Một số mô hình hiệu quả nâng cao ý định khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên khối ngàn h kỹ thuật tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT

3.3 Ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam

3.3.3 Một số mô hình hiệu quả nâng cao ý định khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên khối ngàn h kỹ thuật tại Việt Nam

Trong nghiên nghiên cứu này, luận án tập trung tìm hiểu các hoạt động hỗ trợ nâng cao ý định khởi nghiệp sáng tạo và kết quả hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên tại hai trường đại học kỹ thuật trọng điểm của cả nước, đồng thời là đại diện cho khu vực địa lý phía Bắc - phía Nam là: Trường đại học Bách Khoa Hà Nội và trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là hai trường đào tạo số lượng sinh viên khối ngành kỹ thuật lớn nhất cả nước, chiếm 50% số lượng sinh viên khối ngành kỹ thuật trên toàn quốc. Nhiều khảo sát gần đây cho thấy, đây cũng là hai trường đại học có số lượng startup theo học nhiều nhất, xét

57

theo năng lực chuyên môn khối ngành kỹ thuật. Các chuyên gia nhận định, nếu so sánh với phong trào khởi nghiệp ở các trường đại học lớn về kinh tế thì hoạt động sinh viên khởi nghiệp tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội và trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ tương đương về chất lượng và số lượng. Đây được coi là hai “đầu tàu” trên cả nước về phát huy ý định khởi nghiệp sáng tạo cho các thế hệ sinh viên Việt Nam.

Các tiêu chí tìm hiểu dựa vào năm tiêu chí mà cuốn sách Innovation 2.0 – Reinventing University Roles in a Knowledge Economy (Đổi mới sáng tạo 2.0- Sáng tạo lại vai trò của trường đại học trong nền kinh tế tri thức) nghiên cứu về 12 trường hợp là những trường đại học đổi mới sáng tạo về công nghệ hàng đầu của Mỹ đưa ra cho trường đại học muốn đổi mới sáng tạo, bao gồm: (1) Văn hóa của trường đại học, (2) Vai trò của lãnh đạo, (3) Tinh thần khởi nghiệp, (4) Thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp và cộng đồng, (5) Chuyển giao công nghệ [216].

Ở cuối của mục này là bảng tổng hợp những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại 2 trường đại học theo các tiêu chí trên (Bảng 3.5).

• Tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Là một trong những trường đại học trọng điểm về kỹ thuật tại Việt Nam, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đưa khởi nghiệp sáng tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và liên kết các trường đại học – doanh nghiệp thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.Trong những năm qua, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội dần chuyển trong tâm từ trường đại học đào tạo sang trường đại học nghiên cứu và tiến tới là trường đại học sáng tạo với rất nhiều hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học. Chiến lược phát triển nhà trường đã định hướng rất rõ về đào tạo định hướng khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo, tự chủ đại học cao trong mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Theo đó, tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đã được lan tỏa trong tất cả các hoạt động, từ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho đến chuyển giao công nghệ.Thậm chí, ngay từ năm 2008, Bách khoa Hà Nội là trường đại học đầu tiên xin phép Bộ GD&ĐT thí điểm thành lập hệ thống doanh nghiệp BK-Holdings. Để có thể vốn hóa được tài sản tri thức là các kết quả nghiên cứu khoa học của nhà trường bằng việc “mạo hiểm”

thành lập doanh nghiệp, trường đã chính thức tham gia vào hình chóp trên cùng của kim tự tháp Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Cho tới nay, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tạo được Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp khá hoàn chỉnh với vai trò của trường tham gia đầy đủ trong cả 3 giai đoạn phát triển chính theo mô hình của Founder Institute (Viện Sáng Lập). Với những nỗ lực và định hướng rõ ràng của Ban lãnh đạo các trường đại học, kết quả về sinh viên khởi nghiệp của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, mở đầu cho xu thế phát triển sinh viên khối ngành kỹ thuật với khởi nghiệp trong cả nước:

