiên cứu, tác giả không căn cứ vào tên giao dịch, trụ sở, lịch sử mà lấy tiêu thức doanh thu làm căn cứ lựa chọn. Để đảm bảo thống nhất trong nghiên cứu tác giả đã lựa chọn vào mẫu nghiên cứu đa số những DN có trên 50% doanh thu từ hoạt động xây dựng so với tổng doanh thu của DN và tác giả không lựa chọn những DN mà doanh thu chủ yếu không từ hoạt động XD mà chỉ có một phần từ doanh thu xây dựng.
Đơn vị tính: triệu đồng
Biểu đồ 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của các DNNYNXD giai đoạn 2012 – 2018
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Nhìn biểu đồ 2.2 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNYNXD trong giai đoạn 2012 – 2018 có xu hướng ngày càng tốt hơn thể hiện thông qua sự gia tăng của các chỉ tiêu như DTT bình quân, lợi nhuận thuần bình quân, lợi nhuận sau thuế bình quân. Theo biểu đồ ta thấy DTT BQ của các DNNYNXD đều tăng qua các năm. Tuy nhiên năm 2013 DTT tăng không đáng kể so với năm 2012 với mức tăng 0,02% (khoảng 12,5 tỷ đồng).
Như vậy có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNYNXD chịu tác động mạnh mẽ của các biến động trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2012 – 2013, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, các nhu cầu về các sản phẩm xây dựng như nhà ở, xưởng, văn phòng…sụt giảm dẫn tới doanh thu của các DNNYNXD tăng chậm. Các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018 DTT BQ của các DNXDNY đều tăng ổn định hơn đặc biệt năm 2018 DTT BQ đạt mức cao nhất đạt 1.488 tỷ đồng với mức tăng trưởng 91% so với năm 2012 và tăng 3,5 % so với cùng kỳ năm trước. Để có được sự gia tăng ấn tượng này cũng là do sự phục hồi của nền
(200,000.00) - 200,000.00 400,000.00 600,000.00 800,000.00 1,000,000.00 1,200,000.00 1,400,000.00 1,600,000.00
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh thu thuần bình quân Lợi nhuận thuần bình quân Lợi nhuận sau thuế bình quân
kinh tế, thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trở lên sôi động hơn, các chính sách kích cầu, chính sách hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNYNXD hoạt động, nhiều công trình, dự án được triển khai xây dựng từ trung ương đến địa phương. Trong 7 năm DTT BQ của DNNYNXD đã tăng lên đáng kể.
Trong giai đoạn 2012 – 2018, tính BQ các DNNYNXD đều kinh doanh có lãi, mức lãi có xu hướng tăng đều theo các năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của các DNNYNXD có xu hướng tăng đều đặn qua các năm 2012 – 2018,Năm 2013 so với 2012 có sự sụt giảm không đáng kể với mức giảm 1,59 tỷ đồng tương ứng mức giảm 2%. Ở các năm tiếp theo lợi nhuận thuần lại tăng mạnh trở lại điển hình như 2014 so với 2013 tăng 10%, 2015 so với 2014 tăng 17%, 2016 so với 2015 tăng 27%, 2017 so với 2016 tăng 14%.
Tuy nhiên 2018, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh BQ của các DNNYNXD lạigiảm 6% so với năm 2017 tương ứng mức giảm hơn 10 tỷ đồng. Nguyên nhân là do sự sụt giảm lợi nhuận thuần của nhóm DNNYNXD có quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng ( giảm 22,405 tỷ đồng) và nhóm DNXDHTNY ( giảm 43,816 tỷ đồng)
Lợi nhuận sau thuế BQ các DNNYNXD luôn thấp hơn và có cùng xu hướng biến động với lợi nhuận thuần từ HĐKD. Lợi nhuận sau thuế BQ năm 2012 và 2013 các DNNYNXD đều bị âm lần lượt là – 8,332 tỷ đồng và - 11,778 tỷ đồngcho thấy trong 2 năm này các DNNYNXD kinh doanh thua lỗ và nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do biến động tiêu cực của nền kinh tế. Các năm tiếp theo lợi nhuận sau thuế BQ các DNNYNXD tăng dần qua các năm do nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi. Năm tăng cao nhất trong cả giai đoạn phải kể đến là năm 2017 đạt 83,946 tỷ đồng tăng 23% so với năm 2016, 81% so với 2015 và 140% so với 2014. Tuy nhiên năm 2018 các DN này hoạt động kinh doanh vẫn có lãi nhưng lợi nhuận sau thuế BQ của các DN đột ngột giảm mạnh ở mức 67,105 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2017.
