Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 101 - 104)

CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM

4.3 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

Đối tượng điều tra trong luận án này là sinh viên chính quy ngành kỹ thuật các trường Đại học tại Việt Nam. Tuy nhiên đối tượng được lựa chọn là sinh viên hai năm cuối (năm thứ 3 và năm thứ 4 đối với trường đào tạo hệ 4 năm; năm thứ 4 và năm thứ 5 đối với các trường đào tạo hệ 5 năm). Lý do lựa chọn sinh viên hai năm cuối bởi vì đây là giai đoạn sinh viên chú ý nhiều hơn tới vấn đề định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, và do vậy ý định khởi nghiệp của sinh viên có thể được coi là cao nhất trong giai đoạn này.

4.3.2 Về cỡ mẫu

Các nghiên cứu sử dụng phân tích định lượng thường đòi hỏi cỡ mẫu lớn. Tuy nhiên cỡ mẫu như nào để đảm bảo tính tin cậy không có sự thống nhất. Theo [119] , con số tối thiểu cho các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố là 100. Tài liệu [87] đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng là: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra cỡ mẫu theo quy tắc nhân 5 (Bollen, 1989 dẫn theo [27]), tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu. Trong nghiên cứu này với quy mô điều tra từ nhiều trường khác nhau, nghiên cứu sinh lựa chọn cỡ mẫu là hơn 1000 đạt mức tuyệt vời theo quy tắc của Comrey & Lee [69]. Việc tính toán cỡ mẫu dựa trên nguyên tắc làm tròn số cho tất cả các trường lựa chọn điều tra xác định được cỡ mẫu dự kiến là 1700.

4.3.3 Về khung lấy mẫu

Do giới hạn về điều kiện nghiên cứu, nghiên cứu sinh không thể tiến hành điều tra tổng thể ở tất cả các trường đại học có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, luận án lựa chọn mẫu theo phương pháp phân tầng và thuận tiện. Theo [28], phương pháp chọn mẫu thuận tiện thể hiện ở việc người nghiên cứu có thể chọn các phần tử ở mẫu nào mà họ có thể tiếp cận. Theo đó luận án lựa chọn tiến hành điều tra mẫu ở 08 trường trên cả nước mà nghiên cứu sinh có khả năng tiếp cận mẫu.

Tuy nhiên quy tắc cân bằng vẫn được thể hiện trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên với việc lựa chọn 04 trường đại học ở phía Bắc và 04 trường đại học ở phía Nam. Việc phân chia địa lý của các trường dựa vào thông tin về tuyển sinh đại học của các trường từ Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016 [1] , theo đó quy mô tuyển sinh được chia theo khu vực địa lý thành 2 nhóm (1) các trường phía Bắc từ Quảng Trị trở ra và (2) các trường phía Nam từ Huế trở vào. Nếu tính theo khu vực địa lý ba miền Bắc – Trung – Nam, mẫu nghiên cứu cũng được thực hiện ở cả ba miền (Bảng 4.5).

81

Bảng 4.5: Danh sách các trường đại học tiến hành lấy mẫu

TT Tên trường tiến hành lấy mẫu Phía Bắc Phía Nam

1 Trường ĐH Kỹ thuật CN – ĐH Thái Nguyên x

2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội x

3 Trường Đại học Điện Lực x

4 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HN x

5 Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế x

6 Trường ĐH Quy Nhơn x

7 Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TPHCM x

8 Trường ĐH Giao thông vận tải (Cơ sở phía Nam) x

(Nguồn: Nghiên cứu sinh đề xuất)

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ (2011:237), phương pháp phân tích phân tầng chia tổng thể ra thành nhiều nhóm nhỏ, được thực hiện theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ. Quy mô mẫu của luận án được phân chia theo quy mô tuyển sinh của từng trường và phân chia đều cho khu vực phía Bắc và phía Nam. Với cỡ mẫu dự kiến khoảng 1700 với ước lượng tỷ lệ hồi đáp khoảng 70%, kích cỡ mẫu thực tế cần thiết được tính theo công thức [158]: na = ( n x 100)/Re%

Trong đó: na là kích cỡ mẫu thực tế cần thiết, n là kích cỡ mẫu tối thiểu điều chỉnh, re% là tỷ lệ hồi đáp ước lượng được thể hiện theo phần trăm. Mẫu thực tế của nghiên cứu do đó cần 2500 SV điều tra thuộc hai năm cuối tại 8 trường đại học trên cả nước (Bảng 4.6).

