Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp

Rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản gắn liền với đặc điểm của khoản cho vay:

a. Rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thường cao hơn so với trong cho vay ngắn hạn

Xét về thời gian và mục đích vay vốn: Nếu nhƣ Cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thường để đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản cố định để đổi mới thiết bị hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, thời gian vay và hoàn vốn kéo dài với những kế hoạch kinh doanh dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Còn đối với cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động luân chuyển trong thời gian ngắn và thời gian cho vay, thu hồi vốn ngắn hạn.

Về nguồn trả nợ: Đối với cho vay ngắn hạn, ngân hàng có thể nhìn thấy tương đối rõ ràng nguồn trả nợ của khách hàng vay, hiệu quả vay vốn phương án vay vốn ngắn hạn cụ thể rỏ ràng.

Còn với cho vay trung dài hạn, nguồn trả nợ là thu nhập dự kiến đƣợc tạo ra trong thời gian dài từ những tài sản hình thành từ vốn vay, nó phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động không lường trước được của các yếu tố khách quan (như môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, thiên nhiên,…) thường cao hơn khoản cho vay ngắn hạn. Do vậy rủi ro cho vay trung dài hạn thường cao hơn cho vay ngắn hạn.

Ngoài ra, vốn vay trung dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp không trả nợ các khoản vay trung dài hạn thường gắn liền với nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Do vậy, khả năng thu hồi vốn cho vay trung dài hạn của ngân hàng khi xảy ra rủi ro là rất thấp.

b. Tổn thất do rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thường lớn do quy mô khoản cho vay lớn.

Để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tài sản cố định, đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh nên quy mô của khoản cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thường rất lớn. Nếu một dự án đầu tư hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thị trường không đảm bảo, nguồn nguyên liệu khan hiếm, thiết bị ngày càng lạc hậu, xuống cấp …ngân hàng khó bán đƣợc phần tà sản đầu tƣ với vốn đầu tƣ ban đầu, dẫn đến thất thoát trong đầu tƣ cho vay. Do vậy, nếu xảy ra rủi ro tín dụng thì sẽ gây tổn thất lớn đối với ngân hàng.

c. Công tác thẩm định các khoản cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian, công sức và hồ sơ thủ tục nhiều hơn so với cho vay cá nhân.

Thẩm định Cho vay doanh nghiệp và cho vay cá nhân là khác nhau.

Thẩm định cho vay doanh nghiệp thường có thông tin đầy đủ và chuẩn mực hơn cho vay cá nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của

mình. điều này đòi hỏi trong thẩm định cần thu thập đầy đủ các thông tin, hồ sơ pháp lý, bao gồm: Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (Giấy đăng ký kinh doanh, Mã số thuế, Điều lệ công ty, Chứng nhận đăng kí mẫu dấu,…), Hồ sơ tài chính (Báo cáo tài chính năm, Tờ khai thuế VAT; Nguồn vốn góp của các thành viên công ty….), Hồ sơ khác (Đơn thuê tài chính hay vay vốn kinh doanh, Danh sách tài sản cố định – bao gồm giá trị sổ sách và khấu hao, Báo giá tài sản dự kiến thuê tài chính – đối với công ty cho thuê tài chính, Dự án kinh doanh – đối với vay vốn ngân hàng,…). Còn Thẩm định cho vay cá nhân thì đơn giản hơn nhiều chỉ cần yêu cầu CMND, chứng minh nguồn trả nợ và mục đích sử dụng vốn...

Tuy nhiên, để thẩm định các khoản cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng phải tìm hiểu khách hàng một các toàn diện, từ vấn đề quản lý, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh trong dài hạn, kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay,… Ngoài ra, ngân hàng còn phải xem xét các yếu tố môi trường kinh doanh trong dài hạn ảnh hưởng như thế nào tới kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay hoặc kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm đƣợc những việc này, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải tìm hiểu sâu, chi tiết về doanh nghiệp và có những phân tích, dự đoán về biến động môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy, Công tác thẩm định các khoản cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian, công sức và hồ sơ thủ tục nhiều hơn so với cho vay cá nhân.

d. Tương quan đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời là rõ ràng.

Về cơ bản, khoản đầu tƣ có kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng lớn, do vậy lãi suất cho vay cũng phải cao đủ để có thể bù đắp rủi ro. Lãi suất cao với thời hạn cho vay kéo dài nên khả năng sinh lời của các khoản cho vay trung dài hạn này rất lớn. Vì thế lãi suất cho vay trung dài hạn thường cao hơn lãi suất

cho vay ngắn hạn. Lãi suất cho vay có thể đƣợc tính theo lãi suất cố định hoặc lãi suất biến đổi.

Trong cho vay trung dài hạn, phần lớn các ngân hàng sử dụng lãi suất biến đổi để tránh rủi ro cho ngân hàng và người vay khi lãi suất trên thị trường biến động. Còn lãi suất cho vay ngắn hạn thường là lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất cho vay Trung dài hạn. Do vậy, ngân hàng dù nhìn thấy rủi ro cao nhƣng vẫn chấp nhận do khả năng sinh lời lớn trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)