Thực trạng về năng lực quản lý và sử dụng vốn của các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 134 - 146)

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC

2.2. Thực trạng năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam

2.2.3. Thực trạng về năng lực quản lý và sử dụng vốn của các

Để đánh giá năng lực tài chính thông qua năng lực quản lý và sử dụng vốn của DNNYNXD tác giả đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của DN đó là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ( ROA) tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Kết quả phân tích các nhóm DN phân theo QMV, tính chất sở hữu của NN và lĩnh vực kinh doanh được phản ánh qua các bảng số liệu sau:

a. Xét theo quy mô vốn

Bảng 2.19. ROS của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 2012-2018

ROS Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ 0% 3% 2% 2% 2% 2% -3%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ 3% 2% 3% 3% 2% 2% 1%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ -2% -2% 4% 5% 6% 6% 5%

BQ các DNNYNXD -1% -1% 4% 4% 5% 6% 5%

Tốc độ tăng giảm ROS so với năm trước

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ -33% 0% 0% 0% -250%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ -33% 50% 0% -33% 0% -50%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ 0% 300% 25% 20% 0% -17%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Bảng 2.20. BEP của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 2012-2018

BEP Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ 2% 4% 3% 3% 3% 0% 0%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ 5% 4% 3% 4% 3% 2% 1%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ 2% 2% 3% 4% 5% 5% 4%

BQ các DNNYNXD 2% 2% 3% 4% 4% 5% 4%

Tốc độ tăng giảm BEP so với năm trước

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ 100% -25% 0% 0% -100% 0%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ -20% -25% 33% -25% -33% -50%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ 0% 50% 33% 25% 0% -20%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Bảng 2.21. ROA của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 2012-2018

ROA Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ 0% 2% 1% 2% 2% 1% -2%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ 2% 2% 2% 2% 1% 2% 0%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ -1% -1% 2% 3% 4% 4% 3%

BQ các DNNYNXD -1% -1% 2% 3% 3% 4% 3%

Tốc độ tăng giảm ROA so với năm trước

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ -50% 100% 0% -50% -300%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ 0% 0% 0% -50% 100% -100%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ 0% -300% 50% 33% 0% -25%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Bảng 2.22. ROE của nhóm DNNYNXD phân theo QMV giai đoạn 2012-2018

ROE Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ -1% 5% 3% 4% 4% 4% -4%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ 7% 6% 7% 8% 4% 6% 1%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ -3% -5% 9% 10% 13% 14% 11%

BQ các DNNYNXD -2% -3% 8% 10% 12% 13% 10%

Tốc độ tăng giảm ROE so với năm trước

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ 600% -40% 33% 0% 0% -200%

Nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 đến 1000 tỷ -14% 17% 14% -50% 50% -83%

Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ -67% 280% 11% 30% 8% -21%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Theo bảng số liệu 2.19, 2.20, 2.21 và 2.22 có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, khả năng sinh lời của nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ có sự biến động nhiều nhất trong cả giai đoạn 2012-2018, trong giai đoạn 2012-2013, các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS đều rất thấp và có giá trị âm, chỉ có chỉ tiêu BEP trong giai đoạn này đạt giá trị dương, tuy nhiên cả 4 chỉ tiêu đều của nhóm này đều thấp nhất so với các nhóm còn lại. Sang giai đoạn tiếp theo 2014-2017, các chỉ tiêu này có tốc độ tăng đáng kể, đến năm 2017, cả 4 tiêu chí đều đạt mức cao và trở thành nhóm đứng đầu với các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, BEP lần lượt là 4%, 14%, 6% và 5%, trung bình cao hơn 2 lần so với 2 nhóm còn lại. Điều này cho thấy, ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ vừa phải nhờ những hỗ trợ từ lãi suất, các gói tín dụng cho thị trường bất động sản và dòng vốn FDI tăng mạnh. Sang năm 2018, các chỉ tiêu của nhóm này đều có dấu hiệu sụt giảm. Khi xem xét cụ thể các chỉ tiêu này của các DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ cho thấy ở giai đoạn 2012-2013 sở dĩ các chỉ tiêu trên có dấu hiệu sụt giảm do thị trường bất động sản liên tục sụt giảm ở những năm trước đó đặc biệt là năm 2011, trung bình mỗi năm giá bất động sản giảm khoảng 10% so với năm liền trước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNYNXD, bên cạnh đó, khả năng quản lý và sử dụng vốn còn nhiều bất cập của các DN như LCG, PVV đặc biệt là PVX, sang năm 2018, các chỉ tiêu này đều giảm nguyên nhân cũng do việc quản lý và sử dụng vốn còn hạn chế của DN có trên 50% vốn góp nhà nước là PVX.