Bảng 4.6: Cỡ mẫu và cơ cấu lấy mẫu ở các trường

(Nguồn: NCS đề xuất trên cơ sở số liệu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, 2016)

Riêng tại Trường ĐHBK Hà Nội , ngoài đảm bảo mẫu thuộc sinh viên 2 năm cuối, nhóm ngành được đưa vào với mục đích so sánh các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các nhóm ngành học khác nhau (Bảng 4.7). Căn cứ phân chia nhóm ngành phục thuộc vào cách chia nhóm ngành tuyển sinh của trường ĐHBK HN và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, giảng viên, đặc biệt là các giảng viên có tham gia giảng dạy khởi nghiêp cho sinh viên khối kỹ thuật tại ĐHBK HN.

Mục đích của việc lấy mẫu theo nhóm ngành đào tạo nhằm nghiên cứu đánh giá có sự khác biệt trong tác động của các tiền tố tới chỉ số về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên các nhóm

Trường SLTS Phát đi Kỳ vọng thu về

Trường ĐH Kỹ thuật CN-ĐH Thái Nguyên 1.800 220 180

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 6.000 750 600

Đại học Điện Lực 1.800 220 170

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN 1.350 170 130

Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế 1.100 140 120

Trường ĐH Quy Nhơn 2.500 300 240

Trường ĐHBK-ĐHQG TPHCM 3.950 500 400

Trường ĐH Giao thông vận tải (Cơ sở phía Nam) 1.500 200 160

Tổng 20.000 2.500 1.750

82

ngành khác nhau hay không, nhóm ngành nào có chỉ số khởi nghiệp cao nhất, để từ đó đề xuất các giải pháp khuyến khích ý định khởi nghiệp theo nhóm ngành nhỏ một cách hiệu quả hơn.

Bảng 4.7: Cỡ mẫu và cơ cấu lấy mẫu tại Trường ĐHBK HN

(Nguồn: NCS đề xuất trên cơ sở số liệu tuyển sinh theo nhóm ngành ĐHBK HN, 2016) Lý do đề xuất lấy mẫu theo nhóm ngành tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vì theo kết quả nghiên cứu của [156] tại Viện Kỹ thuật Massachusetts - Hoa Kỳ, sinh viên khối ngành công nghệ thông tin có ý định khởi nghiệp cao hơn so với các nhóm ngành khác, ở mức 47% so với 35% tương ứng với ngành Tư vấn, 12% cho ngành Thiết kế sản phẩm, 0% ngành công nghệ sinh học và 6% đối với các ngành học khác (Hình 4.4). Ở Việt Nam, trong số khoảng 1.500 doanh nghiệp Startup thì doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác [12]. Bên cạnh đó, qua trao đổi với một số giáo viên giảng dạy khởi nghiệp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật tại ĐHBK HN và một số chyên gia về khởi nghiệp cho sinh viên, nghiên cứu sinh nhận thấy các giảng viên và chuyên gia đều ủng hộ quan điểm có sự khác biệt rõ rệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc các khối ngành học khác nhau. Theo đó, các chuyên gia nhận định sinh viên thuộc khối ngành công nghệ thông tin, tự động hoá, điện tử viễn thông dường như có ham muốn khởi nghiệp cao. Lý do được các chuyên gia dự đoán là do đặc thù ngành, những đầu tư cho cơ sở vật chất ban đầu của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nhóm ngành này tương đối thấp so với những ngành khác như cơ khí, công nghệ sinh học, môi trường.

Nhóm ngành SL TS Phát đi Kỳ vọng thu về

CNTT, TT, Điện, Điện tử và Tự động hóa 2.060 255 180

Cơ khí, Cơ khí chế tạo và KH Vật Liệu 1.670 210 170

Lý, Hóa, Sinh và Môi trường 1.110 140 120

Ngành khác 1.160 145 130

Tổng 6.000 750 600

83

Hình 4.4: Ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ (Nguồn: Lu¨thje & Franke, 2003)[156]

Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua phát phiếu điều tra trực tiếp (Phụ lục 1) đến các đối tượng điều tra với sự hỗ trợ của giảng viên tại các trường được lựa chọn hoặc gửi đường link khảo sát qua googledoc tới sinh viên. Các lớp điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách các lớp sinh viên hai năm cuối tại các trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)