Nguyên nhân do trong năm 2018 các DNNYNXD có quy mô vốn lớn như
Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khi (PVX), Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình (PPI) lỗ nặng ở mức lần lượt là - 309,879 tỷ đồng và - 152,935 tỷ đồng.
Xét theo quy mô vốn của các DNNYNXD: DTT của các nhóm DN có xu hướng biến động rất khác nhau ( theo bảng 2.3). Nhóm DN có quy mô vốn lớn nhất (BQ trên 1000 tỷ) gồm 29 DN chiếm chưa đến 40% số các DNNYNXD nhưng chiếm tới 75% - 85% tổng DTT và chiếm trên 80% tổng lợi nhuận sau thuế của các DNNYNXD qua các năm 2012 – 2018. Như vậy hầu hết doanh thu của ngành là nằm trong các DNXD có quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng. Đây là đặc thù của các DNXD Việt Nam, có truyền thống đó là một vài DN có sẵn nguồn lực và lịch sử quan hệ được tham gia nhiều dự án lớn của nhà nước như Công ty cổ phần xây dựng Cotecons (CTD) năm 2018 đạt 28,5 nghìn tỷ, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình ( HBC) đạt 18,3 nghìn tỷ, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VCG) đạt 9,7 nghìn tỷ là công ty có tỷ lệ góp vốn từ nước ngoài chiếm gần 50%, Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) với tỷ lệ vốn Nhà nước trên 50% đạt 3,4 nghìn tỷ . DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ và DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ có DTT tăng ổn định trong giai đoạn 2012 – 2016. Mặc dù trong giai đoạn 2012 – 2013 nền kinh tế không ổn định nhưng không ảnh hưởng nhiều đến những DN này và nhóm các DN này vẫn có tốc độ tăng trưởng DTT lần lượt là 7,02% và 5,26%. Tuy nhiên giai đoạn 2017 – 2018 DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ và QMV từ 500 đến 1000 tỷ liên tiếp sụt giảm điển hình trong năm 2018 mức sụt giảm so với 2017 lần lượt là – 26,93% và -3,32%.
Qua bảng 2.5 có thể thấy lợi nhuận sau thuế của nhóm các DNNYNXD phân theo QMV có sự khác biệt rõ rệt, nhìn chung cả giai đoạn 2012 – 2018 lợi nhuận sau thuế của các DN có xu hướng tăng không ổn định và không đồng đều. Năm 2013 mặc dù hầu hết các DNNYNXD đều có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đều âm, tính cả bình quân của nhóm DNNYNXD
nhưng nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ lại có tốc độ tăng ấn tượng là 889%, ở các năm sau đó tốc độ tăng không ổn định năm 2014 giảm 27%, 2017 giảm 12% và đặc biệt 2018 giảm mạnh 203%. Đối với DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ mặc dù trong cả giai đoạn 2012 – 2018 nhóm DN này hoạt động kinh doanh đều có lãi, tuy nhiên tỷ lệ gia tăng của lợi nhuận sau thuế cũng không ổn định qua các năm điển hình năm 2013 giảm 16%, 2016 giảm 45% và năm 2018 giảm 73%. Chỉ duy nhất nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ có tỷ lệ gia tăng lợi nhuận sau thuế ổn định trong giai đoạn 2014 – 2017 như 2014 tăng 302%, năm 2015 tăng 34%, năm 2016 tăng 57%
và năm 2017 tăng 23%. Có hai giai đoạn lợi nhuận sau thuế nhóm DN này sụt giảm là 2012-2013 và 2018 mức giảm lần lượt là 38% và 16%, đây là hai giai đoạn nền kinh tế biến động là nhóm DN có ảnh hưởng lớn đến ngành xây dựng nên không tránh khỏi những tác động mà nền kinh tế gây ra.
