Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 171 - 181)

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC

2.4. Đánh giá năng lực tài chính của các DNNYNXD Việt nam giai đoạn 2012 – 2018

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, Một số DN có tốc độ tăng trưởng vốn chưa cao, một số DN khả năng tự tài trợ và huy động vốn nợ thấp ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính của DN, cơ cấu vốn của DN chưa hợp lý và phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của DN.

Tốc độ tăng trưởng vốn của các DN có tăng nhưng không đồng đều.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của các DNNYNXD trong giai đoạn 2012 – 2018 đều tăng từ 1.449.168 triệu đồng trong năm 2012 tăng lên 2.259.201 triệu đồng trong năm 2018 tuy nhiên nếu xét theo QMV thì tốc độ tăng trưởng vốn giữa các nhóm DNNYNXD không đồng đều thậm chí còn giảm như nhóm DNXD quy mô dưới 500 tỷ, nhóm DNXDNY có trên 50%

vốn góp của NN, nhóm DNXDCNNY.

Khả năng tự tài trợ của một số DN thấp ví dụ như nhóm DNNYNXD có QMV trên 1000 tỷ, nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN và nhóm DNXDCNNY. Khả năng huy động vốn nợ của một số DN cũng thấp như nhóm DNNYNXD có QMV dưới 500 tỷ, nhóm DNNYNXD không có vốn góp NN, và nhóm DNXDHTNY. QMV thấp gây rất nhiều bất lợi cho nhóm DN này trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn DNNYNXD nhóm này sẽ gặp khó khăn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ...

Cơ cấu vốn của đa số các DNNYNXD chưa hợp lý và phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý được phản ánh qua mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh doanh.

Một cơ cấu vốn tối ưu sẽ đảm bảo cho DN hoạt động hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của các DNNNXD có sự khác biệt rõ ràng giữa các DN trong ngành, có những DN tăng trưởng cao nhưng bên cạnh đó lại có nhiều DN hoạt động kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nặng. Nhìn chung cơ cấu vốn của các DNNYNXD vẫn nghiêng nhiều về nợ ( chiếm trên 70%), cơ cấu nợ vay cũng chưa hợp lý, nhiều DN chưa xây dựng chiến lược huy động vốn nợ phù hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của DN, mặc dù vay nợ theo nhiều hình thức khác nhau nhưng thường chỉ mang tính chất giải quyết tình thế khi thiếu vốn thì tìm một hình thức vay nợ khác để bổ sung dẫn tới chi phí sử dụng vốn vay tăng lên gây rủi ro thanh toán cho DN.

Trong khi đó, các DN chưa chú trọng đến sử dụng nguồn lợi nhuận để lại để tái đầu tư do lợi nhuận từ kinh doanh không cao nên không đáp ứng được

nhiều nhu cầu về vốn của DN, ngoài ra để tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư các DNNYNXD thường lựa chọn chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt thay vì trả bằng cổ phiếu mới điều này càng làm cho phần lợi nhuận để lại tái đầu tư giảm. Theo kết quả kiểm định tác động của năng lực tài chính đến giá trị DN cho thấy tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư và giá trị DN có mối quan hệ cùng chiều, điều này cho thấy với việc sử dụng nợ vay cao như hiện nay có nghĩa các DN đang quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn mà bỏ qua mục tiêu phát triển phát triển bền vững ( khi quan tâm đúng mức đến nguồn vốn từ lợi nhuận để lại tái đầu tư sẽ gia tăng giá trị DN).

Thứ hai, khả năng sinh lời một số DNNYNXD chưa cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp, năng lực tài chính yếu kém, các dự án đầu tư chưa được được thẩm định chặt chẽ, chưa đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

Khả năng sinh lời của các DNNYNXD trong bảy năm nghiên cứu có nhiều biến động, mặc dù các chỉ tiêu này có tăng trong giai đoạn này nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Xét theo QMV, trong cả giai đoạn chỉ có duy nhất nhóm DNNYNXD từ 500 đến 1000 tỷ có mức tăng ổn định qua các năm mặc dù mức tăng chưa cao, còn lại nhóm DNNYNXD có QVM dưới 500 tỷ khả năng sinh lời thấp nhất trong nhóm, bên cạnh đó khả năng sinh lời thấp còn bao gồm nhóm DNNYNXD có trên 50% vốn góp của NN, nhóm DNXDCNNY. Điều này cho thấy công tác thẩm định, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án chưa tốt, nhiều công trình dự án chậm tiến độ thi công, quản lý và sử dụng vốn của các nhóm DN này còn rất hạn chế.

Thứ ba, khả năng đảm bảo an toàn tài chính thấp

Trong ba chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của DNNYNXD trong giai đoạn này là khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời thì chỉ có dấu hiệu tăng và ổn định tuy mức tăng còn không cao, còn khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán hiện thời thì thay đổi liên tục không ổn định trong cả giai đoạn. Với đặc thù của DNNYNXD là sử dụng quy mô vốn lớn nên tình hình khả năng thanh toán

như vậy sẽ gây bất lợi cho DN trong việc huy động vốn. Ngoài ra chỉ tiêu này còn là dấu hiệu cảnh báo cho các DNNYNXD những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà DN có thể trong tương lai. Với khả năng thanh toán như vậy nếu khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh thấp không bù đắp được cho những rủi ro xảy ra sẽ khiến DN mất khả năng thanh toán lâm vào tình trạng phá sản.

