Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM

4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

4.1.3 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Giá trị mong đợi của cá nhân (EXP - Expected Values) là mong muốn của cá nhân về những khả năng họ có thể thực hiện được một việc hay hành động nào đó [145]. Giá trị mong đợi là một biến tâm lý thể hiện cảm nhận về khả năng và mong muốn của cá nhân trước những công việc hay hành động có tính quan trọng. Giá trị mong đợi có ảnh hưởng tới thái độ với những hành động.

Người có giá trị mong muốn cá nhân lớn thường có thái độ tích cực với những công việc, dự định hay kế hoạch thực hiện công việc có tính quan trọng [132]. Trong nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, các nghiên cứu cho thấy mong muốn và kỳ vọng của cá nhân có tác động tới thái độ với việc khởi nghiệp. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H1: Giá trị mong đợi của cá nhân có tác động cùng chiều đến thái độ của sinh viên với việc khởi nghiệp.

69

Niềm tin về chuẩn mực xã hội (BEL - Normative Beliefs) là những khía cạnh về niềm tin cá nhân có tính chất xã hội từ những người có ảnh hưởng ([55] [132]. Niềm tin về chuẩn mực cũng là một biến về nhận thức, nó thể hiện khả năng gây tác động của các nhóm ảnh hưởng xã hội tới quyết định của các cá nhân. Niềm tin về chuẩn mực có thể bao gồm ý kiến của những người xung quanh như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp. Những công việc đòi hỏi nhiều cân nhắc như hoạt động khởi nghiệp thì những nhóm gây ảnh hưởng xung quanh có thể là những tác nhân thúc đẩy hoặc ngăn trở cá nhân thực hiện công việc. Niềm tin về chuẩn mực xã hội được kiểm chứng có ảnh hưởng tới chuẩn chủ quan của cá nhân [132]. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H2a: Niềm tin về chuẩn mựcxã hộicó tác động cùng chiều đến chuẩn chủ quan của sinh viên với việc khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, niềm tin về chuẩn mực xã hội được kiểm chứng có ảnh hưởng thuận chiều tới thái độ trong rất nhiều các nghiên cứu điển hình về xu thế hành động nói chung [188] [179]. Dó đó nghiên cứu này đưa là giả thuyết:

H2b: Niềm tin về chuẩn mực xã hội có tác động cùng chiều đến thái độ đối với việc khởi nghiệp của sinh viên.

Nhận thức về năng lực bản thân (SEF - Perceived Self Efficacy) là nhận thức về khả năng thực hiện một hoạt động nào đó. Trong lĩnh vực khởi nghiệp, các nghiên cứu [75] [187] định nghĩa nhận thức về lực của bản thân thể hiện độ mạnh mẽ của niềm tin cá nhân về khả năng thực hiện vai trò nhà khởi nghiệp. Nhận thức về năng về lực của bản thân được đánh giá thông qua khả năng thiết lập, duy trì, kiểm soát và nhận biết cơ hội [155] hay khả năng xử lý tình huống, phát triển ý tưởng [64] [136] [153]. Nhận thức về năng lực của bản thân thể hiện mức độ tự tin của một cá nhân khi thực hiện một công việc nào đó. Các nghiên cứu trong lĩnh vực khởi nghiệp cho thấy nhận thức năng về lực của bản thân có ảnh hưởng cùng chiều tới nhận thức kiểm soát hành vi [132] [153]. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H3: Nhận thức về năng lực bản thâncó tác động cùng chiều đến nhận thức kiểm soát hành vi của sinh viên với việc khởi nghiệp.

Cảm nhận về may mắn trong khởi nghiệp (LOC – Locus of Control) là quan niệm về sự may mắn, số phận của cá nhân trước các công việc có khả năng nảy sinh nhiều biến cố khó lường trước được, khó xác định trước được và có tính không chắc chắn, không ổn định hay khó dự báo được. Cảm nhận về may mắn có thể được đánh giá qua cảm nhận về khả năng thành công trong công việc, tính chủ động hay quan niệm về tính may mắn hay số phận ảnh hưởng tới kết quả [64]

[153]. Như vậy, có thể cho rằng những cá nhân có xu hướng tin tưởng vào may mắn hay số phận thay vì sự cố gắng của bản thân thường có xu hướng đánh giá thấp khả năng thực hiện thành công một công việc, đặc biệt là các công việc có tính mạo hiểm như khởi nghiệp kinh doanh [230]

[218]. Xu hướng cho thấy cảm nhận về may mắn có tác độngkhông cùng chiều tới nhận thức kiểm soát hành vi khởi nghiệp [171]. Do đó nghiên cứu này đưa thêm giả thuyết:

H4: Cảm nhận về may mắn có tác động ngược chiều đến nhận thức kiểm soát hành vi khởi nghiệp của sinh viên.

