Thực trạng về khả năng đảm bảo an toàn tài chính của các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 146 - 156)

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC

2.2. Thực trạng năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam

2.2.4. Thực trạng về khả năng đảm bảo an toàn tài chính của các

Sử dụng chỉ số EPS có thể đánh giá khả năng sinh lời của DNNYNXD tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có nhiều hạn chế như lợi nhuận dễ biến động, có thể do đột biến, bán tài sản, thuộc ngành có chu kỳ cao…cho nên cần sử dụng thêm những chỉ tiêu khác để đánh giá khả năng sinh lời của DN.

2.2.4. Thực trạng về khả năng đảm bảo an toàn tài chính của các DNNYNXD

2.2.4.1. Thực trạng về khả năng thanh toán của các DNNYNXD

Khả năng thanh toán là nội dung cơ bản, quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của DNNYNXD. Thông qua các DNNYNXD được chọn mẫu gồm 72 công ty xây dựng niêm yết để xem xét khả năng thanh toán của các DNNYNXD trên cơ sở xem xét ba chỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.

a. Khả năng thanh toán hiện thời

Bảng 2.31. Khả năng thanh toán hiện thời của các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018

Đơn vị: Lần

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 Phân theo quy mô vốn

Nhóm DNNYNXD có QMV dưới

500 tỷ 1.32 1.34 1.32 1.27 1.39 1.43 1.46

Nhóm DNNYNXD có QMV từ

500 đến 1000 tỷ 1.23 1.22 1.11 1.18 1.18 1.12 1.18

Nhóm DNNYNXD có QMV trên

1000 tỷ 1.13 1.14 1.15 1.19 1.27 1.27 1.26

Phân theo tỷ lệ sở hữu của nhà nước Nhóm DNNYNXD có trên 50%

vốn góp NN 1.09 1.01 1.09 1.1 1.14 1.1 1.09

Nhóm DNNYNXD có dưới 50%

vốn góp NN 1.19 1.2 1.15 1.12 1.11 1.13 1.12

Nhóm DNNYNXD không có vốn

góp của NN 1.18 1.26 1.19 1.28 1.37 1.37 1.36

Phân theo ngành nghề xây dựng

Nhóm DNXD hạ tầng niêm yết 1.11 1.22 1.11 1.26 1.31 1.26 1.22 Nhóm DNXD công nghiệp niêm

yết 1.09 1.03 1.12 1.07 1.13 1.12 1.16

Nhóm DNXD dân dụng niêm yết 1.33 1.32 1.25 1.29 1.37 1.39 1.35 BQ các DNXDNY 1.15 1.16 1.15 1.19 1.26 1.26 1.25

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của DN. Theo kết quả bảng 2.31 cho thấy nhìn chung khả năng thanh toán hiện thời của các DNNYNXD đã có sự gia tăng trong cả giai đoạn 2012 – 2016. Hệ số thanh toán hiện thời của các DN đều lớn hơn 1, điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn đều được đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn của DN, khả năng thanh toán hiện thời của DN đáp ứng được yêu cầu an toàn về mặt tài chính. Về xu hướng biến động của hệ số thanh toán hiện thời, đối với cả 3 nhóm DN phân theo quy mô, DN phân theo tỷ lệ sở hữu của nhà nước và DN phân theo ngành nghề xây dựng đều có xu hướng tăng thể hiện sự gia tăng khả năng thanh toán bằng các tài sản ngắn hạn. Qua kết quả tính toán cho thấy nhóm DNNYNXD có quy mô vốn dưới 500 tỷ, nhóm DNNYNXD không có vốn góp của nhà nước và nhóm DNXD dân dụng niêm yết có hệ số thanh toán hiện thời cao nhất điển hình như năm 2017, DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ là 1,43 lần, DNNYNXD không có vốn góp của NN là 1,37 lần, nhóm DNXDDD niêm yết là 1,39 lần, thấp nhất là nhóm DNNYNXD có quy mô vốn từ 500 đến 1000 tỷ, nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn nhà nước và nhóm DNXD công nghiệp niêm yết. Như vậy có thể thấy nhóm DNNYNXD có hệ số thanh toán hiện thời cao theo đuổi mục tiêu về đảm bảo khả năng thanh toán hơn là tập trung vào nâng cao khả năng sinh lời, để chịu mức rủi ro thấp hơn nhóm DN này chấp nhận mức sinh lời thấp. Ngược lại, nhóm DN có hệ số thanh toán hiện thời thấp theo đuổi mục tiêu sinh lời và tối thiểu hoá chi phí tài chính nên thường duy trì vốn tồn kho ở mức hạn chế, đẩy nhanh thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng và trì hoãn các khoản phải trả.

