Căn cứ xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM

4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

4.1.1 Căn cứ xây dựng mô hình

Từ những nghiên cứu tổng hợp về các vấn đề xung quanh lĩnh vực khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp, có thể khẳng định quyết định trở thành một doanh nhân và tạo ra một doanh nghiệp mới là một quyết định có chủ ý và có ý thức; đòi hỏi thời gian, lập kế hoạch cẩn thận và mức độ xử lý nhận thức cao [227]. Do đó, một quyết định về khởi nghiệp được coi là một hành vi có kế hoạchvà có thể được giải thích bằng các mô hình ý định. Việc nghiên cứu hiện tượng doanh nhân và ý định khởi nghiệp cá nhân dựa trên các mô hình ý định được coi là một cách tiếp cận thích hợp để phân tích vấn đề thành lập liên doanh mới [231].

Với các mô hình ý định khởi nghiệp về nhóm các yếu tố tác động bên trong cá nhân đã đề cập ở cuối chương 2, có thể khái quát rằng hầu hết các tác giả đều tập trung vào yếu tố cá nhân trước khi tiến hành hoạt động khởi nghiệp. Chỉ riêng học giả Ajzen xây dựng Lý thuyết hành vi có kế hoạch đã xem xét cả các yếu tố nhận thức cá nhân kết hợp với yếu tố nhận thức xã hội nhằm dự đoán ý định và hành vi của con người trước các quyết định quan trọng [56]. Đây được xem là công cụ hữu ích để nghiên cứu về ý định khởi nghiệp [143]. Nghiên cứu của Kolvereid khẳng định khung lý thuyết do Azjen xây dựng là mô hình hoàn chỉnh nhất để lý giải hay dự đoán ý định khởi nghiệp [140]. Ở TPB, quan điểm cá nhân, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và ý định hành động kết hợp một cách hoàn hảo để dự đoán hành vi. Nghiên cứu của nhóm tác giả Walker đưa ra ba lý do chứng minh TPB hoàn toàn phù hợp khi nghiên cứu về vấn đề khởi nghiệp:

(1) Khởi nghiệp là hành vi có kế hoạch và dự định, không ai phát sinh hành vi khởi nghiệp trong chốc lát.

(2) Vai trò của quan điểm không chính thức trong xã hội được đề cập trong TPB dưới tiền tố chuẩn chủ quan, đây được xem là biến độc lập ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp nhiều hơn so với khái niệm về văn hoá chung chung ở các nghiên cứu khác.

(3) Lý thuyết đã được kiểm nghiệm và cho thấy tính khả thi khi áp dụng ở rất nhiều hành vi khác ngoài khởi nghiệp [222].

Do đó, mô hình nghiên cứu trong luận án này cũng xem xét phát triển dựa vào nền tảng từ Lý thuyết hành vi có kế hoạch và các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học.

Tuy nhiên thông qua trao đổi với các chuyên gia giảng dạy và phát triển chính sách khởi nghiệp ở các trường đại học khối ngành kỹ thuật Việt Nam, có một yếu tố cảm nhận cá nhân có khả năng ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp là cảm nhận về may mắn bên cạnh các yếu tố cảm nhận bên trong cá nhân do TPB phát triển. Theo các chuyên gia, cảm nhận về may mắn được phát triển dựa trên thuyết nhận thức cá nhân mang tên Tâm điểm của kiểm soát (Locus of Control) về nguyên do những gì xảy đến với một cá nhân là do chính bản thân hay do những yếu tố bên ngoài.