Thái độ (ATT - Attitude Toward the Act) là quan điểm cá nhân về một hoạt động nào đó như cảm nhận về tính hứng thú với công việc, kế hoạch, tính sẵn sàng tham gia hay quan niệm tích cực với hoạt động . Đối với hoạt động khởi nghiệp, thái độ với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên cũng có thể được hiểu là cảm nhận về tính tích cực hay động lực sẵn sàng tham gia khởi nghiệp khi có cơ hội [132] [108]. Thái độ tích cực với hoạt động khởi nghiệp còn thể hiện ở quan điểm mong muốn tự mở một doanh nghiệp và tự làm chủ hơn so với đi làm công cho doanh nghiệp

70

[211]. Các nghiên cứu cho thấy thái độ với hoạt động khởi nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định khởi nghiệp [132] [82] [64][155]. Hay nói cách khác những cá nhân có thái độ tích cực với việc khởi nghiệp có xu hướng định hình ý định khởi nghiệp mạnh mẽ hơn những người có ít hứng thú với hoạt động khởi nghiệp [109]. Vai trò của nhân tố quan điểm nói chung hay quan điểm đối với việc khởi sự trong việc lý giải khát khao khởi nghiệp đã được nhìn nhận và kiểm nghiệm thực tế qua rất nhiều các nghiên cứu đương đại như [64] [93] [132]. Gần đây, nghiên cứu [194] đã liệt kê rất nhiều những nghiên cứu áp dụng TPB trong đo lường ý định khởi nghiệp và kết luận nhân tố thái độ đối với việc khởi nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất tới ý định khởi nghiệp (Bảng 4.2).

Bảng 4.2 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp áp dụng TPB & kết quả Nguồn Khách thể NC Địa điểm NC Kết quả NC

Kolvereid (1996) [140] Sinh viên Đan Mạch Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi có tác

động Tkachev & Kolvereid

(1999) [215] Sinh viên Nga

Autio & cộng sự

(2001) [64] Sinh viên Hà Lan, Thuỵ

Sỹ, Mỹ, Anh Nhận thức kiểm soát hành vi tác động nhiều nhất

Kennedy & cộng sự

(2003) [133] Sinh viên Áo Thái độ tác động nhiều nhất Audet (2004) [63] Sinh viên Canada Ý định khởi nghiệp thay đổi theo

thời gian Boissin & cộng sự

(2009) [72] Sinh viên Pháp Thái độ tác động duy nhất (Nguồn: Sahut & cộng sự, 2015) [194]

Nghiên cứu của Draghici và cộng sự dựa trên số liệu của GEM đã khẳng định sự thất bại của Liên minh Châu Âu trong việc thực hiện “Lisbon strategy” (chiến dịch biến Châu Âu thành liên minh kinh tế tri thức dựa trên nền tảng phát huy nghiệp) là do các nhà hoạch định chính sách đã không chú trọng tới việc thúc đẩy thái độ tích cực với hoạt động khởi nghiệp của các cá nhân trong xã hội [95] . Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H5: Thái độ với việc khởi nghiệp có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Chuẩn chủ quan (SUB - Subjective Norms) là những quan niệm của cá nhân có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện một hành động nào đó [132]. Trong lĩnh vực nghiên cứu về khởi nghiệp, chuẩn chủ quan thể hiện quan niệm mà những người quan trọng đối với một cá nhân (“reference group” như gia đình, bạn bè thân, những người có ảnh hưởng lớn) suy nghĩ về việc trở thành một doanh nhân và hoạt động khởi nghiệp có giá trị và lợi ích như thế nào [62]. Chuẩn chủ quan cũng là một biến nhận thức thể hiện cảm nhận về tính chủ động trong cộng đồng, những cơ hội để thực hiện công việc hay sự hiểu biết về hoạt động, phương tiện hỗ trợ hoạt động mà cá nhân có thể nhận biết [64]. Các nghiên cứu cho thấy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định khởi

