Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM

4.2 Thiết kế nghiên cứu

4.2.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 4 bước: Xây dựng mô hình và thang đo; Đánh giá sơ bộ; Đánh giá chính thức; Phỏng vấn sau NC định lượng (Hình 4.2).

Trong đó:

Bước 1: Thiết lập mô hình nghiên cứu bao gồm việc xem xét các lý thuyết nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, mục đích và câu hỏi nghiên cứu, các mô hình lý thuyết có thể lý giải cho mục đích nghiên cứu. Tại bước này, sau khi xem xét các lý thuyết liên quan đến dự định, hành vi của các cá nhân (TRA, TPB) và thông qua một thảo luân nhóm với các chuyên gia, nghiên cứu sinh thiết lập mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Các thang đo (câu hỏi) cho từng nhân tố trong mô hình cũng được điều chỉnh và bổ sung ở bước này. Để thu được bảng hỏi cho đánh giá sơ bộ, nghiên cứu sinh tiến hành phỏng vấn thử với 20 sinh viên để điều chỉnh cách diễn đạt, trình bày về từng khía cạnh đo lường trong mô hình đề xuất.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ tính tin cậy của các khái niệm nghiên cứu. Các khái niệm nghiên cứu sẽ được đánh giá tính tin cậy sơ bộ thông qua mẫu nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu là 302. Với mục đích đánh giá sơ bộ nên bước này nghiên cứu sinh chỉ thực hiện điều tra tại một trường đại học kỹ thuật trọng điểm của Việt Nam là Đại học Bách Khoa Hà Nội. Kết quả điều tra được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo bằng hai phương pháp là kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá nhân tố (EFA). Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo sẽ giúp nghiên cứu sinh loại đi những biến quan sát không phù hợp (tương quan biến tổng nhỏ, hệ số tải nhân tố không đủ lớn) để hình thành thang đo cho nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả của bước này giúp nghiên cứu sinh xây dựng được các thang đo chính thức sau khi đã loại đi các biến quan sát không phù hợp để tiến hành điều tra tại bước nghiên cứu định lượng chính thức.

74

Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu luận án (Nguồn: Nghiên cứu sinh đề xuất)

Bước 3:Sau khi đánh giá sơ bộ, thang đo nghiên cứu chính thức được thiết lập và tiến hành điều tra cho đủ số mẫu nghiên cứu cần thiết tại 8 trường Đại học. Dữ liệu chính thức sẽ được tiến hành phân tích khẳng định nhân tố (CFA) với mô hình đo lường và mô hình tới hạn để đánh giá giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và tính tương thích của mô hình với dữ liệu thị trường. Ngoài ra nghiên cứu sinh cũng đánh giá lại tính tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy tổng hợp (composite

75

rebiability) và phương sai trích của từng nhân tố. Tiếp theo mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để đánh giá tính phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, sử dụng kiểm định bootstrap để đánh giá tính vững của mô hình và xác định hệ số tác động (trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp) của các nhân tố trong mô hình. Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng phân tích đa nhóm để đánh giá tác động cho từng nhóm khác nhau theo các dấu hiệu phân biệt. Phân tích phương sai và kiểm định hậu định Post Hoc Test bằng kiểm định LSD được áp dụng khi xem xét sự khác biệt theo nhóm ngành học, trường học. Cuối cùng ở bước này, nghiên cứu sinh sử dụng điểm đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% để đánh giá về tác động của từng chỉ báo tới ý định khởi nghiệp trong mô hình nghiên cứu.

Bước 4: Phỏng vấn sau nghiên cứu định lượng. Để giải thích tốt hơn và thông tin đa dạng hơn cho các bàn luận về kết quả nghiên cứu định lượng cũng như phát triển các chỉ tiêu cho các

“gói giải pháp” đề xuất nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam, nghiên cứu sinh tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu với chuyên gia được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở phỏng vấn sâu, nghiên cứu sinh sẽ lựa chọn các nhóm giải pháp và lý giải một số kết quả nghiên cứu định lượng.

Tiếp đó Phương pháp nghiên Delphi phỏng vấn đa chuyên gia hai vòng được thực hiện để lựa chọn lần cuối các nhóm đề xuất mà luận án lựa chọn nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam.