Thứ hai: 2 nhóm DN còn lại là nhóm DNNYNXD có QMV từ 500-1000 tỷ và QMV dưới 500 tỷ các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời có sự biến động ít hơn. Tuy nhiên xét trong cả giai đoạn thì các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của nhóm DN có QMV từ 500-1000 tỷ có chút nhỉnh hơn hơn nhóm DN có QMV dưới 500 tỷ.

b. Xét theo tính chất sở hữu

Bảng 2.23. ROS của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn 2012-2018

ROS Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN -10% -12% 2% 2% 2% 0% 0%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN 2% 1% 2% 3% 2% 3% 2%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 2% 3% 5% 6% 7% 8% 6%

BQ các DNNYNXD -1% -1% 4% 4% 5% 6% 5%

Tốc độ tăng giảm ROS năm sau so với năm trước

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN -20% 117% 0% 0% -100% 0%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN -50% 100% 50% -33% 50% -33%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 50% 67% 20% 17% 14% -25%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả) Bảng 2.24. BEP của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn 2012-2018

BEP Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN -1% 0% 2% 3% 3% 2% 1%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN 4% 4% 4% 4% 3% 4% 3%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 3% 3% 3% 4% 5% 5% 5%

BQ các DNNYNXD 2% 2% 3% 4% 4% 5% 4%

Tốc độ tăng giảm BEP năm sau so với năm trước

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN 100% 50% 0% -33% -50%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN 0% 0% 0% -25% 33% -25%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 0% 0% 33% 25% 0% 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Bảng 2.25. ROA của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn 2012-2018

ROA Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN -4% -6% 1% 1% 1% 0% 0%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN 1% 1% 2% 2% 2% 2% 1%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 1% 2% 3% 3% 5% 5% 4%

BQ các DNNYNXD -1% -1% 2% 3% 3% 4% 3%

Tốc độ tăng giảm ROA năm sau so với năm trước

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN -50% 117% 0% 0% -100% 0%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN 0% 100% 0% 0% 0% 100%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 100% 50% 0% 67% 0% 200%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả) Bảng 2.26. ROE của nhóm DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu giai đoạn 2012-2018

ROE Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN -16% -27% 5% 6% 6% 1% 0%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN 6% 3% 8% 10% 7% 9% 5%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 4% 5% 9% 11% 14% 17% 12%

BQ các DNNYNXD -2% -3% 8% 10% 12% 13% 10%

Tốc độ tăng giảm ROE năm sau so với năm trước -2% -3% 8% 10% 12% 13% 10%

Nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN -69% 119% 20% 0% -83% -100%

Nhóm DNNYNXD có dưới 50% vốn góp của NN -50% 167% 25% -30% 29% -44%

Nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN 25% 80% 22% 27% 21% -29%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Theo bảng 2.23, 2.24, 2.25, 2.26 một số nhận xét về khả năng quản lý và sử dụng vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu sinh lời của các DNNYNXD phân theo tính chất sở hữu như sau:

