Những hạn chế của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và một số nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT

3.1. Tổng quan về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

3.1.3 Những hạn chế của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và một số nguyên nhân cơ bản

Mặc dù môi trường khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đang ngày càng được cải thiện nhờ các nỗ lực của Chính phủ; nhiều chương trình, chính sách và các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp được xây dựng để thúc đẩy khởi nghiệp ở Việt Nam và làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng so với các nước trong khu vực thì hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta còn khá nhiều hạn chế. Theo nhận định của Bộ Khoa học & Công nghệ, tồn tại bốn khó khăn trong hoạt động khởi nghiệp sáng tại ở Việt Nam như sau [3]:

• Nguồn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo đã có những chưa thật đầy đủ, các chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng cao:

Theo nhận định của GEM, cơ chế chính sách và khung pháp lý chưa được bổ sung kịp thời để điều chỉnh sự hình thành và phát triển của những doanh nghiệp khởi nghiệp theo phương thức mới như Quỹ Đầu tư mạo hiểm Việt Nam, sự công nhận giá trị bằng tiền của tài sản vô hình trong góp vốn thành lập công ty hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp cũng là một rào cản trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Ngoài ra, các chính sách, kế hoạch hành động của các bộ, ngành theo tinh thần của Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng, qua đó tác động tích cực đến tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam…

• Mạng lưới thông tin về khởi nghiệp sáng tạo còn yếu, kể cả thông tin trong nước lẫn quốc tế, dẫn đến khó khăn trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực của hệ sinh thái, đồng thời khiến các nhà hoạch định chính sách khó có thể xây dựng chính sách mới dựa trên bằng chứng khoa học.

Thực trạng trên cho thấy Việt Nam cần gấp rút xây dựng các cơ chế chính sách, nền tảng văn hoá xã hội và chương trình hành động nhằm đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp ở mỗi cá nhân, đặc biệt là tầng lớp tri thức trẻ sinh viên và chú trọng tới nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật để thúc đẩy việc hình thành và phát triển các thế hệ khởi nghiệp sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo nền kinh tế trong tương lai gần.

• Chưa phát huy được nguồn nhân lực tốt nhất cho hoạt động sáng tạo:

Với vai trò cơ bản là cung cấp nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, các trường đại trong nước đang nỗ lực tăng cường chất lượng đào tạo. Một số trường đã rất năng động trong việc đào tạo về khởi sự kinh doanh, mở các vườn ươm, có các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp. Song về quy mô tổng thể, số lượng trường đại học có các chương trình đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp còn khá nhỏ so với số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên cả nước, nhiều trường đại học có khả năng hỗ trợ còn hạn chế do các hạn chế về tài chính cũng như kinh nghiệm cho hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo [3]. Xét riêng về số lượng các trường đại học có đào tạo số ngành kỹ thuật Việt Nam, khả năng thúc đẩy nghiên cứu kết hợp đổi mới sáng tạo trong trường còn hạn chế; việc nâng cao nhận thức cho sinh viên về khởi nghiệp sáng tạo, phát hiện và ươm mầm các ý tưởng đổi mới sáng tạo; xây dựng quy định về quản lí và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động đổi mới sáng tạo; thành lập các văn phòng TTO/TLO hoặc Trung tâm đổi mới sáng tạo trong trường đại học; xây dựng bộ chỉ số nghiên cứu kết hợp thương còn chưa được triển khai đại trà ở hầu hết các trường đại học khối ngành kỹ thuật [3].

42

Nhận xét về hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay, GEM đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản cho việc khởi nghiệp, nhất là các vấn đề về trang bị kiến thức kinh doanh ở bậc phổ thông và đại học, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho giới trẻ. Do đó, cần tăng cường các chương trình đào tạo về khởi nghiệp sang sáng tạo, tư vấn về mô hình kinh doanh, về vấn đề pháp lý, đặc biệt cho đối tượng là sinh viên bởi kết quả khảo sát GEM toàn cầu trong nhiều năm đã chứng minh lứa tuổi 20 - 34 là nhóm có tiềm năng khởi nghiệp cao nhất và cũng là nhóm có tỷ lệ khởi nghiệp nhiều nhất [11].