Bảng 2.3. DTT BQ theo QMV của các DNNYNXD giai đoạn 2012 - 2018
Đơn vị: Triệu đồng
Đơn vị tính riệu đồ g
STT Nhóm
201 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số tuyệt đối Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt đối % tăng
trưởng Số tuyệt
đố % tăng
trưởng Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt đối % tăng trưởng
1 Nhóm DNNYNXD có
QMV dưới 500 tỷ 113,398 121 355 7.02% 128,754 6.10% 144,594 12.30% 160,466 10.98% 140,455 -12.47% 102,636 -26.93%
2
Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000
tỷ
389,716 10,222 5.26% 441,949 7.73% 481,523 8.95% 471,402 -2.10% 475,129 0.79% 459,370 -3.32%
3 Nhóm DNNYNXD có
QMV trên 1000 tỷ 1,588,858 1,600,083 0.71% 1,854,414 15.89% 2,254,065 21.55% 2,699,760 19.77% 3,143,910 16.45% 3,309,361 5.26%
4 BQ các DNNYNXD 780,598 793,183 1.61% 906,460 14.28% 1,083,154 19.49% 1,265,289 16.82% 1,438,497 13.69% 1,488,372 3.47%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Bảng 2.4. Lợi nhuận thuần theo QMV của các DNNYNXD giai đoạn 2012 - 2018
Đơn vị: Triệu đồng
STT Nhóm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1
Nhóm DNNYNXD
có QMV dưới 500 tỷ 12,002 16,223 14,355 14,895 15,536 11,801 8,794
2
Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến
1000 tỷ
51,167 52,925 46,630 53,054 42,906 39,531 38,452
3
Nhóm DNNYNXD
có QMV trên 1000 tỷ 179,444 170,827 197,799 233,847 316,402 371,648 349,243
4 BQ các DNNYNXD 89,779 88,180 96,759 113,154 143,941 164,057 153,746
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Bảng 2.5. Lợi nhuận sau thuế theo QMV của các DNNYNXD giai đoạn 2012 – 2018
Đơn vị: Triệu đồng
STT Nhóm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số tuyệt đối Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt
đối % tăng
trưởng Số tuyệt
đối % tăng
trưởng
1 Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ
(418) 3,295 889% 2,393 -27% 3,292 38% 3,532 7% 3,115 -12% (3,200) -203%
2 Nhóm DNNYNXD có
QMV từ 500 đến 1000 tỷ 10,966 9,233 -16% 12,122 31% 14,614 21% 7,969 -45% 11,377 43% 3,063 -73%
3 Nhóm DNNYNXD có
QMV trên 1000 tỷ (27,527) (38,020) -38% 76,855 302% 102,877 34% 161,568 57% 198,386 23% 167,248 -16%
4
BQ các DNNYNXD
(8,333) (11,779) -41% 34,952 397% 46,391 33% 68,356 47% 83,946 23% 67,105 -20%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Xét theo tính chất sở hữu NN của các DNNYNXD : DTT, lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế của nhóm các DN này có sự biến động khác nhau.
Về DTT, nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN đều tăng và có tỷ lệ tăng trưởng DTT trong cả giai đoạn 2012 – 2018 là tốt nhất ( bảng 2.6), mức tăng trưởng cao nhất là trong giai đoạn 2015 – 2017 giao động trong khoảng 24,35% đến 37,26%. Tiếp đến là nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN cũng có tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm nhưng con số còn khiêm tốn giao động trong khoảng 1,26% đến 19,28% trong giai đoạn 2014 – 2017, ở giai đoạn 2012 – 2013 và năm 2018 DTT của nhóm DN này đều giảm do tác động của nền kinh tế vĩ mô mức giảm lần lượt là 1,62% và 2,28%.
DTT của nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp NN tăng đều đặn trong giai đoạn 2012 – 2015 tỷ lệ tăng trưởng đều dương, nhưng mấy năm gần đây tỷ lệ tăng trưởng đều âm cho thấy DTT liên tục sụt giảm trong giai đoạn 2016 – 2018. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, một số doanh nghiệp trong nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả điển hình như Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) DTT năm 2016 đạt 9,2 nghìn tỷ, 2017 giảm xuống còn 3,8 nghìn tỷ và năm 2018 tiếp tục giảm còn 3,3 nghìn tỷ;
Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (BCE) DTT năm 2016 đạt 862 tỷ, năm 2017 giảm xuống còn 579 tỷ và năm 2018 tiếp tục giảm còn 339 tỷ; Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (UDC) DTT năm 2016 là 978 tỷ, năm 2017 giảm xuống còn 468 tỷ và năm 2018 là 470 tỷ. Về lợi nhuận thuần (bảng 2.7) thì tất cả các nhóm DN này đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 – 2017 và giảm trong 2 giai đoạn 2012 – 2013 và năm 2018. Về lợi nhuận sau thuế ( theo bảng 2.8), nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN có kết quả kinh doanh tốt nhất trong cả giai đoạn 2012 – 2018, lợi nhuận sau thuế của nhóm DN này luôn dương và có tỷ lệ tăng trưởng ổn định qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng là 51% năm 2013, 67% năm 2016 và năm có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao nhất trong cả giai đoạn là 98% năm 2014. Tuy nhiên năm 2018, lợi
nhuận sau thuế của nhóm DN này có sự giảm sút không đáng kể ở mức 17%
thấp nhất trong 3 nhóm và thấp hơn sự sụt giảm của ngành ( - 20%). Nhóm có kết quả hoạt động kinh doanh thấp nhất phải kể đến là nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN. Trong giai đoạn 2012 – 2013 lợi nhuận sau thuế trung bình của nhóm âm rất lớn ( -74, -98 tỷ đồng) nhưng giai đoạn sau 2014- 2017 đã có sự chuyển biến tích cực, lợi nhuận sau thuế tăng lên và đạt mức 3-23 tỷ đồng dù đây là con số khiêm tốn, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các năm so với năm trước hầu như đều âm như năm 2014 là -121%, năm 2017 là -84% và năm 2018 là -138%, tuy nhiên không thể phủ nhận sự tiến bộ trong công tác quản lý, điều hành và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm này. Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN có lợi nhuận sau thuế dương trong cả giai đoạn, tuy nhiên đa số các năm tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đều âm chỉ có các năm tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế dương như năm 2014, 2015, 2017 lần lượt là 184%, 32% và 43%.