Cách lấy mẫu được diễn đạt như sau: Nghiên cứu sinh lập hai danh sách chuyên gia tham gia nghiên cứu. Đây là những người có hiểu biết về chính sách phát triển hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam và/hoặc có tham gia đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật. Danh sách đầu tiên gồm 7 chuyên gia tham gia chính thức và danh sách thứ hai gồm 2 chuyên gia dự phòng cho trường hợp có chuyên gia ở danh sách một không thể tham gia nghiên cứu.

Khảo sát: Các chuyên gia sẽ được gửi bảng hỏi đánh giá và cho ý kiến về các đề xuất nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp ở sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam. Mỗi chuyên gia sẽ đưa ra ý kiến về các giải pháp đề xuất dựa trên thang điểm 5: điểm 1 cho mức độ giải pháp không quan trọng nhất (tính khả thi không cao nhất) và điểm 5 là mức độ tuyệt đối đồng ý với giải pháp đưa ra.

Phương pháp Delphi phỏng vấn hai vòng được mô tả như sau:

Vòng 1:. Các chuyên gia được lấy ý kiến về mức độ quan trọng của từng giải pháp trong các nhóm giải pháp đưa ra. Mức độ quan trọng của từng giải pháp được đánh giá trên thang điểm 5. Trong đó 1 là hoàn toàn không quan trọng, 2 là không quan trọng; 3 là bình thường, 4 là quan trọng và 5 là rất quan trọng. Tiêu chuẩn để lựa chọn giải pháp dựa vào quy tắc về điểm đánh giá trung bình của các chuyên gia, mức độ đồng nhất ý kiến của các chuyên gia (tỷ khác biệt ý kiến) và tính nhất quán giữa các vòng trả lời (Bảng 4.3).

Vòng 2: Sau khi loại đi những giải pháp có mức độ đánh giá thấp và mức độ khác biệt ý kiến lớn, những giải pháp còn lại được tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia một lần nữa vào một thời điểm khác (sau vòng phỏng vấn thứ nhất 1 tháng) để đánh giá tính nhất quán trong các kết quả của từng chuyên gia. Quy tắc lựa chọn chỉ giải pháp cùng dựa vào điểm đánh giá trung bình của cả hai vòng, tính đồng nhất ý kiến của các chuyên gia và tính nhất quán của từng chuyên gia giữa các vòng phỏng vấn (Bảng 4.3)

Sau hai vòng đánh giá, những giải pháp đạt yêu cầu sẽ được sử dụng làm giải pháp đề xuất cuối cùng của luận án. Đồng thời, trong quá trình phỏng vấn và trao đổi với nhóm chuyên gia, nghiên cứu sinh cũng trao đổi và hỏi ý kiến chuyên gia phục vụ cho phần giải thích và thông tin đa dạng cho các bàn luận về kết quả nghiên cứu ở phần cuối của luận án.

76

Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn xin ý kiến, Kịch bản phỏng vấn sâu và Kết quả đánh giá lựa chọn đề xuất được đề cập trong phụ lục 12 (a,b,c) của luận án.

Bảng 4.3 Phương pháp Delphi phỏng vấn đa chuyên gia hai vòng

Điều kiện đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá

Vòng 1 Vòng 2

Điểm đánh giá chỉ tiêu >= 3.5 và mức

khác biệt ý kiến không vượt quá 15% Chấp nhận giải pháp và không thảo luận chi tiết thêm

Điểm đánh giá chỉ tiêu > = 3.5 và mức

khác biệt ý kiến lớn hơn 15% Giải pháp tiếp tục được

xem xét ở vòng 2 Chấp nhận nếu điểm đánh giá vòng 2 vẫn lớn hơn 3.5

Điểm đánh giá trong khoảng 2.5 - 3.5 và

mức khác biệt ý kiến nhỏ hơn 15% Giải pháp tiếp tục được

xem xét ở vòng 2 Chấp nhận nếu tỷ lệ thay đổi ý kiến ở vòng 2 nhỏ hơn 15%

Điểm đánh giá trong khoản 2.5 - 3.5 và

mức khác biệt ý kiến lớn hơn 15% Loại giải pháp khỏi nhóm

đề xuất

Điểm đánh giá < 2.5 Loại giải pháp khỏi nhóm đề xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)