• Nhận thức chung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo vẫn còn thấp, có gốc rễ từ đặc điểm chưa nhiều tư duy sáng tạo, sợ rủi ro, khó chấp nhận thất bại của người Việt, đồng thời công tác thi đua, sáng tạo còn hình thức:

Theo Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015/16 của Tổ chức nghiên cứu Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu GEM, trong những năm gần đây, cứ 100 người trưởng thành ở Việt Nam thì chỉ khoảng 14 đến 15 người đang trong giai đoạn khởi sự kinh doanh nói chung. Tỷ lệ khởi sự kinh doanh này thua xa so với mức bình quân của nhóm nước phát triển dựa vào nguồn lực cùng trình độ với Việt Nam. Nếu nhìn nhận sâu về định nghĩa của GEM về khởi nghiệp là ‘bắt đầu hoạt động kinh doanh nói chung dưới 3,5 năm, miễn là mang lại thu nhập cho bản thân và những người khác, trừ hoạt động nông nghiệp; chứ không chỉ tập trung vào khu vực doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đầy đủ’ thì có thể ngầm hiểu tỷ lệ khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với con số trên.

Việc thành lập doanh nghiệp nói chung của đất nước ta đang là nhu cầu cấp bách. Hiện nay, ở các nước phát triển châu Âu, Nhật Bản, bình quân cứ 25 – 30 người dân thì có một công ty.

Trong khi con số này ở Việt Nam năm 2016 là 200 người dân thì có một công ty. Áp lực nâng số công ty trên 100 dân của nước ta còn rất lớn. Vì vậy, việc sinh viên tốt nghiệp đại học có mong muốn trở thành doanh nhân là hết sức có ý nghĩa [39].

Xét về động cơ khởi nghiệp, một tín hiệu đáng mừng là đa số người khởi nghiệp ở Việt Nam (62,6%) tận dụng cơ hội chứ không phải vì không có sự lựa chọn công việc nào tốt hơn. Tuy nhiên trong số này lại chia nhỏ ra làm ba dạng: tăng thu nhập (75%), duy trì thu nhập (18%), độc lập hơn (7%). Tại các nước phát triển dựa trên sáng tạo đổi mới, khởi nghiệp nhằm có sự độc lập hơn rất cao. Những số liệu trên tương đồng với nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc VCCI TPHCM, cho rằng khởi nghiệp ở Việt Nam đang đi theo tính phong trào, nhà nhà khởi nghiệp, không đi vào chiều sâu, thiếu chất lượng, muốn gặt hái nhanh, thấy ai làm được là cũng nhào vào làm, không chú trọng tới hình thức khởi nghiệp sáng tạo [25].

Bên cạnh đó, triển vọng về việc làm ở các hoạt động khởi nghiệp rất thấp, phần lớn các hoạt động kinh doanh khởi nghiệp ở quy mô nhỏ, mang tính chất hộ kinh doanh cá thể. Khả năng tạo việc làm của các hoạt động mới khởi sự ở Việt Nam còn hạn chế, chỉ tương đương 50% năng lực tạo ra công ăn việc làm mới so với mặt chung chung của các nước phát triển dựa trên nguồn lực [11].

Một điểm đáng lưu ý là theo đánh giá của GEM, các hoạt động kinh doanh khởi nghiệp ở Việt Nam đa phần không mang tính đổi mới sáng tạo. Chỉ có 16,5% hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp ở Việt Nam được coi là có tính sáng tạo, xếp ở vị trí 50/60 nền kinh tế mà GEM đánh giá trong năm 2015, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của các nước có cùng trình độ phát triển [11] (Hình 3.2).

43

Hình 3.2: Định hướng sáng tạo trong các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam (Đơn vị: %) (Nguồn: Khảo sát người trưởng thành ở Việt Nam 2015, GEM 2016 [11])

