Tổng quan về ngành xây dựng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 81 - 84)

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC

2.1.1. Tổng quan về ngành xây dựng của Việt Nam

Tính đến năm 2019, ngành xây dựng Việt Nam đã trả qua hơn 60 năm hình thành và phát triển. Trải qua nhiều sự biến động cùng với quá trình đổi mới và phát triền của nền kinh tế nước nhà, ngành xây dựng Việt Nam cũng có nhiều thay đổi về quy mô và đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự phát triển đất nước.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành XD như sau:

Giai đoạn trước năm 1975

Từ năm 1954 hoà bình lặp lại, miền Bắc được giải phóng, lực lượng xây dựng đã tích cực tham gia vào việc thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955-1957, kế hoạch 3 năm phát triển, cải tạo kinh tế 1958 – 1960 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965. Tiếp theo là thời kỳ vừa xây dựng vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ đối với miền Bắc vừa dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng trong giai đoạn này cái nôi đầu tiên của ngành là công ty xây dựng Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nam Định, Vinh; các công trường trực thuộc và một số đơn vị chuyên sâu như công ty lắp máy, Công ty Thi công cơ giới, Công ty Vận tải, các xí nghiệp gạch ngói, khai thác đá cát sỏi...trên cơ sở tuyển chọn từ thanh niên xung phong, bộ đội chuyển ngành và lực lượng xây dựng ở các địa phương.

Trong giai đoạn này ngành đã xây dựng hàng trăm công trình lớn, nhỏ như xây dựng nhà máy điện Lào Cai, Vinh, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà, các công trình hoá chất ở khu công nghiệp Việt Trì, khu Cao – Xà – Lá, khu

gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Cơ khí trung quy mô, Phân lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Dệt 8-3, Dệt Minh Phương, Dệt Nam Định, Chè Phú Thọ, Thiếc Tĩnh Túc, cá hộp Hải Phòng, Gỗ diêm Cầu Đuống..., xây dựng các trường đại học, trung học, bệnh viện, khách sạn, các khu nhà ở...hầu hết các công trình này đều được hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Giai đoạn 1976 – 1985

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, ngành xây dựng đã nhanh chóng tổ chức, tập hợp sắp xếp và điều tiết lại lực lượng xây dựng trong cả nước, hình thành bộ máy quản lý và các tổ chức xây dựng ở phía Nam, tăng cường năng lực các tổ chức xây dựng ở phía Bắc. Hàng loạt công trình quan trọng đã được khởi công xây dựng như Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn...

Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng, với phương châm thi công tập trung dứt điểm sớm đưa các công trình vào sản xuất và sử dụng, ngành xây dựng đã tập trung lực lượng, vật tư, phương tiện và chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ các công trình trọng điểm then chốt của nền kinh tế. Nhiều công trình và hạng mục công trình đã hoàn thành đúng tiến độ như dây chuyển 1 Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy sợi dệt Đông Nam, Thắng Lợi, Nha Trang, Vinh, nhà máy chế biến thức ăn gia súc Hương Canh, các trạm trại giống phục vụ nông nghiệp, Bệnh viện Nhi Thuỷ Điển, Bệnh viện Đồng Hới, Trạm vệ tinh Hoa Sen, các khu nhà ở Hà Nội, và khởi công nhiều công trình quan trọng khác...

Trong lĩnh vực sản xuất VLXD, đã khắc phục nhiều khó khăn để đẩy mạnh sản xuất và sử dụng, ngành Xây dựng đã tập trung lực lượng, vật tư, phương tiện và chỉ đạo đẩy mạnh tiến bộ các công trình trọng điểm then chốt của nền kinh tế. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khảo sát thiết kế công trình, thiết kế quy hoạch.. đã có những bước tiến bộ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, xây dựng và phát triển đô thị.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, các Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung Ương Đảng và Chính phủ, ngành xây dựng đã được xác định rõ nhiệm vụ và những mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. Đã tập trung giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 1981-1985 góp phần tăng cường tiềm lực cho nền kinh tế cả nước.

Giai đoạn 1986 – 2000

Giai đoạn 1986-1990, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, các Nghị quyết của Trung Ương, của Chính phủ về những chủ trương và chính sách đổi mới, ngành xây dựng đã có những chuyển biến quan trọng.

Các đơn vị kinh tế cơ sở đã nâng cao ý thức tự chủ, năng động, mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm gắn với thị trường, tận dụng năng lực sẵn có, từng bước thoát ra khỏi lối làm ăn theo cơ chế bao cấp trong sản xuất kinh doanh và coi trọng hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII về chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và các mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, ngành Xây dựng đã có nhiều nỗ lực tạo được bước ngoặt quan trọng và đúng hướng trong nhiệm vụ phát triển ngành, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Giai đoạn 1996-2000, sau 10 năm đổi mới, Ngành xây dựng đã tạo được thế và lực để bước vào thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra, đây là giai đoạn có nhiều sự chuyển biến về chất trong sự phát triển của ngành.

Nhiều cơ chế chính sách được bộ tập trung xây dựng trong giai đoạn này đã tạo nên khung pháp lý khá đồng bộ. Việc triển khai mạnh công tác quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngành ở cấp vĩ mô.

Giai đoạn 2000 đến nay

Ngành xây dựng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển dài hạn trong các lĩnh vực của Ngành như: Định hướng phát triển tổng thể phát triển các đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, vùng tỉnh và các đô thị;

Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng, xi măng cùng với các chiến lược, định hướng về cấp nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị...trên phạm vi cả nước.

Qua hơn 60 năm liên tục phát triển, ngành xây dựng đã góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước đổi mới, phát triển và hội nhập khu vực và quốc tế. Những thành tựu đã đạt được khẳng định vai trò của Ngành Xây dựng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(303 trang)