71

nghiệp [132] [64] [153]. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng giữa hai cặp biến này ra sao lại phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của cá nhân với những chuẩn mực niền tin trong cộng đồng hay nói cách khác chính là đặc điểm về văn hoá của cộng đồng mà cá nhân tồn tại, ví dụ như văn hoá coi trọng cá nhân hay coi trọng tập thể, đặc điểm tính cách của cá nhân [62]. Việt Nam cũng giống như một số quốc gia Đông Nam Á với hệ tư tưởng nho giáo, con cái luôn coi trọng ý kiến của bố mẹ, và đặc điểm văn hoá tập thể ở Việt Nam cho thấy mỗi cá nhân luôn xem xét ý kiến của những người xung quanh trước khi hành động , đặc biệt đối với hoạt động khởi nghiệp là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ trong xã hội Việt Nam [175]. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H6a: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Thêm nữa, nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh, chuẩn chủ quan còn có tác động trực tiếp tới nhận thức kiểm soát hành vi của mỗi cá nhân, và mang mối quan hệ cùng chiều [129]

[121] bởi sự động viên, khuyến khích và ủng hộ của gia đình, xã hội cũng như nhận thức về việc được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng sẽ mang lại sự tự tin cao hơn về năng lực bản thân cho mỗi cá nhân. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H6b: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến nhận thức kiểm soát hành vi của sinh viên.

Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC - Perceived Behavioural Control) thể hiện niềm tin và sự tự tin của cá nhân về khả năng thực hiện một hoạt động [56]. Trong bối cảnh các hoạt động khởi nghiệp, nhận thức kiểm soát hành vi có thể được xem là cảm nhận về khả năng trở thành hiện thực hay thành công của một hoạt động khởi nghiệp [154] [153]. Nhận thức kiểm soát hành vi có thể được đánh giá qua cảm nhận của cá nhân về khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp khi khởi nghiệp, khả năng thành công khi kinh doanh, những kiến thức, kinh nghiệm cá nhân hay khả năng tiếp cận thông tin để làm cho việc khởi nghiệp trở nên khả thi. Các nghiên cứu cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp, bởi cảm nhận về tính khả thi cao là một nhân tố thúc đẩy mong muốn và quyết tâm khởi nghiệp của cá nhân [154] [153] [153].

Ngay chính cha đẻ của TPB cũng khẳng định việc đưa thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình đã cải thiện đáng kể kết quả dự đoán ý định với kết luận các nghiên cứu áp dụng TPB đều cho thấy nhân tố này đóng góp nhiều tới việc dự đoán hành vi với hệ số hồi quy lớn [56]. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H7: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Những yếu tố đặc trưng nhân khẩu học (Demographic Charactoristics) như giới tính, khu vực sinh sống, nghề nghiệp của bố mẹ, kinh nghiệm đi làm thêm, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng có ảnh hưởng tới quá trình nhận thức của sinh viên đối với hoạt động khởi nghiệp.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nam có lợi thế nhiều hơn nữ trong khuynh hướng khởi nghiệp [160] và khởi nghiệp là lĩnh vực mang đậm chất nam tính [120], đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển thì đây là lĩnh vực hoạt động của phái mạnh [185] . Nghiên cứu do Delmar &

Davidsson thực hiện đưa ra số liệu các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Thuỵ Sỹ với 67% các nhà khởi nghiệp là nam giới, 5% các doanh nghiệp khởi nghiệp được điều hành bởi đồng sáng lập thuộc cả hai giới trong khi con số các nhà khởi nghiệp là nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn ở mức 18%

[90]. Mặc dù trong thập kỷ vừa qua, các quốc gia phương Tây đã chứng kiến xu thế mới về sự gia tăng số lượng các công ty khởi nghiệp do giới nữ thành lập nhưng báo cáo ở Hoa Kỳ của các nhóm tác giả vẫn cho thấy phái mạnh có xu hướng khởi sự kinh doanh cao gấp hai lần so với phái yếu [191].