b. Khả năng thanh toán nhanh

Bảng 2.32. Khả năng thanh toán nhanh của các DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018

Đơn vị tính: lần

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 Phân theo quy mô vốn

Nhóm DNNYNXD có QMV

dưới 500 tỷ 0.9 0.91 0.92 0.91 1.02 1.09 1.05

Nhóm DNNYNXD có QMV

từ 500 đến 1000 tỷ 0.66 0.7 0.73 0.83 0.8 0.74 0.75

Nhóm DNNYNXD có QMV

trên 1000 tỷ 0.7 0.73 0.76 0.8 0.86 0.9 0.91

Phân theo tỷ lệ sở hữu của nhà nước Nhóm DNNYNXD có trên

50% vốn góp NN 0.7 0.6 0.62 0.59 0.63 0.65 0.67

Nhóm DNNYNXD có dưới

50% vốn góp NN 0.64 0.69 0.71 0.71 0.7 0.75 0.75

Nhóm DNNYNXD không có

vốn góp của NN 0.72 0.86 0.89 0.99 1.02 1.04 1.03

Phân theo ngành nghề xây dựng

Nhóm DNXDHTNY 0.63 0.75 0.79 0.9 0.95 0.98 0.93

Nhóm DNXDCNNY 0.7 0.65 0.68 0.67 0.68 0.71 0.78

Nhóm DNXDDDNY 0.8 0.89 0.87 0.92 0.97 1 0.97

BQ các DNNYNXD 0.70 0.74 0.76 0.81 0.86 0.89 0.90

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN bằng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao ( không bao gồm hàng tồn kho). Qua bảng số 2.32 cho thấy, hệ số khả năng thanh toán nhanh của các DN nhìn chung có xu hướng tăng trong đó nhóm DNNYNXD có quy mô vốn dưới 500 tỷ, nhóm DNNYNXD không có vốn góp của Nhà nước, nhóm DNXD dân dụng niêm yết có hệ số cao nhất. Đối với nhóm DNNYNXD có quy mô vốn dưới 500 tỷ có hệ số cao nhất giao động trong khoảng 0.9 đến 1.09 lần, giai đoạn 2016 – 2018 hệ số này đều lớn hơn 1 cho thấy các khoản nợ ngắn hạn của DN đều được đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn ( không bao gồm hàng tồn kho), DN đáp ứng được yêu cầu về an toàn tài chính.

Cũng như nhóm DN này nhóm không có vốn góp của Nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2018 hệ số này cũng lớn hơn 1cụ thể như một số DN có mã SVN ( 14.27 lần), VE1 (8.69 lần), UNI (3.45 lần), VE9 ( 3.40 lần)…. Ngược lại, nhóm có quy mô vốn 500 đến 1000 tỷ, nhóm DN có trên 50% vốn góp của nhà nước và nhóm DN xây dựng công nghiệp có hệ số thanh toán hiện thời thấp nhất giao động trong khoảng 0.63 đến 0,78 lần, điển hình là trong nhóm DN có sự chi phối của nhà nước hệ số này thấp hơn cả ( như các mã L61, LO5, LM7, LM8, PVX chỉ 0,48 đến 0,52 lần).

c. Khả năng thanh toán tức thời

Bảng 2.33. Khả năng thanh toán tức thời của DNNYNXD Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018

