CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VCB
Thứ nhất: Hỗ trợ Chi nhánh trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ: Kế hoạch tuyển dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng khó khăn trước yêu cầu mở rộng mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh.
Trong thời gian tới Chi nhánh có kế hoạch phát triển mạng lưới, nâng cấp các phòng giao dịch. Do vậy VCB cần tính toán lại định biên lao động cho Chi nhánh và có các chính sách trong công tác tuyển dụng nhân sự để Chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực Ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực phân tích, đánh giá, tình chịu trách nhiệm rất cao và luôn
có cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp.
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Định kỳ, có những chương trình họp, học tập kinh nghiệm, trao đổi thực tế, hướng dẫn, tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đánh giá các doanh nghiệp và dự án của doanh nghiệp. Bổ nhiệm các chức danh khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người đủ năng lực và phẩm chất. Đồng thời, có chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ để từng nhân viên trong từng bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Thứ hai: Thiết kế thủ tục hồ sơ gọn nhẹ nhƣng phải đảm bảo đầy đủ, có tính pháp lý. Giảm thiểu thời gian xử lý tác nghiệp, thời gian thẩm định dự án, phương án đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay.
Thứ ba: Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ, công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng.thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai xót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn rủi ro đạo đức cán bộ tín dụng.
Thứ tư, trong công tác kiểm soát điều hành giao quyền cho giám đốc Chi nhánh còn hạn chế làm giảm sức cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã đƣợc nêu ra ở chương 2 và định hướng phát triển của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị tới VCB để hỗ trợ VCB Quảng trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đều phải chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong tình hình kinh tế khó khăn, số doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng, ảnh hưởng tới chất lƣợng tín dụng khi cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là vấn đề không thể tránh khỏi và cần được quan tâm sát sao, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các NHTM, và có thể dẫn đến phá sản gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Vì lý do đó, luận văn đã tìm hiểu về hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu các nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở lý luận chung đó, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình, tìm hiểu về những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Từ đó, luận văn đƣa ra các giải pháp giúp VCB Quảng Bình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn cũng kiến nghị với VCB một số giải pháp để hỗ trợ VCB Quảng Bình trong việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay TDH đối với KH doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018 của VCB Quảng Bình.
[2] Báo cáo tổng kết và triển khai nhiệm vụ các năm 2016, 2017, 2018 của VCB Quảng Bình.
[3] Hồ Diệu (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
[4] Phan Thị Thu Hà, Lê Thanh Tâm, Hoàng Đức Mạnh (2016), Bài giảng Quản trị rủi ro, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[5] Nguyễn Văn Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
[6] Phan Thu Hà (2014), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội [7] Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế
toàn cầu, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[8] Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.
[9] Học viện ngân hàng ( 2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội
[10] Hệ thống các văn bản định chế và quy định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
[11] Bùi Thị Lan (2010), Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng các nước trên thế giới,Tạp chí Ngân hàng số 6/2010.
[12] Luật số 47/2010/QH12 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 ở Việt Nam.
[13] Nguyễn Thị Mùi (2014), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội
[14] Đinh Văn Thanh, Nguyễn Văn Dũng (2014), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, NXB Tƣ Pháp Hà Nội.
[15] Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao động - Xã hội.