Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu từ H1 đến H7

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 119 - 122)

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM 89

5.3 Kết quả đánh giá chính thức thang đo

5.3.3 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu từ H1 đến H7

5.3.3.1 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính lần thứ nhất

Kết quả phân tích với mô hình nghiên cứu đề xuất cho thấy các hệ số CFI = 0.931, TLI = 0.921, IFI = 0.931 đều lớn hơn 0.9; RMSEA = 0.049 < 0.08. Điều đó cho thấy mô hình có tính tương thích với dữ liệu thực tế.

Kết quả ước lượng quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình cho thấy quan hệ giữa cặp biến biến SUB – INT là tác động nghịch chiều, trái với giả thuyết nghiên cứu H6a. Mặt khác hệ số tương quan giữa SUB-PBC và SUB-ATT khá lớn (0.534 và 0.578) (phụ lục 07) cho thấy mô hình ước lượng có xuất hiện hiện tượng lấn át của PBC và ATT tới SUB trong quan hệ với INT. Hay nói cách khác SUB có tác động gián tiếp tới INT thông qua PBC chứ không phải tác động trực tiếp. Bởi vậy, quan hệ trực tiếp giữa SUB và INT được loại khỏi mô hình.

Bảng 5.12: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (kết quả thứ nhất) Quan hệ các biến

Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số chuẩn

hóa

S.E. C.R. P-value Ghi chú BEL  SUB 0.430 0.435 0.032 13.286 <0.001 Chấp nhận H2a EXP  ATT 0.623 0.487 0.047 13.199 <0.001 Chấp nhận H1

SEF  PBC 0.883 0.915 0.043 20.453 <0.001 Chấp nhận H3 LOC  PBC -0.107 -0.136 0.021 -5.091 <0.001 Chấp nhận H4 SUB  PBC 0.138 0.145 0.023 6.018 <0.001 Chấp nhận H6b BEL  ATT 0.235 0.214 0.035 6.814 <0.001 Chấp nhận H2b ATT  INT 0.638 0.556 0.032 19.868 <0.001 Chấp nhận H5 PBC  INT 0.566 0.421 0.039 14.497 <0.001 Chấp nhận H7 SUB  INT -0.086 -0.067 0.027 -3.127 0.002 Bác bỏ H6a

Nguồn: Kết quả phân tích của NCS với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS

99

5.3.3.2 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính lần cuối cùng

Sau khi loại loại cặp biến SUB  INT ra khỏi mô hình, kết quả cuối cùng thu được mô hình sau điều chỉnh như Bảng 5.13. Kết quả ước lượng cho thấy các hệ số thích hợp mô hình duy trì mức giá trị đạt yêu cầu sau khi loại đi các biến không có ý nghĩa thống kê: CFI = 0.930, TLI = 0.921, IFI = 0.931 đều lớn hơn 0.9; RMSEA = 0.049 nhỏ hơn 0.08 (Hình 5.13). Điều đó cho thấy mô hình đạt tính tương thích với dữ liệu thực tế.

Bảng 5.13: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (kết quả cuối cùng) Quan hệ các biến Hệ số chưa

chuẩn hóa Hệ số

chuẩn hóa S.E. C.R. P-value R2

BEL  SUB 0.427 0.432 0.032 13.198 <0.001 0.189

EXP  ATT 0.627 0.490 0.047 13.253 <0.001

0.338

BEL  ATT 0.230 0.210 0.034 6.691 <0.001

SEF  PBC 0.887 0.918 0.043 20.474 <0.001

0.800 LOC  PBC -0.106 -0.134 0.021 -5.077 <0.001

SUB  PBC 0.126 0.133 0.022 5.629 <0.001

ATT  INT 0.637 0.558 0.032 19.886 <0.001

0.696

PBC  INT 0.527 0.394 0.036 14.711 <0.001

(Nguồn: Kết quả phân tích của NCS với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS) 5.3.4 . Kết quả phân tích đa nhóm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu H8, H9

Để xem xét hai giả thuyết cuối cùng của luận án (H8 & H9) nhằm đánh giá có hay không sự khác biệt về ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu tới ý định khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khác nhau, nghiên cứu sinh sử dụng phân tích đa nhóm. Phân tích đa nhóm ước lượng từ tham số thông kê cho từng nhóm được phân chia theo các dấu hiệu phân biệt. Để lựa chọn mô hình bất biến (mô hình không phân biệt giữa các nhóm) hay mô hình khả biến (mô hình phân biệt giữa các nhóm) nghiên cứu sinh sử dụng kiểm định Chi-square với mức ý nghĩa 5%. Nếu p-value > 0.05 lựa chon mô hình bất biến, p-value < 0.05 lựa chọn mô hình khả biến. Kết quả phân tích đa nhóm được trình bày chi tiết trong Phụ lục 10 và được tóm lược như sau:

Xét các nhóm sinh viên khác nhau về giới tính (Nam/Nữ): Kết quả phân tích đa nhóm trong Phụ lục 10 cho thấy giá trị P-value lớn hơn 0.05, do vậy mô hình bất biến được lựa chọn với kết luận: Không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên khác nhau về giới tính.