Bảng 2.6. Quy mô DTT BQ phân theo tính chất sở hữu các DNNYNXD giai đoạn 2012 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
S T Nhóm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số tuyệt đối Số tuyệt đối
% tăng
trưởng Số tuyệt đối % tăng trưởng
Số tuyệt
đối
% tăng trưởng
Số tuyệt đối
% tăng trưởng
Số tuyệt đối
% tăng trưởng
Số tuyệt đối
% tăng trư ng
1
Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp
của NN 724,686 811,57 11.99% 1,041,961 28.39% 1,271,625 22.04% 1,112,167 -12.54% 849,107 -23.65% 750,655 -11.59%
2
Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn gó N
407,432 400,823 -1.62% 478,098 9.28% 486 046 1.66% 510,743 5.08% 544,828 6.67% 532,390 -2.28%
3
Nhóm DNNYNXD không có vốn góp
của NN 1,151,721 1,131,021 -1.80% 1,196,978 5.83% 1,488,395 24.35% 2,042,897 37.26% 2,636,357 29.05% 2,842,520 7. 2%
4 BQ các DNNYNXD 780,598 793,183 1.61% 906,460 14.28% 1,083,154
19.49% 1,265,289 16.82% 1,438,497 13.69% 1,488,372 3.47%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Bảng 2.7. Lợi nhuận thuần theo tính chất sở hữu nhóm DNNYNXD giai đoạn 2012 - 2018
Đơn vị : Triệu đồng
STT Nhóm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN 73,644 87,066 95,990 121,196 90,334 81,179 63,468
2 Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp NN 52,661 48,894 58,987 55,910 57,909 63,841 53,663
3 Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 133,868 124,012 131,007 158,807 257,130 309,775 304,365
4 BQ các DNNYNXD 89,779 88,180 96,759 113,154 143,941 164,057 153,746
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Bảng 2.8. Lợi nhuận sau thuế phân theo tính chất sở hữu nhóm DNNYNXD giai đoạn 2012 - 2018
Đơn vị : Triệu đồng STT Nhóm
2012 2013
2014
2015
2016
2017
2018
Số tuyệt đối Số tuyệt đối
% tăng trưởng
Số tuyệt
đối
% tăng trưởng
Số tuyệt
đối
% tăng trưởng
Số tuyệt
đối
% tăng trưởng
Số tuyệt
đối
% tăng trưởn g
Số tuyệt
đối
% tăng trưởn g
1
Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp
của NN (74,854) (98,649) - 32% 20,606 -121% 23,661 15% 23,552 0% 3,756 -84% (1,412) -138%
2
Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp NN
8,418 4,175 -50% 11,851 184% 15,642 32% 11,952 -24% 17,129 43% 10,123 -41%
3
Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN
21,851 32,924 51% 65,312 98% 89,268 37% 149,120 67% 198,020 33% 164,476 -17%
4 BQ các DNNYNXD (8,333) (11,779) - 41% 34,952 -397% 46,391 33% 68,356 47% 8
3,946 23% 67,105 -20%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Xét theo lĩnh vực kinh doanh của các DNNYNXD: có thể thấy, các chỉ tiêu phảnánh kết quả kinh doanh của các nhóm doanh nghiệp này cũng có sự khác biệt.