Đơn vị tính: lần

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 Phân theo quy mô vốn

Nhóm DNNYNXD có QMV

dưới 500 tỷ 0.1 0.07 0.09 0.1 0.11 0.14 0.11

Nhóm DNNYNXD có QMV từ

500 đến 1000 tỷ 0.08 0.08 0.14 0.12 0.09 0.07 0.06

Nhóm DNNYNXD có QMV

trên 1000 tỷ 0.08 0.13 0.14 0.15 0.15 0.13 0.08

Phân theo tỷ lệ sở hữu của nhà nước Nhóm DNNYNXD có trên

50% vốn góp NN 0.07 0.11 0.13 0.09 0.1 0.07 0.07

Nhóm DNNYNXD có dưới

50% vốn góp NN 0.08 0.08 0.09 0.1 0.08 0.07 0.06

Nhóm DNNYNXD không có

vốn góp của NN 0.1 0.15 0.15 0.2 0.19 0.16 0.09

Phân theo ngành nghề xây dựng

Nhóm DNXDHTNY 0.06 0.1 0.12 0.18 0.18 0.19 0.1

Nhóm DNXDCNNY 0.07 0.12 0.14 0.11 0.1 0.09 0.08

Nhóm DNXDDDNY 0.14 0.16 0.14 0.17 0.16 0.11 0.06

BQ các DNNYNXD 0.08 0.12 0.14 0.15 0.14 0.12 0.08

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả) Qua bảng số liệu 2.33 cho thấy xét theo cả 3 cách phân loại là theo quy mô, theo tính chất sở hữu và theo ngành nghề xây dựng thì các DN trong 3 nhóm này đều có hệ số thanh toán tức thời đều ở mức rất thấp, điều này là do ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đa số các DNXD duy trì lượng tiền mặt trong quỹ không nhiều so với tổng tài sản của DN. Do vậy khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền là rất thấp. Xét trong cả giai đoạn 2012 – 2017, nhóm DN có hệ số thanh toán tức thời tốt nhất đại diện cho 3 tiêu chí phân loại đó là nhóm DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ, nhóm DN không có vốn góp nhà nước và nhóm DNXD

hạ tầng niêm yết. Trong đó năm 2016 hệ số này của cả 3 nhóm đạt con số cao nhất như 0.15 lần với nhóm DNXD có QMV trên 1000 tỷ, nhóm DNXD không có vốn góp nhà nước là 0.19 lần và nhóm DNXD hạ tầng niêm yết là 0.18 lần, năm 2018 có sự sụt giảm đáng kể lần lượt 3 nhóm kể trên giảm xuống còn 0.08 lần; 0.09 lần; 0.1 lần. Với các DNXD có quy mô vốn 500 đến 1000 tỷ, DNXD có dưới 50% vốn góp nhà nước và DNXD công nghiệp thì hệ số thanh toán tức thời rất thấp liên tục sụt giảm trong giai đoạn 2015 – 2018.

Điều này có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân như: các khoản nợ ngắn hạn của DN đều tăng hơn so với các năm trước; vốn bằng tiền của các DN giảm đi. Vậy để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời được duy trì ở mức tốt nhất có thể thì DN cần xem xét phân bổ mức vốn bằng tiền cho hợp lý, đảm bảo kỷ luật trong thanh toán các khoản nợ nói chung và nợ ngắn hạn nói riêng để nâng cao uy tín của DN trong quan hệ với các đối tác kinh doanh.

2.2.4.2. Thực trạng về khả năng cân bằng tài chính của các DNNYNXD

Mỗi một DN có thường có chính sách tài trợ vốn để hình thành các tài sản khác nhau thông qua sự kết hợp tỷ lệ khác nhau của nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Trong đó, thường vốn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồn vốn dài hạn nhưng rủi ro lại cao hơn. Tuy nhiên, dù sử dụng nguồn nào để hình thành tài sản DN cũng cần đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính . Để đánh giá khả năng đảm bảo cân bằng tài chính của DN tác giả phân tích chỉ tiêu NWC ( Net working capital - Vốn lưu động ròng) trong cả giai đoạn nghiên cứu 2012-2018.