Thứ tư, Khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh những DNNYNXD thực hiện các biện pháp trích lập dự phòng, mua bảo hiểm công trình, dự án để bù đắp khi xảy ra rủi ro trong kinh doanh thì vẫn còn nhiều DN chưa chú trọng công tác này.

Hiện nay theo quy định cuả Bộ Tài chính, những khoản dự phòng được phép tính vào chi phí bao gồm: dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá công trình xây lắp. Tuy nhiên, những khoản trích lập này đa phần chỉ là khuyến khích thực hiện, không bắt buộc. Do đó trong thực tế, việc trích lâp các khoản dự phòng đối với DNNYNXD ít thực hiện hoặc khi thực hiện chỉ mang tính hình thức, không đúng với mục đích, ý nghĩa của nó. Thậm chí nhiều DN lợi dụng quy định này thực hiện trích lập dự phòng trong khi thực tế các khoản này ở doanh nghiệp không có để tính vào chi phí nhưng không hoàn nhập vào cuối năm chỉ để giảm thu nhập chịu thuế nhằm trốn thuế TNDN. Số DNNYNXD mua bảo hiểm để phòng những rủi ro trong sản xuất kinh doanh, rủi ro về thiên tai…vẫn còn quá ít. Rất nhiều DNNYNXD dù đủ điều kiện trích lập nhưng muốn tận dụng phần trích lập này để đầu tư nên không muốn trích lập. Chính vì các DNNYNXD ít quan tâm đến trích lập dự phòng, đến mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro xảy ra nên khi rủi ro xảy ra khả năng chống đỡ của DN cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, nhiều DN phải đối mặt với nguy cơ giải thể, phá sản…

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: Điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế vẫn luôn là một trở lại lớn nhất đối với các DN nói chung và các DNNYNXD nói riêng. Cơ sở hạ tầng yếu kém kéo theo các chi phí trung gian như chi phí vận chuyển, điện nước…tăng cao gây bất lợi cho DN. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở hạ tầng không đủ cho DN dự trữ các nguyên vật liệu, nên thường phải thu mua từ các cơ sở đại lý làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến đầu ra của DN.

Một số chính sách Nhà nước còn nhiều bất cập: điển hình như chính sách thuế: nội dung một số sắc thuế còn phức tạp, thiếu tính ổn định, một số quy định không rõ ràng, một số sắc thuế chưa khuyến khích DN nói chung, DNNYNXD nói riêng giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng vốn chủ sở hữu qua đó nâng cao năng lực tài chính của DN. Mặc dù đã theo lộ trình cắt giảm dần thuế TNDN xuống 20% nhằm giúp DN có thêm nguồn lực tài chính, từ đó có điều kiện bổ sung vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính từ nguồn lợi nhuận để lại. Tuy nhiên mức thuế này vẫn được đánh giá là khá cao, bên cạnh đó chính sách này cũng chưa khuyến khích các DN sử dụng lợi nhuận để lại để tăng vốn chủ sở hữu hoặc sử dụng các biện pháp khác để tăng vốn chủ sở hữu. Luật thuế TNDN còn cho phép DN được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế để lập Quỹ phát triển khoa học – công nghệ, tỷ lệ 10% trên lợi nhuận là quá nhỏ để DNNYNXD có thể đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Luật thuế GTGT là áp dụng các mức thuế đồng đều, không phân biệt các DN có quy mô khác nhau. Điều này chưa khuyến khích các DNNYNXD giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho các DNNYNXD.[1]

Bên cạnh đó các chính sách liên tục được điều chỉnh và đổi mới nhưng do tính chất của các chính sách kinh tế vĩ mô đều có độ trễ dài nên chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên

Do Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Thời tiết bất thường và khắc nghiệt liên tiếp xảy ra như mưa, bão lũ...Bên cạnh đó các DNNYNXD chủ yếu thực hiện các công trình ở ngoài trời do đó những biến động bất thường của thời tiết làm gián đoạn tiến độ như mưa kéo dài, sụt lún, cộng đồng dân cư phản đối tất yếu phát sinh chi phí khắc phục hậu quả. Nhiều công trình đặc biệt là những công trình hạ tầng (đường, cầu...) chịu ảnh hưởng của mưa kéo dài làm không thể thi công trong khi lực lượng lao động vẫn sinh hoạt tại công trường (tốn kém chi phí).

Không những thế chính đặc điểm bất lợi của điều kiện tự nhiên cũng khiến hoạt động xây dựng mang tính mùa vụ thường diễn ra sôi nổi nhất vào mùa khô hoặc giai đoạn nông nhàn.

