Nhận định khoảng trống lý thuyết của luận án

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP

1.3 Nhận định khoảng trống lý thuyết của luận án

Việc xem xét tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới ý định khởi nghiệp trên cho thấy xu thế tiếp cận ý định khởi nghiệp dựa trên đặc điểm tính cách cá nhân không được sử dụng do không mang lại kết quả thực nghiệm cao. Phương pháp tiếp cận dựa trên đặc điểm nhân khẩu, xã hội học được nhận định có tính khả thi, nhưng chỉ ở mức đóng góp bổ trợ cho các phương pháp khác nhằm mang lại cái nhìn tổng quan hơn về ý định khởi nghiệp. Xu thế áp dụng nghiên cứu ý định khởi nghiệp dựa trên hành vi thông qua các mô hình ý định được các học giả áp dụng phổ biến hiện nay. Trong các mô hình ý định, Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB của Ajzen được đánh giá có tính áp dụng nhất.

Do vậy luận án lựa chọn nghiên cứu các yếu tố tác động dựa trên cách tiếp cận hành vi và xem xét tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam thông qua áp dụng TPB là khung mô hình lý thuyết. Mặc dù trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu áp dụng TPB làm mô hình nền tảng nhưng cách tiếp cận trước đây vẫn còn một số khoảng trống cần giải quyết:

13

Thứ nhất, tác động của các tiền tố trong TPB đến ý định khởi nghiệp cá nhân là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Kết quả áp dụng TPB ở các nghiên cứu đương đại cho thấy sự ổn định của yếu tố

“thái độ đối với khởi nghiệp” và “nhận thức kiểm soát hành vi” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Ngược lại, mối quan hệ giữa “chuẩn chủ quan” và “ý định khởi nghiệp” không cho kết quả đồng nhất. Như vậy, kiểm định lại mối quan hệ này có vai trò quan trọng trong việc khẳng định tính giá trị và khái quát hóa của lý thuyết.

Thứ hai, việc luận án sử dụng TPB làm nền tảng xây dựng mô hình của luận án được coi là có tính mới áp dụng trong môi trường nghiên cứu ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu áp dụng TPB phần lớn được thực hiện ở các nước phát triển nơi ý định khởi nghiệp của các cá nhân thường xuất phát do như cầu, sở thích và nhằm nâng cao thu nhập [91]. Ngược lại, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam, ý định khởi nghiệp thường khởi phát như một lựa chọn duy nhất để tồn tại và để duy trì thu nhập sống [73]. Do vậy mà kết quả nghiên cứu ở các nước phát triển không thể áp dụng tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển núi chung. Nghiờn cứu của Liủỏn & Chen khẳng định mức độ tỏc động của cỏc tiền tố tới ý định khởi nghiệp là khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau, các môi trường sống khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Điều này cho thấy không thể đồng nhất các kết quả nghiên cứu trên các lãnh địa khác nhau. Cần thiết phải có các nghiên cứu kiểm chứng các tiền tố của TPB áp dụng riêng cho thị trường Việt Nam [154]. Đồng tình với quan điểm trên, nghiên cứu do Zhang & Yang phát biểu mặc dù các yếu tố trong mô hình lý giải khoảng 50% biến ý định nhưng mức độ tác động của từng yếu tố thay đổi qua các bối cảnh khác nhau mà nghiên cứu diễn ra [230]. Bối cảnh nghiên cứu của luận án ở Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đây được coi là môi trường nghiên cứu khá mới mẻ khi mà phần lớn các nghiên cứu về mảng đề tài này đều tập trung ở các nước phát triển với nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và trình độ khoa học công nghệ cao phát triển.