NWC = TSNH - Nợ ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – TSDH

Nhìn một cách tổng thể cho thấy chỉ tiêu NWC của đa số các DNXDNY đều dương, chỉ tiêu NWC bình quân tăng đều qua các năm trong đó năm 2012 đạt 125.614 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 311.996 triệu đồng ( tăng 186.382 triệu đồng). Phân tích cụ thể theo từng nhóm DN có thể

thấy: xét theo QMV: các DN có quy mô trên 1000 tỷ thường có NWC trung bình cao nhất, sau đó là các DN có quy mô 500-1000 tỷ, thấp nhất là DN có quy mô dưới 500 tỷ; xét theo tính chất sở hữu: các DN không có vốn góp Nhà nước có NWC BQ cao hơn 2 nhóm còn lại; xét theo lĩnh vực kinh doanh: các DNXDDDNY có NWC BQ cao nhất, sau đó là các DNXDHTNY và thấp nhất là nhóm DNXDCNNY ( phụ lục 10). Chỉ tiêu NWC càng cao thể hiện khả năng đảm bảo an toàn tài chính càng lớn, TSNH của DN lớn hơn nợ ngắn hạn, DN sử dụng toàn bộ nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao, rủi ro thấp.

Tuy nhiên bên cạnh những DN có NWC dương thì một số ít DN có NWC âm điển hình như năm Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương (PPI) có NWC âm liên tiếp các năm 2014, 2016, 2017, 2018; Công ty CP Thiết kế - Xây dựng – Thương mại Phúc Thịnh ( PTD) NWC âm năm 2017 và Công ty CP Xây dựng số 2 (VC2) NWC âm 2018.

Các DN có NWC âm đều thuộc nhóm DNXDDDNY. Điển hình như PPI lỗ liên tiếp 3 năm 2016-2018, nguyên nhân dẫn tới điều này đó là DN này phải tăng trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu dựa trên tuổi nợ của các khoản phải thu, trích lập dự phòng lỗ do đầu tư vào các đơn vị khác, chi phí vật tư tăng cao trong khi chi phí tài chính và chi phí quản lý vẫn phải duy trì. Đây cũng là DN mở màn cho việc rời khỏi sàn chứng khoán năm 2019 do theo quy định DN bị lỗ 3 năm liên tiếp sẽ bị huỷ niêm yết bắt buộc. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của tổ chức tín dụng từ 45% về 40% từ 2019, và 30% từ năm 2021 hoặc 2022 theo Thông tư 36 của NHNN sẽ hạn chế dòng tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản, gián tiếp làm giảm các khoản vay cho ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình hình kinh doanh của các DN này và dòng tiền âm trong thời gian qua.

2.2.4.3. Khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có thể phòng ngừa, đối phó được với những rủi ro bất ngờ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp, Nhà nước khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trích lập các quỹ dự phòng. Các khoản phí này được phép tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, hợp lệ trong năm tài chính của DN. Đây là những quy định giúp DN phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp.

Hiện nay các khoản dự phòng được tính vào chi phí của DN bao gồm:

dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính;

dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp. Đồng thời, Nhà nước cũng quy định các điều kiện để DN có thể trích lập các khoản dự phòng trên.

Để đánh giá về thực trạng trích lập các khoản dự phòng để bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh xem xét khả năng đảm bảo nợ phải trả bằng việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư, dự phòng phải thu khó đòi:

- Tỷ lệ trích lập dự phòng giảm giá hàng tổn kho trên giá trị hàng tồn kho: nhìn chung khả năng đảm bảo hàng tồn kho bằng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của các DNNYNXD đều thấp. Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho của các DNNYNXD rất lớn trong khi việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì thấp. Xem xét cụ thể các nhóm DN cho thấy trong giai đoạn 2012-2018 ( Phụ lục 11), nhóm DN có QVM trên 1000 tỷ, nhóm DN có trên 50% vốn góp NN và nhóm DNXDCNNY có chỉ tiêu này cao hơn các nhóm còn lại, do trong giai đoạn này nhiều DN trong nhóm tăng trích lập dự phòng và một số công trình dự án hoàn thành giải phóng hàng tồn kho cho DN. Ngược lại, nhóm DN có chỉ tiêu này thấp nhất thuộc vào nhóm DNNYNXD có QMV từ 500 – 1000 tỷ, nhóm DN có dưới 50% vốn góp NN và nhóm DNXDHTNY. Riêng nhóm DNXDHTNY trong giai đoạn 2012-