o Hình thành ý tưởng, phát triển sản phẩm và tăng trưởng, thể hiện qua các số liệu như Hệ thống các CLB sinh viên nghiên cứu khoa học đồng bộ. Kết quả điều tra từ luận án cho thấy, hơn 50% số sinh viên tham gia khảo sát của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình 36%

sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở tất cả các trường điều tra trên cả nước. Hầu như ở tất cả các khoa viên lớn của Trường như Viện Điện, Viện Cơ Khí, Viện Công nghệ Thông tin, Điện tử Viễn thông hay Công nghệ Sinh học và Thực phẩm đều có các câu lạc bộ sinh viên khởi nghiệp.

58

o 6 chương trình đào tạo ngắn hạn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (E&I, Lean Startup) + các chương trình chính khóa cấp bậc Đại học và Sau đại học. Tại Viện Công nghệ Thông tin, sinh viên đam mê khởi nghiệp còn được tham gia khóa học tự chọn về khởi nghiệp với nhiều kiến thức lý thuyết song hành với thực nghiệm và trải nghiệm khởi nghiệp cho sinh viên. Trong quá trình điều tra số liệu cho luận án, nghiên cứu sinh có cơ hội được tham dự khóa học khởi nghiệp trên với hoạt động mời cựu sinh viên thành công về khởi nghiệp tới nói chuyện, trao đổi với học viên về kinh nghiệm khởi nghiệp. Trong đào tạo, các trường đại học cũng chú trọng tổ chức nhiều khoa học lựa chọn để sinh viên đam mê khởi nghiệp đăng ký tham gia. Rất nhiều chương trình liên kết đào tạo với tập đoàn quốc tế lớn được triển khai trong những năm gần đây như chương trình hợp tác với tập đoàn Nissan, Toshiba (Nhật Bản), GE (Hoa Kỳ). Đặc biệt, băt đầu từ năm học 2018, môn học start-up chính thức được đưa vào giảng dạy theo hình thức tự chọn đối với tất cả các sinh viên.

o Sở hữu BK-Holdings với vai trò như 1 vườn ươm (Incubator) và Tăng tốc doanh nghiệp (Accelerator). Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là một trong hai cơ sở đầu tiên phát triển môi trường ươm tạo doanh nghiệp trên cả nước. Hiện nay, Trường cũng là một trong số ít các trường đại học đi tiên phong trong công tác hỗ trợ không gian làm việc hiệu quả và sáng tạo BKHup Co-Working Space cho sinh viên khởi nghiệp. Đây là điểm đến cho các nhóm nghiên cứu trẻ, nhà sáng chế, kinh doanh có thể ươm tạo, trao đổi, hợp tác phát triển các sản phẩm phục vụ xã hội và khả năng thương mại hóa hiện đại và chuyên nghiệp bậc nhất Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Với không gian sáng tạo và khởi nghiệp BKHUP, hiện đại và lớn bậc nhất Việt Nam (1.200m2), đây là địa chỉ diễn ra các hoạt động về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sôi động nhất cả nước (hơn 100 sự kiện mỗi năm). BKHup cũng là một trong số rất nhiều kết quả từ đem lại từ công tác đẩy mạnh liên kết các trường đại học với doanh nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bởi BKHup là kết quả của sự hợp tác giữa một công ty trong lòng Đại học Bách khoa Hà Nội với đối tác doanh nghiệp UP- Coworking Space để phát triển không gian làm việc chung BKHUP.