Thứ nhất, thông qua các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, BEP nhóm DNNYNXD không có vốn góp của NN là nhóm có hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tốt nhất trong ba nhóm, luôn có các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, BEP dẫn đầu hầu hết các năm, có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2012-2017, điển hình năm 2017, 4 chỉ tiêu trên đạt mức tăng cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu với số liệu lần lượt là 5%, 17%, 8%, 5%. Tuy nhiên sang đến năm 2018, các chỉ tiêu này có dấu hiệu sụt giảm nhẹ như ROA giảm từ 5% (năm 2017) xuống 4% (năm 2018), ROE giảm từ 17% (năm 2017) xuống 12%

(năm 2018), ROS giảm từ 8% (năm 2017) xuống 6% (năm 2018), chỉ có BEP vẫn duy trì ở mức 5%. Xem xét cụ thể các chỉ tiêu này của các DNNYNXD không có vốn góp NN cho thấy, giai đoạn 2012-2017 sở dĩ nhóm DN này đạt kết quả như vậy là do biết tận dụng những gói hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, BEP trong năm 2018 sụt giảm là do thua lỗ lớn, phản ánh công tác quản lý và sử dụng vốn nhằm gia tăng năng lực tài chính không hiệu quả của nhóm DN này điển như PPI, PTC, SDC, VE1. Nhiều dự án xây dựng chậm tiến độ của một số DN gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh như Dự án Tòa nhà HH1 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên VietsoPetro – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu do Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí (PXI) thi công, Dự án Trung tâm thương mại và văn phòng 1A Láng Hạ - TP Hà Nội do Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC) thực hiện hay Dự án 28 trạm thu phí tự động không dừng – Toàn quốc do Công ty Cổ phần Tasco (HUT) thi công. Bên cạnh đó, năm 2018 xảy ra hai đợt sốt giá đất nền và đất nông nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP và lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 16/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các DNNYNXD.

Thứ hai, thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng vốn là nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, BEP luôn ở mức thấp nhất trong ba nhóm.

Trong giai đoạn 2012-2013, 4 chỉ tiêu này luôn đạt giá trị âm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là PVX và VE8 thua lỗ nặng và cũng do ảnh hưởng của thị trường bất động sản liên tục giảm sút. Sang giai đoạn 2014-2016 tình hình có cải thiện hơn thể hiện qua các chỉ tiêu này có sự gia tăng nhẹ, mặc dù ROA, ROE, ROS, BEP không bị âm trong giai đoạn này nhưng đều ở mức rất thấp, điều này cho thấy cũng nhờ sự hỗ trợ các gói tín dụng và lãi suất từ phía Chính phủ tuy nhiên nhóm các DN chưa tận dụng triệt để sự hỗ trợ này dẫn tới tốc độ tăng trưởng không cao. Sang giai đoạn 2017-2018 lại có xu hướng giảm trở lại do một số DN trong nhóm này thua lỗ nặng như LM7, LO5, VE8 và đặc biệt là PVX. Nhóm DNXDNY có dưới 50% vốn góp của NN mặc dù các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, BEP có cao hơn một chút so với nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN nhưng vẫn ở mức rất thấp. Nguyên nhân là do một số dự án đầu tư của nhóm này chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh điển hình như Dự án Khu dân cư Vị Thanh – Tỉnh Hậu Giang do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển – Xây dựng ( DIC) số 2 (DC2) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 650 tỷ, tính đến nay dự án mới chỉ hoàn thành công tác khảo sát địa hình, địa chất, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển Hải Phòng – TP Hải Phòng do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Lương Tài thực hiện với tổng mức đầu tư là 3.800 tỷ, dự án triển khai năm 2017 dự định đưa vào sử dụng năm 2020 nhưng do chậm tiến độ nên dự án này phải lùi kế hoạch đến cuối năm 2021 mới đưa vào sử dụng…Tình trạng các dự án xây dựng chậm tiến độ là do nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên nguyên nhân quan trọng mà đa số các DNXD gặp phải là công tác thẩm định dự án đầu tư đảm bảo tính hiệu quả của dự án chưa tốt, các DN thường chỉ quan tâm đến lợi ích của dự án nhưng lại không tính toán kỹ những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình triển khai dự án dẫn tới chậm tiến độ dự án.