Vấn đề trên xuất phát từ tình trạng nghèo nàn trong khả năng đổi mới sáng tạo và hạn chế trong việc hiểu biết và chuẩn bị cho đăng ký sở hữu sáng chế bên cạnh nhận thức rất mờ nhạt của của giới khởi nghiệp Việt Nam về vai trò của đổi mới sáng tạo trong năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Số lượng bằng sáng chế của người Việt trong những năm qua vẫn còn rất khiểm tốn. Theo tài liệu [22], trong vòng 20 năm từ năm 1995 đến 2015, mặc dù số lượng bằng sáng chế của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhưng cả số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được cấp cho người Việt vẫn rất khiêm tốn với tỷ lệ không quá 7%, 93% còn lại các đăng ký sở sở hữu trí tuệ (bản quyền sáng chế/giải pháp) tại Việt Nam được cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài, nhằm bảo vệ quyền sử dụng những ý tưởng sáng tạo của họ trong khu vực. Cụ thể, năm 1995, trong số 56 bằng sáng chế cấp tại Việt Nam, chỉ có 3 bằng được cấp cho người Việt. Cho đến khi tổng số tăng lên tới 1.368 trong năm 2014, người Việt cũng chỉ sở hữu 36 bằng trong đó (Hình 3.3). Trong 5 năm gần đây, số lượng bằng sáng chế của Việt Nam có xu hướng được cải thiện với mức tăng 60%, nhưng so với thế giới thì chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/11 của Malaysia, 1/30 của Singapore, 1/1240 của Hàn Quốc và 1/3170 của Trung Quốc. Theo nhận định của Chính phủ, nền khoa học của Việt Nam so sánh với các nước xung quanh thì vẫn còn khoảng cách lớn [17].

Hình 3.3: Số lượng bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 Nguồn: Vuong & Associates, 2015 [221]

Theo số liệu từ Cục SHTT, trong giai đoạn 2000-2015, có 421 bằng sáng chế độc quyền được cục cấp cho các chủ thể Việt Nam; trong khi cùng kỳ, có gần 9.000 bằng sáng chế độc quyền

44

được Cục SHTT cấp cho các chủ thể nước ngoài, nghĩa là số bằng sáng chế được cấp cho các chủ thể Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng số [8] . Để đánh giá vai trò của đổi mới sáng tạo trong năng lực cạnh tranh và phát triển trong nhận thức của giới khởi nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu Vuong & Associates (2015) đã tiến hành khảo sát 3.017 người khởi nghiệp hoặc cận kề với kế hoạch khởi nghiệp tại Việt Nam vào cuối quý I/2015 và thu thập ý kiến đầy đủ được 2.823 người, trong đó có tới gần 50% các dự án khởi nghiệp tự nhận thấy không có, hoặc không cần đến năng lực sáng tạo nào [221] (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tỷ trọng đánh giá mức độ sáng tạo của dự án khởi nghiệp

Mức độ Sáng tạo

Số người Tỷ trọng (%)

Rất nhiều 397 14.1

Một vài 1.231 43.6

Gần như không 1.195 42.3

(Nguồn: Vuong & Associates, 2015)[221]

Con số trên phần nào cảnh báo về cách thức tổ chức kinh doanh của một bộ phận không nhỏ các công ty khởi nghiệp Việt Nam, phần đông đang có xu hướng bắt chước các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh có sẵn trên thị trường. Tư duy này hoàn toàn đi ngược với những kết luận về mối liên quan mật thiết giữa khởi nghiệp và sáng tạo đã được nhiều nghiên cứu khẳng định [174].

Xét về cơ hội và tiềm năng khởi nghiệp ở Việt Nam, báo cáo của GEM cho biết tỷ lệ người trưởng thành nhận thấy có cơ hội để bắt đầu một việc kinh doanh mới ở Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây và cao hơn mức bình quân của các nước đang trong giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam. Ngược lại, nhận thức về khả năng kinh doanh và độ tự tin của người Việt Nam ở mức 56,8%, thấp hơn so với bình quân của các nước phát triển ở giai đoạn I (65,8%).

Trong khi đó, chỉ số lo sợ thất bại trong kinh doanh của Việt Nam ở mức rất cao, cao thứ 2 trong số 70 nền kinh tế tham gia khảo sát GEM năm 2014 và thứ 8 trong số 60 nền kinh tế được khảo sát năm 2015. Hai chỉ tiêu trên sẽ dẫn tới ý định khởi nghiệp của người trưởng thành ở Việt Nam kém xa so với các nước trong khu vực (Hình 3.4), bởi kết quả nghiên cứu GEM toàn cầu trong nhiều năm trở lại đây đã cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nhận thức về khả năng kinh doanh - ý định khởi sự kinh doanh và mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chỉ số lo sợ thất bại trong kinh doanh - ý định khởi nghiệp [11].

