CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
3.1.1. Định hướng hoạt động hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đến năm 2024
Theo định hướng phát triển chung của VCB trong giai đoạn từ nay đến năm 2024 và hướng tới mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu trên địa bàn, trên cơ sở phát huy những thế mạnh sẵn có và khắc phục những khó khăn, hạn chế, VCB Quảng Bình đã chủ động đề ra các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2024 nhƣ sau:
*Công tác huy động vốn
Hoàn thiện, mở rộng các hình thức huy động vốn bao gồm cả tiền gửi sử dụng thẻ, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ… kết hợp với mở rộng đối tƣợng gửi tiền bên cạnh những đối tƣợng truyền thống là các DN và cá nhân có thu nhập cao trên địa bàn. Mục tiêu của Chi nhánh là nguồn vốn huy động tăng18-20% so với năm trước.
Gia tăng các nguồn vốn trung dài hạn. Thông qua một số biện pháp nhƣ
“Chứng khoán hóa” các khoản tiền gửi trung, dài hạn để người sở hữu có thể linh hoạt chuyển đổi khi cần thiết.Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp Ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn.Với hình thức này, Ngân hàng có thể phát hành thẻ tiết kiệm vô danh với thời hạn gửi tiền.Ngân hàng không phát hành đồng loạt mà thực hiện giống nhƣ các khoản tiền gửi tiết kiệm bình thường khác. Bên cạnh đó, có thể tăng cường công tác huy
động vốn qua việc phát hành các giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, trái phiếu giúp Ngân hàng chủ động cơ cấu lại nguồn vốn, tăng cường nguồn vốn trung dài hạn, nguồn có kỳ hạn dài.
*Hoạt động tín dụng
Phát huy hơn nữa các hoạt động tín dụng khác bên cạnh cho vay truyền thống nhƣ bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu, thấu chi… để nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro cho Chi nhánh.
Nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án, các khoản vay và công tác đánh giá khách hàng, quản lý tín dụng. Thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay theo đúng quy định qua đó phát hiện những rủi ro phát sinh để kịp thời đề xuất các giải pháp xử lý.
Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý tín dụng, phấn đấu tăng trưởng dư nợ và đầu tư đối với nền kinh tế tăng 18- 20% so với năm trước, vốn tự có trên tổng tài sản có trên 8%, khả năng sinh lời (ROE) 12-14%, tỷ lệ nợ nhóm 3,4 và 5 dưới 3% tổng dư nợ. VCB có nhiều cơ hội, điều kiện để mở rộng thị trường, phát triển và đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng hơn, tiện ích hơn, hoạt động an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Đối với Chi nhánh Quảng Bình, phát triển tín dụng hiệu quả - an toàn - bền vững là định hướng tín dụng trọng tâm, xuyên suốt của Chi nhánh Quảng Bình trong giai đoạn từ 2015-2020. Tăng trưởng tín dụng tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất khẩu, sản xuất nhập khẩu ổn định và ngành dịch vụ, gắn chặt với chất lượng tín dụng với tăng trưởng nguồn vốn và phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác. Tăng trưởng tín dụng gắn chặt chấn chỉnh, nâng cao chất lƣợng cán bộ, chất lƣợng khách hàng, chất lƣợng kiểm tra, chất lƣợng điều hành, chất lƣợng phục vụ.
Vốn tín dụng đến năm 2020 dự kiến 5.000 nghìn tỷ đồng thực sự góp phần phát triển kinh tế, tăng đầu tƣ vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu có hiệu quả, các ngành kinh tế có rủi ro thấp, khả năng phát triển trong tương lai, không phân biệt thành phần kinh tế đáp ứng đủ nhu cầu vốn.
Chính sách tín dụng tập trung đầu tƣ cho vay theo chiều sâu, cho vay vốn trung dài hạn các doanh nghiệp đầu tƣ mới, cải tiến kỹ thuật đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất và chất lƣợng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng có tiềm năng phát triển, tiếp thị và mở rộng việc cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đến các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thuộc các ngành như: nông, lâm, thủy, hải sản, lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, cao su, may mặc gắn liền với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, quan hệ toàn diện và đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng của VCB; Đầu tƣ vào các doanh nghiệp lớn, có hiệu quả, giữ thị phần trong nền kinh tế, gắn cho vay với việc nhập khẩu hàng hóa, tạo thêm nguồn thu dịch vụ thuộc các ngành hàng nhƣ: xăng dầu, phân bón, sắt thép, hóa chất, sản xuất phân bón, điện lực, xi măng, bưu chính viễn thông, khách sạn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp.
Chi nhánh Quảng Bình thực hiện cơ cấu dƣ nợ các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, trong đó tiếp tục rút dƣ nợ của các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng ngành hàng không có khả năng cạnh tranh hội nhập, cũng nhƣ không có khả năng phát triển trong tương lai.
* Nâng cao uy tín của Chi nhánh
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp. Nhân viên NH thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, thái độ lịch sự, hướng dẫn nhiệt tình, vui vẻ, thể hiện phong cách giao tiếp hiện đại theo nét văn hóa riêng có của Vietcombank.
Thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi trường hợp
không đƣợc phép thất chi, hoãn chi với khách hàng vì lý do thiếu tiền. Bên cạnh đó phải thực hiện khâu thanh toán nhanh chóng, chính xác thông qua áp dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch: nhƣ máy đếm tiền, máy rút tiền tự động, máy soi tiền… tham gia các kênh thanh toán trong và ngoài địa bàn để đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho khách hàng.
Tiếp tục cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, xây dựng phòng giao dịch, phòng làm việc khang trang, hiện đại với đầy đủ các phần mềm tiện ích phục vụ tốt nhất hoạt động của Chi nhánh.