Về DTT và tốc độ tăng trưởng DTT. Theo bảng 2.9 cho thấy, nhóm DNXDDNY luôn có DTT cao hơn các nhóm còn lại trong cả giai đoạn 2012 – 2018. Tốc độ tăng trưởng DTT luôn dương trong cả giai đoạn cao nhất là giai đoạn 2015 – 2016. Mặc dù trong giai đoạn này các nhóm còn lại đều có tốc độ tăng trưởng DTT âm hoặc dương nhưng rất thấp thì nhóm DNXDDNY lại có mức tăng ấn tượng lần lượt là 1.268 tỷ và 1911 tỷ với tốc độ tăng trưởng 42,71%
và 50,62%. Nhóm DNXDCNNY có DTT và tốc độ tăng trưởng DTT ở mức vừa phải. Giai đoạn 2012 – 2015 tốc độ tăng trưởng DTT của nhóm này luôn dương và cao nhất là năm 2014 DTT là 1.072 tỷ tăng 32.7% và năm 2015 DTT đạt 1236 tỷ tăng 15,26%. Sang giai đoạn 2016-2017 mặc dù DTT cũng vẫn cao nhưng lại có dấu hiệu giảm sút dẫn tới tốc độ tăng trưởng DTT trong giai đoạn này liên tục âm lần lượt là -12,14% và -18,15%. Năm 2018, DTT của nhóm này có dấu hiệu tăng trở lại với tốc độ tăng trưởng DTT là 4,47%. Nhóm DNXDHTNY có DTT thấp nhất, thấp hơn rất nhiều so với 2 nhóm còn lại. Hầu như trong cả giai đoạn tốc độ tăng trưởng DTT của nhóm này đều âm cho thấy DTT liên tục giảm qua các năm. Năm 2018 có tốc độ tăng trưởng DTT thấp nhất là -14,91% . Tuy nhiên giai đoạn 2016-2017 là giai đoạn phát triển nhất của nhóm DN này với tốc độ tăng trưởng dương tương ứng 13,45% và 12,78%.
Về lợi nhuận thuần: Theo bảng 2.10, nhóm DNXDDNY có lợi nhuận thuần tăng đều đặn trong cả giai đoạn 2012-2018, nhóm DNXDHTNY lợi nhuận thuần giảm trong giai đoạn 2012-2014, có dấu hiệu tăng nhẹ giai đoạn 2015- 2017 nhưng sang năm 2018 lại giảm trở lại. Nhóm DNXDCNNY lợi nhuận thuần lại có xu hướng ngược lại nhóm DNXDHTNY, trong giai đoạn 2012- 2015, lợi nhuận thuần nhóm này tăng ổn định, giai đoạn 2016-2017 có sự sụt giảm nhẹ, nhưng sang năm 2018 có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Về lợi nhuận sau thuế: Theo bảng 2.11, nhóm có kết quả kinh doanh tốt nhất trong cả giai đoạn 2012-2018 là nhóm DNXDDNY. Lợi nhuận sau thuế
trung bình của nhóm luôn dương và liên tục gia tăng trong đóđạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2015-2016 lần lượt là 49% và 105%. Nhóm DNXDHTNY cũng có lợi nhuận sau thuế tăng đều đặn trong giai đoạn 2012- 2017, tốc độ tăng trưởng giai động trong khoảng 24% đến 211%, tuy nhiên năm 2018 lại có dấu hiệu sụt giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là - 57% đây cũng là tình hình chung của toàn ngành. Nhóm DNXDCNNY giai đoạn 2012-2013 kết quả kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận sau thuế trung bình của nhóm DN này âm rất lớn ( -52 và -81 tỷ) nhưng giai đoạn 2014-2018 đã có sự gia tăng trở lại, lợi nhuận sau thuế tăng lên và đạt mức 17-33 tỷ đồng. Năm 2018 mặc dù 2 nhóm còn lại tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ hoặc giảm mạnh như DNXDHTNY thì nhóm DNXDCNNY có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ấn tượng đạt 39% cao nhất trong cả giai đoạn. Nhóm DN có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tốt trong nhóm này có thể kể đến như Công ty cổ phần Fecon (FCN) năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt đạt 252 tỷ tăng hơn 75 tỷ so với năm 2017; Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) LNST năm 2018 đạt 179 tỷ tăng 94 tỷ so với 2017; Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2 (TV2) LNST năm 2018 đạt 224 tỷ tăng 10 tỷ so với 2017, điều này đạt được do chi phí hoạt động của các DN được cải thiện nhờ quản lý tốt hơn nguồn nhân công nên giảm thiểu được tác động của chính sách bảo hiểm xã hội mới phải đóng cho công nhân thời vụ do đó làm tăng biên lợi nhuận, ngoài ra tăng trưởng lợi nhuận của các công ty còn được hỗ trợ bởi quản lý chi phí tài chính tốt hơn.