Xét các nhóm sinh viên có nơi ở khác nhau (Thành phố/Nông thôn): Kết quả phân tích đa nhóm trong Phụ lục 10 cho thấy giá trị P-value lớn hơn 0.05, do vậy mô hình bất biến được lựa chọn với kết luận: Không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên khác nhau về nơi ở.

Tương tự, khi so sánh giữa hai nhóm sinh viên học tại các trường đại học phía Bắc và phía Nam, phân tích đa nhóm cũng cho thấy kết quả tương tự với giá trị P-value lớn hơn 0.05. Do vậy mô hình bất biến được lựa chọn với kết luận: Không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của các nhóm sinh viên ở các trường đại học phía Bắc và phía Nam (Phục lục 9).

Bên cạnh đó, mô hình bất biến cũng được lựa chọn với kết quả phân tích đa nhóm giữa các nhóm sinh viên có bố/mẹ làm kinh doanh và làm các ngành nghề khác với giá trị P-value lớn hơn 0.05 (Phục

100

lục 9). Như vậy, truyền thống kinh doanh của gia đình không tác động tới mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp.

Xét về khía cạnh tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, mô hình bất biến cũng được lựa chọn với kết luận: không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc nhóm có tham gia nghiên cứu khoa học và không tham gia nghiên cứu khoa học (Phục lục 9).

Từ những phân tích trên đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết H8: Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (trong mô hình) tới ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên có đặc trưng nhân khẩu khác nhau. Giả thuyết H0 được chấp nhận như sau: Không tồn tại sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (trong mô hình) tới ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên có đặc trưng nhân khẩu khác nhau.

Mô hình khả biến được sử dụng duy nhất trong trường hợp so sánh giữa nhóm sinh viên có tham gia các hoạt động khởi nghiệp và nhóm sinh viên chưa tham gia các hoạt động khởi nghiệp (Bảng 5.14).

Với giá trị P-Value ở mức 0.000380214 (<0.05), thực sự có sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình tới ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên có tham gia các khóa học, chương trình khởi nghiệp với nhóm sinh viên không tham gia các khóa học, chương trình khởi nghiệp.

Như vậy giả thuyết H9 được chấp nhận, theo đó đối với nhóm có tham gia đào tạo khởi nghiệp, cảm nhận về may mắn không tác động tới nhận thức kiểm soát hành vi vì P-value = 0.36 (> 0.05) và niềm tin về các chuẩn mực xã hội không tác động tới thái độ đối với việc khởi nghiệp vì P-value = 0.13 (> 0.05);

nhưng đối với nhóm chưa tham gia đào tạo khởi nghiệp, hai cặp biến này lại có tác động qua lại với nhau. Bên cạnh đó, ở nhóm có tham gia đào tạo khởi nghiệp, thái độ tác động lên ý định khởi nghiệp yếu hơn trong khi nhận thức kiểm soát hành vi lại tác động tới ý định khởi nghiệp mạnh hơn so với nhóm chưa tham gia.

Bảng 5.14: Kết quả phân tích đa nhóm: sinh viên với chương trình đào tạo khởi nghiệp Quan hệ các biến Beta chưa chuẩn hóa Beta chuẩn hóa S.E. C.R. P

Nhóm có tham gia khóa học, chương trình khởi nghiệp

BEL  SUB 0.584 0.550 0.075 7.771 ***

EXP  ATT 0.601 0.544 0.105 5.722 ***

SEF  PBC 0.885 0.818 0.095 9.301 ***

LOC  PBC -0.048 -0.056 0.053 -0.916 0.36

SUB  PBC 0.252 0.250 0.055 4.612 ***

BEL  ATT 0.092 0.107 0.061 1.516 0.13

ATT  INT 0.698 0.539 0.083 8.401 ***

PBC  INT 0.481 0.462 0.059 8.095 ***

Nhóm không tham gia khoa học, chương trình khởi nghiệp

BEL  SUB 0.362 0.382 0.035 10.332 ***

EXP  ATT 0.657 0.474 0.056 11.627 ***

SEF  PBC 0.868 0.933 0.051 17.106 ***

LOC  PBC -0.118 -0.161 0.022 -5.349 ***

SUB  PBC 0.079 0.087 0.024 3.304 ***

BEL  ATT 0.264 0.232 0.04 6.538 ***

ATT  INT 0.622 0.566 0.035 17.855 ***

PBC  INT 0.539 0.369 0.045 12.042 ***

101

Các mô hình Chi-square Bậc tự do (df)

Mô hình bất biến 2868.789 826

Mô hình khả biến 2840.239 818

Chênh lệch 28.55 8

Mức ý nghĩa (p-value) 0.000380214 Kết luận Chọn mô hình khả biến

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)