CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM
4.2 Thiết kế nghiên cứu
4.2.2 Thiết lập thang đo các nhân tố trong mô hình
Các thang đo cho từng nhân tố trong mô hình được phát triển dựa vào các thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây về ý định khởi nghiệp và tiến hành đánh giá, bổ sung, hiệu chỉnh, phỏng vấn thử nghiệm để đánh giá tinh tin cậy trước khi có được bảng hỏi cuối cùng. Các bước thực hiện việc phát triển thang đo như sau:
Hình 4.3: Chu trình phát triển thang đo (câu hỏi) nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu sinh đề xuất)
Trong đó:
Bước 1: Đánh giá và bổ sung thang do. Các thang đo được tham khảo từ các nghiên cứu trước đây về khởi nghiệp cho từng nhân tố trong mô hình nghiệp: [145] [82] [64] [155] [153]
[140] [136] 2002; [124]. Các câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và được tiến hành Đánh giá và bổ sung thang đo
Hoàn thiện cuối cùng
Hiệu chỉnh ngữ nghĩa
Đánh giá sơ bộ
77
thông qua một thảo luận với 10 chuyên gia là những nhà nghiên cứu am hiểu về hoạt động khởi nghiệp để tiến hành đánh giá và bổ sung những khía cạnh quan trọng của từng nhân tố trong mô hình. Kết thúc bước này nghiên cứu sinh thu được một bộ bảng câu hỏi nháp ban đầu phục vụ cho việc đánh giá ngữ nghĩa bởi các đối tượng điều tra tiềm năng.
Bước 2:Hiệu chỉnh ngữ nghĩa, các thang đo sau khi được đánh giá về mức độ quan trọng và bổ sung thêm những khía cạnh cần thiết sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh về mặt ngữ nghĩa. Nghiên cứu sinh sử dụng thảo luận tay đôi với 20 sinh viên tại Đại học Bách Khoa Hà Nội để đánh giá về từng khía cạnh đưa ra để đo lường các nhân tố trong mô hình. Các khía cạnh đo lường đưa ra ở bảng hỏi nháp sẽ được đánh giá về tính dễ hiểu, cách trình bày và tính khả thi khi tiến hành điều tra. Kết thúc bước này nghiên cứu sinh thu được một bảng hỏi phục vụ cho việc phỏng vấn thử nghiệm đánh giá sơ bộ tính tin cậy của các thang đo đã xây dựng.
Bước 3:Phỏng vấn thử nghiệm: Sau khi nghiên cứu sinh tiến hành hiệu chỉnh ngữ nghĩa và cách diễn đạt để có bảng hỏi nháp ban đầu, bảng hỏi ban đầu sẽ được tiến hành đánh giá sơ bộ thông qua điều tra thử nghiệm ở quy mô nhỏ với 350 sinh viên tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Thông qua đánh giá sơ bộ nghiên cứu sinh tiến hành hiệu chỉnh và loại đi những thang đo không đảm bảo tính tin cậy.
Bước 4: Hoàn thiện cuối cùng: Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ tính tin cậy của các thang đo thông qua đánh giá sơ bộ, các thang đo tiếp tục được hiệu chỉnh và loại đi những biến quan sát không cần thiết, không đảm bảo tính tin cậy để thu được bộ câu hỏi cuối cùng cho điều tra chính thức.
Bộ 41 thang đo 08 nhân tố cho điều tra thu được cho vòng điều tra sơ bộ (Mẫu nghiên cứu n =302) như Bảng 4.4:
Bảng 4.4: Bộ thang đo điều tra sơ bộ
Mã hóa Nội dung câu hỏi Nguồn
Giá trị mong đợi của cá nhân (EXP - Expected Values)
EXP1 Bạn biết cách phát triển một dự án khởi nghiệp sáng tạo
[145]
EXP2 Bạn đã chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo EXP3 Nếu cố gắng thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, bạn nghĩ là
mình sẽ thành công
EXP4 Bạn nghĩ rằng mình là người có khả năng nhận biết cơ hội
EXP5 Bạn nghĩ rằng mình là người có kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
Thái độ với việc khởi nghiệp (ATT – Attitude to Entrepreneurship)
ATT1 Bạn luôn hứng thú để trở thành một doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
[145]
[66]
[64]
[155]
ATT2 Nếu có cơ hội và nguồn lực (tài chính, mối quan hệ…) bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
ATT3 Nếu được lựa chọn, bạn mong muốn trở thành một doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
ATT4 Bạn sẽ hài lòng nếu trở thành một doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo ATT5 Với bạn, trở thành một doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo đem lại nhiều lợi
ích hơn bất lợi
78
Mã hóa Nội dung câu hỏi Nguồn
Niềm tin về chuẩn mực xã hội (BEL - Normative Beliefs)
BEL1 Bạn bè sẽ ủng hộ ý tưởng thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của bạn
[145]
[155]
[64]
BEL2 Những người trong gia đình sẽ ủng hộ ý tưởng thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của bạn
BEL3 Những giáo viên đại học sẽ ủng hộ ý tưởng thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của bạn
BEL4 Những người xung quanh bạn cho rằng có ý tưởng trở thành một doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo là đáng ngưỡng mộ.