Thứ ba, phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam khi áp dụng TPB chỉ xem xét 03 tiền tố tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp. Mặc dù nhiều nghiên cứu tại Việt cũng được xây dựng dựa trên TPB nhưng do những hạn chế về phương pháp nên các tác giả chuyển những quan hệ gián tiếp trong mô hình TPB thành quan hệ trực tiếp mà thiếu các bằng chứng về cơ chế quan hệ trực tiếp. Tuy nhiên mô hình nghiên cứu của luận án còn xem xét các nhóm biến tác động gián tiếp tới ý định khởi nghiệp thông qua 03 tiền tố trực tiếp của TPB. Đồng thời, mô hình nghiên cứu của luận án còn bổ sung một biến độc lập (cảm nhận về may mắn) và hai biến điều khiển (đặc trưng nhân khẩu học, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp) vào mô hình nghiên cứu với mong muốn đem lại đánh giá đầy đủ hơn, chính xác hơn về động cơ hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu của tác giả Koe khẳng định việc đưa thêm các biến khả dĩ khác vào mô hình có thể đem lại tính chính xác cao hơn trong việc dự đoán ý định bởi xu hướng hành động không chỉ phụ thuộc duy nhất vào các yếu tố cảm nhận của cá nhân với hành vi khởi nghiệp hay ý kiến của những người xung quanh [139]. Trên thực tế, TPB chỉ lý giải được từ 30% tới 50% ý định khởi nghiệp [140] [154]. Ngay cả cha đẻ của TPB cũng khuyên các nhà nghiên cứu nên xem xét đưa thêm các biến khả thi vào mô hình nghiên cứu. Do đó, các học giả đương đại có xu hướng áp dụng ba tiền tố của TPB để xem xét ý định khởi nghiệp, đồng thời đưa thêm một số biến tác động khác vào mô hình với mong muốn đem lại một đánh giá ý định chính xác hơn, phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu.

14

Thứ tư, trên thế giới và ở Việt nam, các nghiên cứu tập trung vào vấn đề nghiên cứu ý định khởi nghiệp trong sinh viên, trong đó đặc biệt chuyên sâu tới ý định khởi nghiệp của riêng sinh viên khối ngành kỹ thuật trên phạm vi một quốc gia còn chưa nhiều, và nếu có cũng còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Thảo đã đề cập tới vấn đề ý định khởi nghiệp nhưng đối tượng nghiên cứu lại không phải là sinh viên [14]. Nhóm tác giả Trần Phương lại tiếp cận đối tượng nghiên cứu là ý định chia sẻ tri thức của bác sĩ trong bệnh viện [43]. Gần đây, có một số nhóm tác giả đã tiếp cận gần hơn tới vấn đề ý định khởi nghiệp của sinh viên như nhóm tác giả thuộc trường Đại học Cần Thơ nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ bó hẹp ở sinh viên khối ngành kinh tế của một trường đại học (Đại học Cần Thơ) [38]. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ được thực hiện trên đối tượng sinh viên nhưng chưa có sự chuyên sâu vào khối ngành kỹ thuật và chỉ được thực hiện trên phạm vi địa lý nhỏ là TP Hà Nội [34] . Do đó, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp để từ đó xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động khởi nghiệp, thắp lửa tinh thần doanh nhân và tạo dựng nền tảng văn hoá doanh nhân ở sinh viên đại học khối ngành kĩ thuật trên bình diện cả nước còn gặp nhiều khó khăn và có tính tự phát.

Thứ năm, hình thức khởi nghiệp mà các nghiên cứu tại Việt Nam đề cập mang tính chung chung, chưa chú trọng tới hình thức khởi nghiệp sáng tạo trong đó nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật được coi là nhóm đối tượng có tiềm năng hơn cả. Đây cũng chính là nhóm doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xứng đáng là nhóm nhận được sự quan tâm và các biện pháp hỗ trợ phát triển từ phía Nhà nước cũng như xã hội, từ đó thúc đẩy việc hình thành và phát triển một thế hệ startup Việt Nam mới, góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo nền kinh tế trong tương lai gần.

Bên cạnh sáu yếu tố nhận thức cá nhân tác động trực tiếp và gián tiếp tới ý định khởi nghiệp theo Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB, luận án còn xem xét bổ sung vào mô hình nghiên cứu 01 biến phụ thuộc là Cảm nhận về may mắn và 02 biến điều khiển thuộc môi trường bên ngoài là Đặc trưng nhân khẩu học và Các chương trình đào tạo khởi nghiệp trong trường đại học với mong muốn có một cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp cá nhân và phù hợp với môi trường nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận án. Đây cũng chính là một trong những nét mới của luận án so với các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.

Trên cở đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của 7 yếu tố nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp, luận án sẽ xem xét đâu là những yếu tố có tác động nhiều nhất và hình thức tác động (trực tiếp/gián tiếp). Chưa dừng lại ở đó, luận án còn xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của 7 yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp ở các nhóm sinh viên khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học, và kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp. Kết quả phân tích hai vấn đề trên sẽ giúp luận án đề xuất giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam để nuôi dưỡng và hiện thực hoá ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên, từ đó hình thành văn hóa khởi nghiệp để tạo ra cộng động, mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo năng động, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)