Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
2.3. Mô hình kiểm định tác động của năng lực tài chính đến giá trị
2.3.8. Kết quả phân tích hồi quy
Sau khi khắc phục các khuyết tật của các mô hình, kết quả chạy mô hình hồi quy đánh giá kiểm định tác động của năng lực tài chính đến giá trị DN được thể hiện trong bảng 2.40
Bảng 2.40. Kết quả hồi quy của các mô hình
(1) (2)
VARIABLES Model 1 Model 2
lsize -0.170** -0.176**
(0.0854) (0.0844)
sfa -1.381 -2.674***
(1.108) (0.775)
rer 0.997** 1.004**
(0.443) (0.443)
stdta 1.294
(0.813)
cr -0.0626 -0.0636
(0.118) (0.118)
eps 0.000170*** 0.000170***
(2.80e-05) (2.80e-05)
cpi 0.163*** 0.161***
(0.0502) (0.0502)
age 0.0940*** 0.0953***
(0.0306) (0.0306)
ltdta -1.257
(0.826)
Constant 2.530 3.888***
(1.669) (1.216)
Observations 504 504
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA14 Dựa vào kết quả hồi quy có 5 và 6 nhân tố tác động đến giá trị DN của các DNNYNXD giai đoạn 2012-2018 trong 2 mô hình nghiên cứu bao gồm:
Quy mô Dn, khả năng tự tài trợ, tỷ lệ lợi nhuận giữ tại tái đầu tư, lợi nhuận trên một cổ phiếu, chỉ số giá tiêu dùng và thời gian hoạt động của DN. Sau đây tác giả sẽ phân tích từng nhân tố một.
Các nhân tố có quan hệ cùng chiều với giá trị DN
Tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tư ( RER): Theo kết quả hồi quy trên bảng 2.40, biến tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tác động cùng chiều với MB
trong cả hai mô hình và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy rằng , DN càng tăng tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tư sẽ làm gia tăng giá trị DN. Tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cũng là một trong các cách gia tăng năng lực tài chính của DN, do vậy thông qua biến này cho thấy năng lực tài chính có tác động cùng chiều với giá trị DN.
Lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS): Theo kết quả hồi quy cho thấy, mối quan hệ giữa lợi nhuận trên một cổ phiếu có mối tương quan dương đến giá trị DN của các DNXDNY với hệ số hồi quy là 0.00017 ở cả hai mô hình.
Điều này cho thấy lợi nhuận trên một cổ phiếu càng tăng thì càng làm tăng giá trị DN. Lợi nhuận trên một cổ phiếu là một chỉ tiêu thuộc tiêu chí đánh giá năng lực quản lý và sử dụng vốn của DN. Do đó DN quản lý và sử dụng vốn hiệu quả sẽ nâng cao năng lực tài chính của DN từ đó gia tăng giá trị DN.
Thời gian hoạt động (AGE): Theo kết quả hồi quy, giả thuyết nghiên cứu đưa ra được chấp nhận và có ý nghĩa thống kê. Với hệ số hồi quy là 0,094 ( mô hình 1) và 0,0953 ( mô hình 2) cho thấy thời gian hoạt động có mối tương quan dương đến giá trị DN và khi thời gian hoạt động tăng thêm 1 đơn vị ở mô hình 2 thì giá trị DN tăng thêm 0,0953 đơn vị và ngược lại trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Như vậy xét trong giai đoạn nghiên cứu 2012-2018, những DNNYNXD có thời gian hoạt động càng lâu thì giá trị DN càng lớn, với lịch sử hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm tốt trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, bên cạnh đó các DN lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên DT và lợi nhuận cũng ổn định hơn nhiều so với các DN có thời gian hoạt động ít từ đó gia tăng giá trị DN.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Theo kết quả hồi quy cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng có mối tương quan dương đến giá trị DN với hệ số hồi quy là 0,163 ( mô hình 1) và 0,161 ( mô hình 2) có nghĩa là trong giai đoạn 2012-2018 khi CPI tăng thì sẽ làm tăng giá trị DN. Khi CPI tăng thì sức mua trên thị trường sẽ tăng theo các DNNYNXD nhân cơ hội đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh do đó DT và lợi nhuận tăng.
Các nhân tố có quan hệ ngược chiều với giá trị DN
Quy mô doanh nghiệp (Lsize): Theo kết quả hồi quy cho thấy quy mô DN có mối tương quan âm đến giá trị DN với hệ số hồi quy là -0,198 ( mô hình 1) và -0,205 ( mô hình 2) với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy trong giai đoạn 2012-2018 việc mở rộng quy mô của các DNNYNXD không những không làm gia tăng giá trị DN mà còn làm cho giá trị DN giảm. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Dushnitsky và Lenox (2006), Cheng và cộng sự (2010) thì tìm ra rằng quy mô có mối tương quan âm với giá trị doanh nghiệp, quy mô càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng giảm và cũng tương đồng với một nghiên cứu khác của Cristina và cộng sự (2010) tìm ra được quy mô công ty có mối tương quan âm với giá trị doanh nghiệp (đo lường bằng M/B) nhưng không có mối tương quan với Tobin’s Q.
Khả năng tự tài trợ (SFA): Theo kết quả hồi quy cho thấy khả năng tự tài trợ có mối tương quan âm đến giá trị DN ( mô hình 2), hệ số hồi quy là - 2,674 với mức ý nghĩa cao 1%, trong giai đoạn này khả năng tự tài trợ càng cao thì giá trị DN càng giảm điều này có nghĩa trong giai đoạn 2012-2018 hiệu quả sử dụng vốn tự có của các DNNYNXD thấp dẫn tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DN trong giai đoạn này không cao dẫn tới giá trị DN giảm. Kết quả này ngược với kỳ vọng của tác giả.
Kết luận từ mô nghiên cứu định lượng
Với dữ liệu 504 quan sát từ 72 DNNYNXD giai đoạn 2012-2018 kết hợp sử dụng các phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM và FGLS tác giả đã kiểm định tác động của năng lực tài chính đến giá trị DN của DNNYNXD. Từ kết quả nghiên cứu gợi ý rằng để gia tăng giá trị DN cần tăng tỷ lệ lợi nhuận để lại để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, tận dụng những lợi thế sẵn có của bản thân doanh nghiệp như kinh nghiệm về quản lý và sử dụng vốn, thị phần mà DN đang có lợi thế để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN . Bên cạnh đó cần cân đối trong việc sử dụng vốn chủ sở, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và cải thiện khả năng thanh toán để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho DN.