o Trường có gần 50 nhóm Start-up được ươm tạo với hầu hết các giải thưởng về khởi nghiệp của Việt Nam và tổ chức thường niên 4 cuộc thi Khởi nghiệp hàng năm (Sáng tạo trẻ Bách Khoa, BK-Holdings Startup Competition, Sáng tạo Việt Đức, Lotte Startup Competition). Tại Viện Đào tạo Quốc tế và nhiều viện chuyên ngành khác, sinh viên được khuyến khích và hỗ trợ tối đa tham dự các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong và ngoài trường. Đặc biệt, chương trình sinh viên với khởi nghiệp sáng tạo Việt Đức là cuộc thi chú trọng tới các dự án khởi nghiệp sáng tạo sinh viên đã được tổ chức từ nhiều năm nay, song hành với các cuộc thi sinh viên khởi nghiệp ở các trường đại học lớn khối ngành Kinh tế như Chương trình khởi nghiệp cùng Kawai ở Đại học Ngoại Thương, cuộc thi I-Start up tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Có thể nói cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo Việt – Đức mang nét rất đặc trưng của hoạt động khởi nghiệp ở sinh viên khối ngành kỹ thuật, ở đó sự sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó là các cuộc thi thường niên cho sinh viên như Sinh viên nghiên cứu khoa học, Cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa

o Trường còn tham gia điều hành mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu GEN tại VCCI và Tổ chức các sự kiện và hội thảo về khởi nghiệp sáng tạo. Trong khai thác hợp tác quốc tế, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn chú trọng tới nâng cao năng lực, kiến thức và cợ

59

sát với khởi nghiệp cho sinh viên. Hàng năm, Trường có rất nhiều khách mời là cấp CEO từ các công ty khởi nghiệp lớn tới nói chuyện với sinh viên về khởi nghiệp, hay tổ chức các hội thảo quốc tế chia sẻ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên.

Có thể nói, hoạt động hướng sinh viên tới khởi nghiệp sáng tạo trong Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đạt được năm tiêu chí mà cuốn sách Innovation 2.0 – Reinventing University Roles in a Knowledge Economy (Đổi mới sáng tạo 2.0- Sáng tạo lại vai trò của trường đại học trong nền kinh tế tri thức) nghiên cứu về 12 trường hợp là những trường đại học đổi mới sáng tạo về công nghệ hàng đầu của Mỹ đưa ra cho trường đại học muốn đổi mới sáng tạo [216]. Nhiệm vụ của các trường đại học trong thời gian tới là tiếp tục đi vào chiều sâu nhằm khuyến khích và nâng cao hơn nữa tinh thần khởi nghiệp cho sinh viện, tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngay và sau hành trình đào tạo ở các trường đại học.

• Tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu như Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong số trường đại học kỹ thuật đi tiên phong trong vấn đề nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên ở khu vực phía Bắc, thì trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh là trường đạt nhiều thành tựu về khởi nghiệp cho sinh viên ở khu vực phía Nam. Ban lãnh đạo các trường đại học luôn chú trọng đưa khởi nghiệp sáng tạo sinh viên là một trong những công tác trọng tâm hàng đầu. Đáng chú ý là Ban Giám hiệu các trường đại học vừa khẳng định sẽ đưa môn học khởi nghiệp vào chương trình đào tạo chính quy cho sinh viên tất cả các ngành. Hiện nay, các trường đại học đang cùng đội ngũ chuyên gia khởi nghiệp thảo luận và soạn một bộ giáo trình chuẩn gồm các nội dung kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo để truyền tải tới các em sinh viên tinh thần và năng lực khởi nghiệp.

o Cũng giống như Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai cơ sở đào tạo đầu tiên trên cả nước thành lập vườm ươm doanh nghiệp sáng tạo ngay từ giai đoạn đầu tiên hình thành khái niệm khởi nghiệp trên toàn quốc. Trường cũng là cơ sở duy nhất phát triển hoạt động mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thuộc trường đại học và nhận được sự hỗ trợ từ vốn ODA của Bỉ. Sau năm năm hoạt động, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ -

Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đã và đang ươm tạo hơn 20 doanh nghiệp với thời gian ươm tạo ba năm/doanh nghiệp, và cho tốt nghiệp ba doanh nghiệp với doanh số khoảng 10 tỉ đồng/năm. Đây đều là những doanh nghiệp của các giảng viên, cựu sinh viên, được hình thành và phát triển trên nền tảng kỹ thuật, công nghệ thuộc thế mạnh của trường.