Duy nhất tỷ lệ người được hỏi có mong muốn lựa chọn nghề nghiệp là kinh doanh ở Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng lên, từ 64,3% năm 2013 lên 67,2% năm 2014 và 73,3% năm 2015; xếp thứ 11/60; cao hơn nhiều so với mức trung bình 65,7% năm 2015 của các nước phát triển dựa trên nguồn lực. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam trong thời gian này. Ngoài ra, hơn 75% người Việt Nam được hỏi đồng ý với nhận định rằng những doanh nhân thành đạt thường có vị trí cao trong xã hội và được mọi người tôn trọng; xếp vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạnh 60 quốc gia được khảo sát của GEM 2015 [11].

45

Hình 3.4: Ý định khởi nghiệp ở Việt Nam 2015 (%)

(Nguồn: Khảo sát người trưởng thành trên toàn cầu năm, GEM 2015 [11])

Một điểm rất quan trọng dẫn tới hạn chế trong làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam là bởi chưa có văn hóa đầu tư mạo hiểm trong khi đầu tư vào ý tưởng sáng tạo là đầu tư mạo hiểm, có thể mất tất cả, hoặc gần như là một loại chi phí chứ không phải là đầu tư sinh lời. Ví dụ, tại Việt Nam chưa có tiền lệ các ngân hàng hoặc quỹ nào đầu tư vào các mô hình doanh nghiệp có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo mà chủ yếu nhắm đến những dự án đầu tư mang lại lợi nhuận [36]. Thực tế tại Việt Nam đã có cộng đồng khởi nghiệp nhưng vẫn rất thiếu vốn đầu tư, nhà đầu tư thiên thần. Số lượng nhà đầu tư ở Việt Nam hiện rất ít, chủ yếu nằm trong giai đoạn “gieo mầm” và góp một chút vốn ban đầu, chưa thấy những cam kết mang tính dài hạn. Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức trong nước gần như không có. Hệ quả là dù có nhiều lợi thế về nguồn lực, thị trường đông dân, độ phủ internet ngày càng cao nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm quốc gia phát triển chậm nhất khu vực về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo [20].

Như vậy, bốn khó khăn chính tồn tại trong hoạt động khởi nghiệp sáng tại ở Việt Nam được đề cập ở trên có nguyên nhân xuất phát từ ba chủ thể quan trọng trong nền kinh tế. Hai khó khăn đầu tiên đến từ các cơ quan quản lý nhà nước với các rào cản về cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý khởi nghiệp vĩ mô. Khó khăn thứ ba tới từ các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực mà đặc biệt là các trường đại học khối ngành kỹ thuật – nơi được coi là một trong những môi trường hiệu quả ươm mầm các cá nhân đam mê khởi nghiệp sáng tạo. Khó khăn cuối cùng đến từ chính bản thân người khởi nghiệp tiềm năng mà trong luận án này chính là đội ngũ sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam.

• Rào cản về chính sách, thủ tục hành chính, khó khăn trong tiếp cận vốn... là những rào cản đầu tiên khi các doanh nghiệp bắt tay vào khởi nghiêp.

o Rào cản về chính sách, thủ tục:

Theo nhiều chuyên gia về khởi nghiệp, những chính sách hiện hành hỗ trợ cho khởi nghiệp nằm trong tổng thể các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp còn quá chung chung. Khi có thêm những làn sóng khởi nghiệp thì những chính sách này cần chú trọng thêm để phù hợp với từng lĩnh vực của doanh nghiệp khởi nghiệp. Thêm nữa là sự chưa rõ ràng, tách bạch giữa việc ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung với hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng [41].

Bên cạnh đó, những rắc rối về thủ tục hành chính và môi trường đầu tư, cơ chế, chính sách chưa rõ ràng đã khiến không ít doanh nhân trẻ phải ra nước ngoài đăng ký kinh doanh, dù công ty hoạt động tại Việt Nam. Theo các chuyên gia và bản thân nhiều nhà khởi nghiệp, chính sách của Việt Nam liên tục thay đổi và môi trường kinh doanh, các quy định pháp lý nhiều khi thiếu thống

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)