Theo nghiên cứu [193], tâm điểm kiểm soát được chia làm 2 loại: Cá nhân có định hướng kiểm

65

soát nội tại tin rằng những gì đến với mình chủ yếu do nội lực của bản thân đem lại và tin tưởng khả năng kiểm soát được những gì đến với mình. Ngược lại, cá nhân có định hướng kiểm soát ngoại lực lại tin rằng mọi thứ đến với cá nhân trong cuộc sống là kết quả của may mắn, cơ hội, hay do người khác và những sự việc bên ngoài; do đó họ thấy mình ít có khả năng kiểm soát được số phận. Như vậy, cá nhân không tin vào may mắn và khẳng định chính mình mới là nhân tố quyết định vận mệnh của bản thân có xu hướng tin tưởng vào năng lực kiểm soát hành vi khởi nghiệp;

ngược lại cá nhân có cảm nhận về may mắn càng cao thì cảm nhận về năng lực kiểm soát hành vi khởi nghiệp càng thấp [171]. Cá nhân có xu hướng trông chờ vào vận may rủi hay có niềm tin cao đối với các tác động cơ hội từ bên ngoài như sự may mắn, thế lực bên ngoài sẽ có xu hướng không tin tưởng vào khả năng của bản thân cũng như mức độ kiểm soát hành vi của bản thân (mức độ kiểm soát hành vi thấp), từ đó dẫn đến xu hướng né tránh các hành động đỏi hỏi sự kiên trì và diễn ra trong thời gian dài, lập kế hoạch cụ thể như khởi nghiệp (ý định khởi nghiệp không cao) [94] . Nhận thức của cá nhân về khả năng thành công trong công việc, tính chủ động hay quan niệm về tính may mắn, rủi ro ảnh hưởng tới kết quả là phần quan trọng cấu thành trực tiếp nên nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi của bản thân, từ đó tác động gián tiếp tới ý định khởi nghiệp [230]

[204]. Hơn nữa, Việt Nam thuộc nhóm văn hóa Á đông với quan niệm “buôn may bán đắt”, các kết quả kinh doanh đều gắn liền với quan niệm may mắn đem lại [33]. Tuy nhiên theo các chuyên gia, khởi nghiệp là hành động kinh doanh nhưng thuộc nhóm kinh doanh đặc biệt. Trong khởi nghiệp, sẽ không có chỗ cho may mắn mà phải hoàn toàn dựa vào sự cố gắng, nỗ lực và kiến thức, kinh nghiệm của doanh nhân khởi nghiệp. Do đó, việc đưa thêm yếu tố “Cảm nhận về may mắn”

vào mô hình đề xuất của luận án để xem xét liệu quan điểm về may mắn hay số phận có làm giảm sự tự tin về khả năng thực hiện hành vi khởi nghiệp, từ đó giảm ý định khởi nghiệp của sinh viên có thể được xem là phù hợp.

Với các mô hình xem xét nhóm yếu tố tác động bên ngoài cá nhân, ý định khởi nghiệp còn được đặt trong mối quan hệ ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tài chính, đặc trưng nhân khẩu học cá nhân hay môi trường giáo dục. Tuy nhiên những vấn đề này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án vì lý do sau: Bối cảnh kinh tế – chính trị – văn hóa có tác động rất lớn tới ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân. Nhưng để đo lường tác động của nhóm yếu tố này tới ý định khởi nghiệp của sinh viên thì lại cần đến các khách thể nghiên cứu khác tham gia vào luận án như những đơn vị phát triển chính sách về khởi nghiệp, gây phức tạp và khó định lượng do khách thể của nghiên cứu quá phức tạp. Cũng tương tự như vậy với yếu tố điều kiện tài chính và các yếu tố bên ngoài cá nhân khác. Hơn nữa, như đã luận giải ở phần đầu của luận án, vì khởi nghiệp là một hành trình đi từ ý thức đến hành động nên các yếu tố nhận thức bên trong cá nhân đóng vai trò tiên quyết trong hành trình này [124] [135]. Nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới ở các môi trường khác nhau cho thấy mặc dù có được sự hỗ trợ đầy đủ và thuận lợi của môi trường xung quanh nhưng hành vi khởi nghiệp vẫn khó diễn ra nếu thiếu đi các yếu tố nhận thức bên trong cá nhân [124].