c. Xét theo lĩnh vực kinh doanh

Bảng 2.27. ROS của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2012-2018

ROS Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNXDHTNY 1% 4% 6% 8% 9% 12% 6%

Nhóm DNXDCNNY -7% -10% 2% 3% 3% 2% 3%

Nhóm DNXDDDNY 3% 3% 4% 4% 6% 5% 5%

BQ các DNXDNY -1% -1% 4% 4% 5% 6% 5%

Tốc độ tăng giảm ROS năm sau so với năm trước

Nhóm DNXDHTNY 300% 50% 33% 13% 33% -50%

Nhóm DNXDCNNY -43% 120% 50% 0% -33% 50%

Nhóm DNXDDDNY 0% 33% 0% 50% -17% 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả) Bảng 2.28. BEP của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2012-2018

BEP Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNXDHTNY 3% 3% 3% 3% 3% 4% 3%

Nhóm DNXDCNNY 0% 0% 3% 4% 3% 2% 3%

Nhóm DNXDDDNY 4% 3% 4% 5% 7% 7% 6%

BQ các DNXDNY 2% 2% 3% 4% 4% 5% 4%

Tốc độ tăng giảm BEP năm sau so với năm trước

Nhóm DNXDHTNY 0% 0% 0% 0% 33% -25%

Nhóm DNXDCNNY 0% 33% -25% -33% 50%

Nhóm DNXDDDNY -25% 33% 25% 40% 0% -14%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Bảng 2.29. ROA của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2012-2018

ROA Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNXDHTNY 1% 2% 2% 3% 3% 5% 2%

Nhóm DNXDCNNY -3% -5% 2% 2% 2% 1% 1%

Nhóm DNXDDDNY 2% 3% 3% 4% 5% 6% 5%

BQ các DNXDNY -1% -1% 2% 3% 3% 4% 3%

Tốc độ tăng giảm ROA năm sau so với năm trước

Nhóm DNXDHTNY 100% 0% 50% 0% 67% -60%

Nhóm DNXDCNNY -67% 140% 0% 0% -50% 0%

Nhóm DNXDDDNY 50% 0% 33% 25% 20% -17%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả) Bảng 2.30. ROE của nhóm DNNYNXD phân theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2012-2018

ROE Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhóm DNXDHTNY 2% 6% 9% 8% 10% 14% 6%

Nhóm DNXDCNNY -12% -23% 7% 8% 7% 4% 5%

Nhóm DNXDDDNY 8% 10% 10% 13% 18% 19% 17%

BQ các DNXDNY -2% -3% 8% 10% 12% 13% 10%

Tốc độ tăng giảm ROE năm sau so với năm trước

Nhóm DNXDHTNY 200% 50% -11% 25% 40% -57%

Nhóm DNXDCNNY -92% 130% 14% -13% -43% 25%

Nhóm DNXDDDNY 0% 25% 30% 38% 6% -11%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Theo kết quả trên các bảng số liệu 2.27, 2.28, 2.29, 2.30, một số nhận xét có thể được rút ra như sau:

Thứ nhất, hiệu quả của quản lý và sử dụng vốn của nhóm DNXDDDNY tốt nhất trong 3 nhóm. Trong giai đoạn 2012-2017 các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS và BEP có xu hướng gia tăng đặc biệt năm 2017 đạt giá trị cao nhất trong với các chỉ tiêu lần lượt ROA là 6%, ROE 19%, BEP là 7%

riêng ROS năm 2017 đã có dấu hiệu sụt giảm từ 6% năm 2016 xuống 5%. Để có được kết quả trên có thể thấy các DN thuộc nhóm nhờ những hỗ trợ về lãi suất và các gói tín dụng đặc biệt là gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ trong đó 70% dành hỗ trợ cho người dân mua nhà ở xã hội với thời hạn 10 năm, hưởng mức lãi suất thấp là 5%, 30% còn lại cho các chủ đầu tư vay để tạo nguồn hàng là các nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Sang năm 2018 chỉ mỗi ROS của nhóm này vẫn duy trì như năm 2017, còn lại 3 chỉ tiêu ROA, ROE, BEP đồng loạt sụt giảm lần lượt là 5%, 17%, 6%. Lý giải cho điều này thông qua việc xem xét cụ thể các chỉ tiêu này của các DNXDDDNY thì thấy có 3 DN thua lỗ lớn trong năm 2018 như 2 DN có dưới 50% vốn góp NN là CT6, DC2 và 1 DN không có vốn góp của NN là PPI.

