Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam
Giai đoạn 2000 – 2005
Đây được xem như giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000 đã đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) và CTCP Phát triển Sacom (SAM) là hai DN tham gia niêm yết đầu tiên trên TTCK, trong năm 2000 và 2001 con số này được tăng lên 5 DN với mức vốn hoá 0,34% GDP. Trong giai đoạn này quy mô thị trường còn nhỏ với số vốn hoá <5% GDP. Mặc dù số DN niêm yết có tăng đều qua các năm nhưng vẫn chưa mang lại tính thanh khoản mong đợi của thị trường.
Trong thời kỳ này các DNXD chủ yếu là quan sát và tìm hiểu thị trường chứ không có nhiều kế hoạch niêm yết.
Bảng 2.1. Quy mô TTCK Việt Nam từ 2000 - 2005
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số DN niêm yết
5 10 20 22 26 41
% Vốn hoá/GDP
0,24 0,21 0,49 0,48 0,55 1,21
Nguồn: UBCK NN Giai đoạn 2006 – 2009
Trong giai đoạn này, quy mô hoạt động của TTCK có sự tăng trưởng đột phá, tỷ lệ % vốn hoá / GDP vượt xa với chiến lược phát triển thị trường năm 2010 ở mức (10 -15 %/GDP).
Nguồn: UBCKNN Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ vốn hóa/GDP trên TTCK Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2009
Với sự tăng tốc mạnh của thị trường, các DN Việt Nam trong đó có các DNXD bắt đầu quan tâm và gia tăng số lượng niêm yết. Năm 2006 với 5 DN tham gia niêm yết, năm 2007 là 10 công ty, năm 2008 là 15 công ty và đến 2009 tăng lên 24 công ty. DNXD niêm yết trong giai đoạn này có thể kể đến:
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh ( CII); công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện (PTC); công ty cổ phần đầu tư cầu đường CII ( LGC); Tổng CTCP xây dựng điện Việt Nam (VNE); Công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư 492 ( C92); Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng
2006 2007 2008 2009
Tì lệ vốn hóa 22.70% 43% 17.50% 38%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%
50.00%
Tì lệ vốn hóa
VNECO 9 (VE9); Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VCG);
CTCP Xây dựng sông Hồng (ICG); CTCP Xây dựng số 9 (VC9)….Mặc dù số DNXD niêm yết hàng năm có sự gia tăng tuy nhiên con số này không nhiều bởi do chưa hiểu biết nhiều về thị trường, cộng thêm các quy định, thủ tục hành chính còn khắt khe.
Giai đoạn 2010 đến nay
Trong giai đoạn này với việc thay đổi mạnh mẽ chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu ổn định kinh tế đã tác động đến các DN trong nền kinh tế.
Đây là giai đoạn TTCK Việt Nam có nhiều điều chỉnh, số lượng DNXD niêm yết trong giai đoạn này tăng lên cũng có nhiều biến động qua các năm.
Bảng 2.2. Số lượng DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng thêm giai đoạn 2010 – 2017
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số
lượng DN
15 7 2 1 1 4 10 6
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trong năm 2010, số lượng DNXD tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng thêm 15 DN đây là năm mà số lượng DNXD tham gia niêm yết tăng thêm nhiều nhất. Sở dĩ có điều này là do DN có thời gian chuẩn bị, đáp ứng được những yêu cầu của thị trường chứng khoán như: số năm kinh doanh có lãi, báo cáo tài chính được kiểm toán, số lượng cổ phiếu tối thiểu…tiêu biểu như CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương ( BCE);
CTCP Xây dựng Coteccons (CTD); CTCP Tập đoàn Sao Mai (ASM)…Các năm 2012 – 2015 số lượng DN tham gia niêm yết quá ít, thâm chí một số DN trong giai đoạn này bộc lộ nhiều hạn chế về hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn tới không đủ điều kiện niêm yết theo quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Chính vì vậy, một số DNXD đã tiến hành hủy niêm yết như CTCP Xây dựng số 15 (V15); CTCP Xây lắp Dầu khí miền Trung (PXM); CTCP Xây dựng và Kinh doanh vật tư (CNT)…Sang năm 2016 - 2017, số DNXD niêm
yết gia tăng trở lại thêm 16 DN điển hình như CTCP Xây dựng Công ( ICC);
CTCP Xây dựng và Thương Mại Long Thành ( KDM); CTCP Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB); CTCP Xây dựng Hạ tầng CII ( CEE); Tổng công ty LICOGI – CTCP (LIC)…