Chuẩn chủ quan (SUB - Subjective Norms)
SUB1 Tại trường đại học của bạn mọi người được khuyến khích chủ động theo đuổi ý tưởng của bản thân
[145]
[64]
[153]
[140]
SUB2 Tại trường đại học, bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người có ý tưởng tốt để khởi nghiệp sáng tạo
SUB3 Bạn nghĩ rằng việc khởi nghiệp là có thể đào tạo được.
SUB4 Bạn biết nhiều người tại trường của mình đã khởi nghiệp thành công.
SUB5 Tại trường của bạn có nhiều hoạt động hỗ trợ để sinh viên có thể tạo lập một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Cảm nhận về năng lực bản thân (SEF - Perceived Self Efficacy)
SEF1 Bạn cảm thấy việc thành lập một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là khá dễ dàng
[145]
[64]
[136]
[155]
SEF2 Bạn cho rằng để vận hành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là không quá khó khăn
SEF3 Bạn nghĩ rằng mình có khả năng kiểm soát việc tạo lập một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
SEF4 Bạn nghĩ rằng việc khởi nghiệp có nhiều cơ hội phát triển hơn
SEF5 Bạn nghĩ rằng mình biết những việc cần thiết để tạo lập một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
SEF6 Bạn cho rằng chỉ có những biến cố bất ngờ mới làm bạn không tạo lập một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
SEF7 Bạn nghĩ rằng việc phát triển một ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo khá dễ dàng
Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC – Perceived Behavioral Control)
PBC1 Nếu bạn khởi nghiệp thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của bạn có khả
năng tồn tại và phát triển [154]
[145]
[153]
PBC2 Bạn nghĩ rằng nếu khởi nghiệp sáng tạo thì doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn có khả năng thành công cao
79
Mã hóa Nội dung câu hỏi Nguồn
PBC3 Bạn nghĩ rằng mình có đủ tố chất để trở thành doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
PBC4 Bạn nghĩ rằng kiến thức và kinh nghiệm được học kích thích bạn trở thành một doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
PBC5 Bạn có một mạng lưới quan hệ để có thể hỗ trợ khi bạn khởi nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
PBC6 Bạn có thể tiếp cận các thông tin hỗ trợ tạo lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dễ dàng
Cảm nhận về may mắn (LOC - Locus of Control)
LOC1 Bạn cho rằng thành công trong cuộc sống không dựa vào khả năng của bạn
[153]
[124]
LOC2 Bạn nghĩ rằng cuộc sống của mình hầu hết được định sẵn bởi những người có quyền lực
LOC3 Bạn nghĩ là những thành công của bạn chủ yếu là do may mắn LOC4 Bạn nghĩ thành công trong khởi nghiệp chủ yếu là do may mắn Ý định khởi nghiệp (INT - Entrepreneurship Intention)
INT1 Bạn sẵn sàng làm mọi thứ để trở thành doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
[155]
[145]
INT2 Mục tiêu của bạn là trở thành một doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
INT3 Bạn sẽ cố gắng hết sức để tạo lập và duy trì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của mình
INT4 Bạn xác định sẽ tạo lập một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong tương lai gần (ví dụ: ngay sau khi ra trường )
INT5 Bạn có ý chí lớn về việc khởi nghiệp của riêng mình
(Nguồn: NCS đề xuất dựa trên thang đo sử dụng trong công trình nghiên cứu của tác giả khác) Loại thang đo được sử dụng cho đo lường các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm. Đây là loại thang đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu hành vi xã hội học. Mặc dù về nguyên tắc, cách chọn thang đo nhiều mức độ đánh giá hơn (thang đo Likert 7 hoặc 9 điểm) sẽ làm các đo lường càng chính xác. Tuy nhiên với một số ngôn ngữ như tiếng Việt, việc sử dụng thang đo quá nhiều mức độ đánh giá thường gây nhầm lẫn cho người trả lời (ví dụ đối với thang đo Likert 7 điểm hai mục 3 - Không đồng ý một phần và 5 – Đồng ý một phần rất dễ nhầm lẫn cho người trả lời).
Do đó trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh lựa chọn thang đo Likert 5 điểm. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử đụng một câu hỏi mở để sinh viên lựa chọn tối đa ba khó khăn mà họ nghĩ sẽ gặp phải nếu thực hiện các hoạt động khởi nghiệp. Đối với các biến phân loại khác như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, có tham gia chương trình đào tạo khởi nghiệp chưa, thông tin chi tiết về chương trình ... được đo lường bằng các thang đo định danh hoặc thang đo thứ bậc phụ
80
thuộc vào bản chất của dạng dữ liệu phản ánh chúng. Phiếu điều tra được xây dựng như trong Phụ lục 1 của luận án.