Các yếu tố nhân khẩu học còn phải kể tới kinh nghiệm đi làm thêm trong doanh nghiệp hay những kinh nghiệm về khởi nghiệp của mỗi cá nhân. Theo nghiên cứu của Kent và cộng sự kinh

72

nghiệm đi làm thêm khi đang ngồi trên ghế nhà trường có tầm quan trọng trong việc hình thành ý định khởi nghiệp [133]. Bên cạnh đó, truyền thống kinh doanh của gia đình quyết định nhiều tới ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu của nhóm Feldman khẳng định doanh nhân thường có xuất thân từ gia đình mà bố mẹ là chủ doanh nghiệp [107]. Nghiên cứu do Delmar & Davidsson thực hiện cũng cho thấy trung bình 40% khởi nghiệp gia ở Thuỵ Sỹ có cha mẹ thành lập doanh nghiệp. Con số này ở Anh là 47% theo một khảo sát 600 cá nhân của nhóm tác giả [90]. Hisrich & Brush khảo sát 468 nữ chủ doanh nghiệp và nhận thấy phần lớn trong số họ đều có bố là chủ doanh nghiệp [116]. Lý giải cho vấn đề trên, ngay từ rất sớm, Shapero & Sokol đã lập luận rằng bố mẹ trong gia đình có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành mong muốn và xây dựng niềm tin của con cái về khả năng khởi nghiệp thành công [193]. Cũng chính vì lý do đó mà Scott & Twomey nhận thấy những đối tượng khảo sát có cha mẹ làm chủ doanh nghiệp có ý định khởi nghiệp cao hơn so với các đối tượng khảo sát có cha mẹ làm việc trong các doanh nghiệp lớn [199].

Ngoài ra, yếu tố địa lý hay khu vực mà cá nhân sinh sống (Regional factor) như ở vùng miền nào, thuộc vùng thành phố hay nông thôn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ý định khởi nghiệp. Vùng đô thị thường có đặc điểm là tồn tại nhiều cơ hội thị trường và khả năng tiếp cận với các nguồn lực dồi dào hơn sẽ dẫn tới ý định khởi nghiệp của cá nhân sinh ra ở thành phố cao hơn so với vùng nông thôn [164]. Nghiên cứu của Mark và hai tác giả Armingto & Acs, chứng minh ba đặc điểm ở khu vực thành phố tạo điều kiện thuận lợi nảy sinh ý định khởi nghiệp cho cư dân bao gồm: thị trường lao động lớn, chi phí thấp cộng với các giao dịch ngoài tiền đa dạng và sự lan toả kinh nghiệm cũng như kiến thức khởi nghiệp cao [158] [61]. Nghiên cứu của Bruton & cộng sự cũng khẳng định mức độ diễn ra các hành vi khởi nghiệp là khác nhau giữa các quốc gia và thậm chí là giữa các vùng miền khác nhau trên cùng một quốc gia [78]. Những bàn luận ở trên thể hiện các yếu tố về nhân khẩu học như giới tính, truyền thống gia đình làm kinh doanh, những kinh nghiệm cá nhân về khởi nghiệp, khu vực sinh sống có quan hệ mật thiết tới ý định khởi nghiệp của sinh viên [120] [181].

Bên cạnh đó, khởi nghiệp luôn gắn liền với đổi mới sáng tạo. Sáng tạo được tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu khoa học. Sinh viên muốn khởi nghiệp thì phải nghiên cứu khoa học [39]. Do vậy sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học thường có xu hướng thành lập doanh nghiệp mới cao hơn so với các đối tượng khác.

Bởi vậy, nghiên cứu này đưa ra các giả thuyết:

H8: Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (trong mô hình) tới ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên có đặc trưng nhân khẩu khác nhau.

Chương trình đào tạo khởi nghiệp (entrepreneurship education programs) là những khóa học về khởi nghiệp, các cuộc thi sáng tạo trong việc tạo lập doanh nghiệp, các chương trình ngoại khoá về khởi nghiệp hay các hội thảo hội nghị, các buổi thảo luận, các câu lạc bộ khởi nghiệp cho sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân, nâng cao sự nhận biết và các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho hoạt động khởi nghiệp do các trường đại học tổ chức [181]. Rất nhiều các học giả đã khẳng định tầm quan trọng của các chương trình đào tạo về khởi nghiệp trong việc gây dựng văn hoá khởi nghiệp trong giới trẻ như [152] [89]. Thậm chí, nghiên cứu của Fayolle & Gailly còn cho rằng các chương trình đạo tạo chuyên sâu về vấn đề khởi nghiệp đóng vai trò như một chất xúc tác khơi dậy ý định khởi nghiệp ở những người trẻ tuổi [106].

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh khởi nghiệp có thể được giảng dạy, hay ít nhất có thể được thúc đẩy thông qua chương trình đào tạo khởi nghiệp [84] [114] [111]. Không chỉ có tầm ảnh hưởng tới các sinh viên chuyên ngành kinh tế học, các chương trình đào tạo khởi

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)