Chính vì vậy, mô hình đề xuất của luận án chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động mang tính cảm nhận bên trong cá nhân về khởi nghiệp mà bỏ qua các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài tới ý định khởi nghiệp như bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tài chính . Tuy nhiên có hai yếu tố thuộc môi trường bên ngoài được đưa vào khung phân tích dưới dạng các biến điều khiển nhằm xem xét có sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố cảm nhận cá nhân tới ý định khởi nghiệp ở các nhóm sinh viên khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, về kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp: (1) những yếu tố về đặc trưng nhân

66

khẩu như đặc trưng về giới tính, xuất thân gia đình, khu vực sinh sống của gia đình, nghề nghiệp chính của gia đình, mức độ tham gia trào nghiên cứu khoa học, mức độ làm thêm và (2) có kiến thức nhất định về việc khởi nghiệp như tham gia cuộc thi, khóa học, hội thảo, câu lạc bộ về khởi nghiệp.

Theo quan điểm của [123], các mô hình về ý định phải được cải thiện thông qua việc đưa thêm các biến đa dạng để dự đoán ý định của một cá nhân. Nhóm tác giả lập luận ý định là một trạng thái tâm lý mà trạng thái tâm lý của một cá nhân trong cộng đồng luôn chịu sự chi phối của các đặc trưng nhân khẩu cá nhân. Ngay cả nhà nghiên cứu Azjen sau này đã mở rộng mô hình của mình bằng việc đưa thêm một số biến mới bao gồm cả biến về đặc trưng nhân khẩu học và biến cá nhân. Ngay từ rất sớm, Shapero (1982) và Bird (1989) cũng khẳng định vai trò của nhóm biến thuộc đặc trưng nhân khẩu tới quá trình hình thành ý định khởi nghiệp [181] . Bên cạnh đó, do đối tượng nghiên cứu của luận án là ý định khởi nghiệp của sinh viên là những cá nhân còn đang ngồi trên ghế các trường đại học, do vậy các chương trình đào tạo nói chung và đào tạo về khởi nghiệp nói riêng có tác động rất lớn tới nhận thức, tâm lý và kế hoạch hành động cũng như xu hướng lựa chọn việc làm. Xuất phát từ những luận điểm này, luận án sẽ xem xét có sự khác biệt về mức độ tác động của các biến độc lập trong mô hình tới biến phụ thuộc ý định khởi nghiệp ở các nhóm sinh viên khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, về kiến thức khởi nghiệp hay không.

Trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm phù hợp với đối tượng và phạm vị nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận án đề xuất khung mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

• Dựa vào mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB: hình thành 06 yếu tố tác động mang tính nhận thức cá nhân gồm Giá trị mong đợi của cá nhân, Thái độ đối với việc khởi nghiệp, Niềm tin về các chuẩn mực xã hội, Chuẩn chủ quan, Cảm nhận về năng lực bản thân, Nhận thức kiểm soát hành vi cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố này.

• Dựa vào ý kiến của các chuyên gia, thực tế văn hóa kinh doanh “buôn may bán đắt” ở Việt Nam và lý thuyết về Tâm điểm kiểm soát: hình thành 01 yếu tố tác động mang tính nhận thức cá nhân là Cảm nhận về may mắn cũng như mối quan hệ giữa Cảm nhận về may mắn với Tính khả thi cảm nhận và Ý định khởi nghiệp.

• Dựa vào mô hình Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của Bird: hình thành 01 biến điều khiển:

Đặc trưng nhân khẩu học nhằm xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của các biến cảm nhận cá nhân tới ý định khởi nghiệp ở các nhóm sinh viên khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học.

• Dựa vào mô hình Ý định khởi nghiệp của Lüthje & Franke: hình thành 01 biến điều khiển:

Các chương trình đào tạo khởi nghiệp học nhằm xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của các biến nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp ở các nhóm sinh viên khác nhau về kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp.

Khung mô hình nghiên cứu đề xuất như Hình 4.1:

67

Hình 4.1: Khung mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)