Hiện tại, trung tâm có khoảng 10 doanh nghiệp đang ươm tạo.

o Tiếp bước theo thành công của cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo Việt – Đức dành riêng cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, năm 2018 Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã cho ra đời cuộc thi về khởi nghiệp sáng tạo Bachkhoa Innovation 2018 dành riêng cho sinh viên các trường đại học. Mục tiêu của Ban giám hiệu các trường đại học là Bachkhoa Innovation 2018 không chỉ dừng lại ở sân chơi mô hình ý tưởng thuần túy mà còn là cầu nối biến chúng thành các giải pháp hữu ích hiện thự.

o Bên cạnh đó, các hoạt động giúp sinh viên tiếp cận, thực hành và trao đổi các ý tưởng sáng tạo, giải pháp công nghệ như được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả tại các trường đại học như: mời các doanh nhân, kỹ sư đến nói chuyện với sinh viên ngay từ năm nhất, tổ chức Ngày hội Kỹ thuật tại các Khoa, thành lập các CLB khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp…

60

o Ngoài ra, vào tháng 7/2017, không gian sáng tạo khởi nghiệp UP-BK tại ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM được thành lập hứa hẹn sẽ là điểm đến của các bạn trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp với nhiều hoạt động kết nối cộng đồng, hội thảo, đào tạo.

o Nghiên cứu mới được Cổng thanh toán điện tử iPrice cùng Quỹ đầu tư 500 Startups thực hiện với 27 startup và 56 nhà sáng lập đã chỉ ra rằng trường Bách khoa TP.HCM được cho là một trong hai lò đào tạo của các nhà sáng lập startup. Cụ thể, trong số 56 nhà sáng lập startup Việt, có đến 5 người có bằng của ĐH Bách khoa TP.HCM. Danh sách các trường đại học có nhiều nhà sáng lập startup Việt đã theo học còn có sự góp mặt của ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Quốc gia TP.HCM.

Bảng 3.5: Hoạt động hỗ trợ nâng cao ý định khởi nghiệp sinh viên tại ĐHBK HN và ĐHBK HCM

Tiêu chí ĐHBK HN ĐHBK HCM

Văn hóa của Trường

Hình thành văn hóa khởi nghiệp trong trường đại học từ sớm & đang tiếp tục phát triển theo hướng đại học nghiên cứu, đại học sáng tạo

Văn hóa khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên được định hình từ rất sớm và tiếp tục được duy trì, phát triển

Vai trò của lãnh đạo

Ban lãnh đạo đặt trọng tâm đào tạo và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua đam mê nghiên cứu khoa học và sáng tạo.

Ban lãnh đạo hỗ trợ tối đa các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học.

Vườm ươm KNST

Hình thành vườm ươm doanh nghiệp từ sớm (hiện không hoạt động)

-Hình thành vườm ươm doanh nghiệp từ sớm (hiện không hoạt động)

-Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đang vận hành hiệu quả Không gian hỗ trợ BKHup Co-Working Space (2016) UP-BK (2017)

Cuộc thi KNST Khởi nghiệp sáng tạo Việt – Đức (2013)

Bachkhoa Innovation (2018)

CLB SV KNST Nhiều CLB Nhiều CLB

Khóa học tự chọn KNST

Môn học start-up chính thức được đưa vào giảng dạy theo hình thức tự chọn đối với tất cả các sinh viên

Nhiều khóa học start up lựa chọn cho sinh viên

Khóa học chính quy KNST

Đang chuẩn bị đưa KNST vào chương trình đào tạo chính khóa cho sinh viên tất cả các ngành Hội thảo KNST Đa dạng, trong nước và quốc tế Đa dạng, trong nước và quốc tế

Đánh giá của chuyên gia KNST

Số lượng các Startup theo học khá

lớn Là một trong hai lò đào tạo Starrup

của Việt Nam

(Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp dựa trên dữ liệu thứ cấp, và điều tra, phỏng vấn)

61

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)