Thứ hai, nhóm DNXDCNNY có khả năng sinh lời thấp nhất trong 3 nhóm cho thấy hiệu quả của quản lý và sử dụng vốn rất thấp. Trong giai đoạn 2012-2013 các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS và BEP đều đạt giá trị âm hoặc bằng 0 do một số DNXDNY thuộc nhóm này thua lỗ rất lớn điển hình là 2 DN có trên vốn góp của NN là PVX và PVV, giai đoạn 2014-2018 các chỉ tiêu này dù đều đạt giá trị dương nhưng đều ở mức rất thấp. Nhóm còn lại là DNXDHTNY các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, BEP trong giai đoạn này ít biến động dù có nhỉnh hơn một chút so với DNXDCNNY nhưng vẫn ở mức thấp.

Để có đánh giá về thực trạng khả năng sinh lời của DN ngoài phân tích các chỉ tiêu ROS, BEP, ROA, ROE cũng cần quan tâm đến chỉ tiêu EPS ( lãi trên 1 cổ phiếu) nhất là đối với các DN niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo phụ lục 5 cho thấy nhìn chung EPS của các DNNYNXD đều dương trong giai đoạn 2012-2018 cho thấy đa phần DNNYNXD kinh doanh có lãi tuy nhiên, xét theo QMV, năm 2018 nhóm DNNYNXD có quy mô vốn dưới 500 triệu có chỉ số EPS bình quân âm (- 269 VNĐ) điều này cho cho nhiều DN trong nhóm này hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận sau thuế âm điển hình như Công ty cổ phần Công trình 6 (CT6), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp sông Đà (SDD), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTC), Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO 1 (VE1), Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO 8 (VE8), Công ty cổ phần Lilama 5 (LO5), đa phần các DN này là các DNXDNY có vốn góp của nhà nước và thuộc nhóm DNXDHTNY. Nhìn chung trong cả giai đoạn 2012-2018 nhóm DNXDNY có QMV dưới 500 tỷ có chỉ số EPS thấp nhất, thấp hơn cả EPS bình quân của các DNNYNXD, tuy năm 2013 con số này đạt 1611 đồng lớn hơn con số bình quân ngành là 1372 đồng, nhưng theo thống kê chỉ có 8/24 doanh nghiệp thuộc nhóm này có EPS> 1372 cho thấy nhóm DN hiệu quả kinh doanh không tốt. Nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ có chỉ số EPS bình quân cao nhất trong nhóm này đa số các năm đều lớn hơn con số bình quân của ngành điển hình cao nhất là năm 2017 là 4304 đồng trong khi bình quân các DNNYNXD chỉ số này là 2251 đồng. Tuy nhiên khi đi cụ thể phân tích các DN thuộc nhóm này thì thấy năm 2017 chỉ có 11/29 DN đạt chỉ số EPS trên con số bình quân các DNNYNXD trong đó có 3 công ty chỉ số này tăng cao kéo con số bình quân các DNNYNXD lên như Công ty Cổ phần Tư vấn Điện 2 ( TV2 ) là 36.774 đồng, Công ty cổ phần Vimeco ( VMC) là 23.090 đồng và Công ty cổ phần xây dựng Coteccons ( CTD) là 20.436 đồng, bên cạnh đó vẫn cố một số công ty kinh doanh thua lỗ như Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC (PVV) là -1.144 đồng và Công ty cổ phần SCI (S99)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 134 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(303 trang)