2014 thì đạt giá trị thấp nhất nhưng đến giai đoạn 2015-2018 thì tỷ lệ này so với nhóm DNXDDDNY vẫn đạt giá trị cao hơn. Nguyên nhân dẫn tới chỉ tiêu của các nhóm DN này thấp là do giá trị hàng tồn kho lớn, nhiều công trình chậm tiến độ chưa hoàn thành nên không giải phóng được hàng tồn kho của DN và nhiều DN lại không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nhìn tổng thể các DN trong mẫu nghiên cứu có 55/72 DN ( chiếm 76.39

%) không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó các DN này cần xem xét lại việc quản trị HTK đặc biệt là việc trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn tài chính cho DN do đặc thù của DNNYNXD là giá trị HTK lớn và rủi ro cao.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng đầu tư trên đầu tư của các DNNYNXD không ổn định trong cả giai đoạn chỉ tiêu trung bình ngành giao động từ 7%

đến 11%. Xem xét cụ thể các nhóm DN: chỉ tiêu này cao nhất gồm nhóm DN có QMV trên 1000 tỷ, nhóm DN có trên 50% vốn góp NN, và nhóm DNXDCNNY, nhóm các DN cũng ý thức được rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động đầu tư nên đã có biện pháp phòng ngừa rủi ro thông qua việc trích lập dự phòng đầu tư. Đặc biệt các DNNYNXD có trên 50% vốn góp nhà nước tỷ lệ này khá cao giao động từ 13% đến 56% có thể do việc đầu tư ngoài ngành tiềm ẩn rủi ro cao nên nhóm DN này trích lập dự phòng đầu tư với tỷ lệ cao để đảm bảo an toàn khoản đầu tư này. Ngược lại nhóm DN QMV từ 500- 1000 tỷ, nhóm DN không có vốn góp NN và nhóm DNXDHTNY tỷ lệ trích lập dự phòng đầu tư trên nợ phải trả thấp nhất trong các nhóm nên khả năng đảm bảo an toàn tài chính thấp hơn so với các nhóm còn lại ( Phụ lục 12). Tuy nhiên bên cạnh những DN thực hiện trích lập dự phòng thì vẫn còn nhiều DN chưa chú trọng vấn đề này, số DN không thực hiện trích lập dự phòng đầu tư có 40/72 DN ( chiếm 55,56%). Các DN cần xem xét lại để nâng cao khả năng đảm bảo các khoản đầu tư của DN từ đó gia tăng năng lực tài chính cho DN.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng phải thu khó đòi trên nợ phải thu trung bình ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2014 ( từ 3,96% lên 7,19%) và

giảm trong giai đoạn 2015-2018 ( từ 6,62%% xuống 5,12%) ( Phụ lục 13).

Xem xét cụ thể các nhóm DN, thấy rõ nhóm DN có chỉ tiêu này cao nhất gồm có nhóm DN có QMV dưới 500 tỷ, nhóm DN có trên 50% vốn góp NN và nhóm DNXDCNNY, trong đó nhóm DN QVM dưới 500 tỷ, tỷ lệ này tăng liên tục qua các năm trong cả giai đoạn nghiên cứu cho thấy các DN này thực hiện dự phòng nợ phải thu khó đòi để đảm bảo an toàn tài chính tốt các hơn các DN còn lại. Nhóm DN có QMV trên 1000 tỷ, nhóm DN có dưới 50% vốn góp NN và nhóm DNXDHTNY có chỉ tiêu này thấp nhất cho thấy việc thực hiện dự phòng khoản phải thu khó đòi của các DN chưa tốt hoặc do nợ phải thu của nhóm DN này liên tục tăng cũng làm cho chỉ tiêu này giảm. Trong mẫu nghiên cứu có 6/72 DN ( chiếm 8,3%) không trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Bên cạnh việc trích lập các khoản dự phòng để phòng ngừa rủi ro thì số DNNYNXD mua bảo hiểm để phòng những rủi ro trong sản xuất kinh doanh, rủi ro về thiên tai, dịch hoạ...vẫn còn quá nhỏ bé, việc sử dụng các công cụ phái sinh để tránh rủi ro rất ít được sử dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 146 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(303 trang)