CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VCB QUẢNG BÌNH
3.2.1 Thực hiện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra đôi với
Mặc dù đã có một quy trình cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp khá hoàn chỉnh tuy nhiên VCB Quảng Bình vẫn tồn tại và lặp lại tình trạng thiếu sự kiểm tra, kiểm soát, tuân thủ đúng quy trình, dẫn đến một số rủi ro tác nghiệp, phát sinh nợ xấu, nợ nhóm 2. Vấn đề cần đặt ra cho VCB Quảng Bình trong thời gian tới là phải khắc phục, sửa chữa những hạn chế đó. Cụ thể VCB Quảng Bình cần phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ ở các giai đoạn sau:
Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng
Để đạt đƣợc mục đích vay vốn thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tô vẽ không đúng với tình hình hoạt động kinh doanh của mình. VCB Quảng Bình cần phải tìm hiểu thông tin từ nhiều phía khác nhau để nhận biết doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn hay không. Bên cạnh nguồn thông tin từ hồ sơ khách hàng gửi đến, từ phỏng vấn khách hàng, thông tin CIC, cán bộ tín dụng
cũng cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin nhƣ: phỏng vấn các thành viên trong doanh nghiệp; lấy thông tin từ các đối tƣợng liên quan đến doanh nghiệp (khách hàng của doanh nghiệp, các nhà cung cấp nguyên vật liệu…). Không chỉ vậy, cán bộ cũng cần có những xác minh thực tế về máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho, tình hình sản xuất, kinh doanh, mối quan hệ giữa chủ và nhân viên…Ngoài ra cán bộ tín dụng cũng nên tiếp cận với các nguồn thông tin từ báo chí, internet, tập san chuyên ngành… để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực phát sinh tín dụng.
Cán bộ tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có đƣợc nhận định chính xác về khách hàng vay,phân tích doanh nghiệp dựa trên những tiêu chí năng lực pháp lý, khả năng quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của DN,…
Một rủi ro khác có thể xảy ra ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố tình đƣa ra nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng với mục đích thông qua nhanh hợp đồng tín dụng để đảm bảo doanh số cho vay của cán bộ tín dụng. Do đó, cần có sự giám sát của lãnh đạo phòng trong việc thực hiện kiểm tra hò sơ thông tin khách hàng. Đối với những dự án lớn, phức tạp có thể giao 1 nhóm cán bộ tín dụng (2-3 cán bộ) để thực hiện thu thập thông tin chính xác, kịp thời nhằm hoàn thiện hồ sơ hồ sơ thông tin khách hàng đầy đủ tính pháp lý, độ tin cậy cao để trình cấp thẩm quyền quyết định thẩm định đầu tƣ cho vay.
Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ
Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ thẩm định cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ
hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tƣ vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Do đó, việc kiểm soát vốn tự có để chứng minh năng lực của chủ đầu tư tham gia đầu tư, VCB Quảng Bình cần thực hiện việc tăng cường đưa các điều kiện trong thẩm định giải ngân cho vay nhƣ: Phong tỏa tài khoản nguồn vốn tự có đầu tư tại ngân hàng; Giải ngân các hàng mục bằng vốn tự có trước vốn vay; chứng từ chứng minh đầy đủ, hợp lệ , hợp pháp.
Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh,… và nên đƣợc thực hiện dựa trên các chỉ tiêu nhƣ: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán. Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chƣa thẩm định đƣợc nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ.
Thẩm định dự án, phương án kinh doanh đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trong công tác thẩm định cần tái thẩm định hiệu quả của dự án, phương án để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án, phương án sau được tốt hơn.
Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay
Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của
khoản vay không xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn đƣợc thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:
- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.
- Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu. Thường xuyên xem xét các khoản vay, kiểm tra lại các điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, sự thay đổi hạn mức tín dụng của khách hàng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, các điều kiện giải ngân, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp do đặc thù kinh doanh: thu mua nông sản, trả lương công nhân, điện, nước, vật tư nhỏ lẻ,… đối với vật liệu chính yêu cầu khách hàng chuyển khoản trả thẳng cho nhà cung cấp là người thụ hưởng.
- Ngân hàng phải kiểm soát, quản lý đƣợc nguồn doanh thu của khách hàng. Bên cạnh việc kiểm tra sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng vận động đối tác mua bán mở tài khoản tại VCB Quảng Bình, không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng cũng nên kiểm soát tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, tránh trường hợp tiền thanh toán về nhưng doanh nghiệp không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả nợ. Thường xuyên
tiến hành những hoạt động kiểm tra định kì báo cáo tài chính của khách hàng và hàng tháng nên kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất của khách hàng.
- So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.
- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiệm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình để có thể cảm nhận được môi trường, hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.
- Phải có kế hoạch định kỳ đi kiểm tra tình hình hoạt động thực tế đối với từng khách hàng vay: lần đầu tiên tối đa 20 ngày sau khi giải ngân và định kỳ tối đa là 3 tháng một lần.
- Thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng phải dựa trên số liệu thực tế và các chứng từ gốc chứng minh hợp lệ. Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho, công nợ của khách hàng,....nhằm có thể đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Đồng thời phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi phát sinh.
- Thực hiện kiểm tra đình kỳ hiện trạng và giá trị TSĐB trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ thế chấp, những mất mát, hƣ hỏng, xuống cấp… để có những
giải pháp, hướng xử lý kịp thời, nhằm tránh những rủi ro xảy ra khi xử tài sản kho thu hồi đủ nợ.
- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro tín dụng như khi khách hàng vay thường xuyên chậm trả lãi, trả gốc, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh… để có những biện pháp xử lý chủ động và kịp thời khi rủi ro tín dụng có nguy cơ xảy ra.
- Cần vấn tin CIC thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời khi rủi ro tín dụng phát sinh.