Ảnh hưởng của lạm phát và sự biến động của tỷ giá làm tăng giá cả yếu tố đầu vào

Do ảnh hưởng của lạm phát đã làm ảnh hưởng giá cả của tất cả các hàng hoá và dịch vụ trong đó có giá chi phí đầu vào của mọi DN trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính phủ thực hiện nguyên tắc thị trường với giá than, điều chỉnh định kỳ giá điện và tăng lương tối thiểu cho người lao động. Sự điều chỉnh này đã tác động đến giá cả các yếu tố đầu vào của DNNYNXD như giá xi măng, sắt, thép, cát, đá, sỏi...Ngoài ra sự biến động của tỷ giá hối đoái đã làm gia tăng chi phí vật tư nhập khẩu, trang thiết bị, máy thi công nhập khẩu. Điều này làm kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí của DNNYNXD không như mong muốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực tài chính.

Thị trường chứng khoán nhiều biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho DNNYNXD

TTCK là một trong những kênh huy động vốn chính của các DNNYNXD sau kênh vay vốn của hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên TTCK giảm nhiệt, giá chứng khoán tụt dốc hàng loạt gây ảnh hưởng lớn cho các DNNYNXD. Ngoài

ra, TTCK Việt Nam thiếu đa dạng về các loại hình chứng khoán do chủ yếu giao dịch cổ phiếu trong khi các loại hình chứng khoán khác như: trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán phái sinh,...ít được quan tâm do đó làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp.

b. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đã phân tích ở trên, còn có những nguyên nhân chủ quan tác động đến năng lực tài chính của các DNNYNXD như:

Một là, Nhiều DN chưa quân tâm đúng mức đến công tác tạo lập và huy động vốn một cách khoa học, chưa có chiến lược huy động vốn cụ thể, chưa tính đến những biến động của thị trường trong nước và quốc tế dẫn tới việc dự trù vốn không sát thực tế dẫn tới tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình, dự án. Bên cạnh đó, nhiều DN chưa quan tâm đến xây dựng hình ảnh, tạo vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường giúp DN nâng cao khả năng tiếp cận những nguồn vốn huy động khác nhau ( phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng nhà cung cấp, thuê tài chính…)

Hai là, Chưa chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị và khoa học công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động. Nhiều DNNYNXD có trang thiết bị máy móc lạc hậu, hết khấu hao vẫn tiếp tục sử dụng mà chưa thanh lý, nâng cấp. Nguyên nhân sâu xa của điều này là do việc tiếp cận trang thiết bị, máy xây dựng hiện tại của các DNNYNXD Việt Nam còn hạn chế do giá thành các loại máy móc này thường rất cao do vậy các DN thường chủ yếu nhập khẩu máy cũ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi chưa có đủ nguồn lực để đầu tư máy mới từ các quốc gia phát triển.Ngoài ra, các DNNYNXD chưa chú trọng đầu tư vào khoa học công nghệ. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh chỉ diễn ra ở các DNNYNXD quy mô lớn mà chưa mở rộng ở các DNNYNXD khác.

Ba là, Một số DN chưa chú trọng đến công tác phân tích tài chính của DN. Đây là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình

hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Phân tích tài chính DN có vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính DN, được nhiều đối tượng quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng. Tuy nhiên một số DN không quan tâm đúng mức đến công tác này dẫn tới không phát hiện kịp thời hoặc khó phát hiện những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính DN, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm giá trị của DN trên thị trường và từđó không kịp đưa ra những giải pháp khắc phục và điều chỉnh.

Bốn là, Công tác quản trị vốn bằng tiền,công nợ phải thu, hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa tốt.

Các DNNYNXD xác định nhu cầu vốn cho các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh chưa hợp lý. Trong quản trị vốn bằng tiền, do lập kế hoạch tiền mặt tồn quỹ không chuẩn xác nên một số DN tồn quỹ khá lớn gây lãng phí vốn và một số DN thì lập kế hoạch tiền mặt tồn quỹ thấp lại gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Nhiều DN chỉ thực hiện kiểm tra quỹ tiền mặt khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 6 tháng hoặc 1 năm một lần chưa có kế hoạch kiểm kê hàng ngày để nắm bắt kịp thời tình hình quỹ tiền mặt hiện có, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch dự báo dòng tiền điều này làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của DN.

Đối với công tác quản lý nợ phải thu hiện nay được quản lý tốt hơn nhờ sử dụng phần mềm kế toán hiện đại thay cho phương pháp ghi chép truyền thống. Một vài DNNYNXD đã tiến hành đối chiếu công nợ theo tháng, quý, năm với các khách hàng lớn hoặc việc xác nhận công nợ theo yêu cầu của kiểm toán báo cáo tài chính. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số DN thực hiện công tác này chưa tốt như việc kiểm soát nợ phải thu còn mang nhiều tính hình thức như chưa đôn đốc hay cử cán bộ đến cơ quan khách hàng đối chiếu công nợ và thu tiền bán hàng, không tiến hành phân loại nợ, nhiều khoản nợ xấu khó đòi trong khi các DN này chưa chú trọng đến công tác trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi điều này là một trong những nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng việt nam (Trang 171 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(303 trang)